Những bức ảnh hiếm thấy về cuộc sống tại Triều Tiên
Điều đặc biệt là những bức ảnh này được chụp từ ống kính của một phóng viên ảnh phương Tây
Giữa tháng trước, hãng tin AP đã trở thành hãng thông tấn phương Tây đầu tiên được phép mở văn phòng tại Triều Tiên. Đây là kết quả sau gần một năm thương lượng với Triều Tiên về việc mở văn phòng tin tức đầy đủ tại nước này.
Điều đáng chú ý là, AP được phép mở rộng hoạt động tại Triều Tiên, mặc dù không có quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ. Kế hoạch này, theo AP, lẽ ra được thực hiện từ tháng 12 năm ngoái, nhưng bị trễ do sự kiện Chủ tịch Kim Jong-il qua đời.
AP cho biết, văn phòng đại diện của họ tại thủ đô Bình Nhưỡng gồm có một phóng viên và một nhiếp ảnh viên. Cả hai đều là người Triều Tiên. Họ sẽ chịu sự quản lý của hai người Mỹ thường xuyên đi lại Bình Nhưỡng.
Thông tấn xã KCNA của Triều Tiên tuyên bố, hãng tin AP cam kết sẽ tường thuật các tin tức về Triều Tiên một cách công bằng, chính xác. Còn theo lãnh đạo AP, hãng sẽ tuân thủ tiêu chuẩn và hoạt động tương tự như các văn phòng khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi có văn phòng ở Bình Nhưỡng, phóng viên AP đã nhiều lần tới quốc gia châu Á này. Những bức ảnh do phóng viên AP chụp được cho thấy một đất nước Triều Tiên thanh bình. Dưới đây là một chùm ảnh đáng chú ý như vậy.
Chùm ảnh này do phóng viên ảnh David Guttenfeder của AP thực hiện. Mặc dù chưa thể hiện được toàn cảnh đất nước Triều Tiên, nhưng chùm ảnh đã cung cấp một cái nhìn khác sáng sủa về quốc gia luôn bị truyền thông phương Tây coi là bí ẩn này.
Trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng
Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường vắng vẻ
Một con đường ở Bình Nhưỡng
Một màn trình diễn của các em gái nhỏ
Một nhóm người đi trên đường phố thủ đô
Trên một toa tàu điện ngầm
Phía trước tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành
Một màn đồng diễn thể thao sôi động
Nơi đọc báo chung
Một dự án xây dựng còn dang dở
Một cổng chào trên xa lộ
Nhà ga tàu điện ngầm
Bể bơi trong khuôn viên trường Đại học Kim Nhật Thành
Một cây cầu dành cho tàu hỏa ở bắc Bình Nhưỡng
Ngoại ô phía nam Bình Nhưỡng
Đạp xe về nhà sau một ngày làm việc
Trở lại trung tâm thủ đô
Điều đáng chú ý là, AP được phép mở rộng hoạt động tại Triều Tiên, mặc dù không có quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ. Kế hoạch này, theo AP, lẽ ra được thực hiện từ tháng 12 năm ngoái, nhưng bị trễ do sự kiện Chủ tịch Kim Jong-il qua đời.
AP cho biết, văn phòng đại diện của họ tại thủ đô Bình Nhưỡng gồm có một phóng viên và một nhiếp ảnh viên. Cả hai đều là người Triều Tiên. Họ sẽ chịu sự quản lý của hai người Mỹ thường xuyên đi lại Bình Nhưỡng.
Thông tấn xã KCNA của Triều Tiên tuyên bố, hãng tin AP cam kết sẽ tường thuật các tin tức về Triều Tiên một cách công bằng, chính xác. Còn theo lãnh đạo AP, hãng sẽ tuân thủ tiêu chuẩn và hoạt động tương tự như các văn phòng khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi có văn phòng ở Bình Nhưỡng, phóng viên AP đã nhiều lần tới quốc gia châu Á này. Những bức ảnh do phóng viên AP chụp được cho thấy một đất nước Triều Tiên thanh bình. Dưới đây là một chùm ảnh đáng chú ý như vậy.
Chùm ảnh này do phóng viên ảnh David Guttenfeder của AP thực hiện. Mặc dù chưa thể hiện được toàn cảnh đất nước Triều Tiên, nhưng chùm ảnh đã cung cấp một cái nhìn khác sáng sủa về quốc gia luôn bị truyền thông phương Tây coi là bí ẩn này.
Trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng
Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường vắng vẻ
Một con đường ở Bình Nhưỡng
Một màn trình diễn của các em gái nhỏ
Một nhóm người đi trên đường phố thủ đô
Trên một toa tàu điện ngầm
Phía trước tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành
Một màn đồng diễn thể thao sôi động
Nơi đọc báo chung
Một dự án xây dựng còn dang dở
Một cổng chào trên xa lộ
Nhà ga tàu điện ngầm
Bể bơi trong khuôn viên trường Đại học Kim Nhật Thành
Một cây cầu dành cho tàu hỏa ở bắc Bình Nhưỡng
Ngoại ô phía nam Bình Nhưỡng
Đạp xe về nhà sau một ngày làm việc
Trở lại trung tâm thủ đô