Những bí mật của liệu pháp "trị bệnh bằng kim"
Châm cứu là một phương pháp trị bệnh độc đáo đặc biệt từ thời Trung Hoa xưa, có thể giúp lưu thông kinh lạc, điều hòa âm dương, hỗ trợ loại bỏ tà khí.

Sự ra đời các phương pháp chữa bệnh ở Phương Đông là do hoàn cảnh và điều kiện sống của con người. Ngoài ngoại thương ra, tất cả các bệnh thuộc nội thương, ngoại cảm, thường được dùng châm, cứu, chích rạch, uống thuốc và khí công, xoa bóp... Người xưa tập hợp các cách chữa đó, mỗi cách đều có chỗ dùng phù hợp, tạo thành một kho tàng bí quyết phòng – trị bệnh vừa cổ xưa vừa mới mẻ. Cho đến tận ngày nay, rất nhiều phương pháp vẫn đang song hành cùng y học hiện đại để nâng cao sức khỏe hoặc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật cho con người.Cũng như các phương pháp điều trị của Đông y khác như xoa bóp, cắt lễ , bấm huyệt… châm cứu lấy ''điều hoà âm dương'', '''bổ tả hư thực''' làm nguyên tắc căn bản. Thời cổ xưa, con người chưa có phương pháp và kỹ thuật trị liệu một cách hệ thống, mà dùng ngón tay, cành cây, mảnh trúc hoặc miếng đá ấn hoặc gõ vào nhưng bộ phận trên cơ thể của bệnh nhân, những vùng đang chịu sự đau đớn, để làm giảm đi những cơn đau nhất thời rất hữu hiệu.

Châm cứu, bấm huyệt là những phương pháp chữa bệnh đơn giản, nhưng có công hiệu rất lớn trong phòng và chữa một số loại bệnh, tuy nhiên, nó lại trở thành con dao hai lưỡi nếu bị lạm dụng.
Châm cứu thường được dùng để điều trị các bệnh cấp và mãn tính như: Thần kinh (liệt dây VII ngoại biên (thường do nhiễm lạnh đột ngột), đau dây V và các dây thần kinh ngoại biên khác, máy mắt, sụp và mỏi mi mắt, liệt nửa người, đau thần kinh tọa, và nhiều chứng đau khác); Cơ xương khớp (giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, đau do thoái hóa cột sống cổ, lưng); Tuần hoàn (huyết áp cao, thấp, rối loạn thần kinh tim..); Tiêu hóa (các bệnh về dạ dày, ruột); Sinh dục (các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh); Tiết niệu (tiểu dầm, tiểu bí)…Những người không nên châm cứu, bấm huyệt: Những người cơ địa yếu, không thích nghi được; Những người có thể trạng yếu, suy kiệt, châm cứu dễ bị sốc; Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường…Mặc dù châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị một số loại bệnh, nhưng nếu không cẩn thận dễ gây ra những rủi ro nguy hiểm. Nếu bác sĩ châm cứu thẳng vào dây thần kinh, có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ… Khi châm kim, nếu người bệnh có cảm giác rất buốt, bác sĩ cần phải rút kim ra ngay lập tức. Bởi nếu châm sai huyệt, châm vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể gây tử vong. Do đó, để châm cứu chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh chỉ nên đến bệnh viện, viện châm cứu đã được xác nhận của Bộ Y tế.
