Những điều ít biết về hành trình phát triển của Tân Á Đại Thành
Năm 2019, Công ty Tân Á và Công ty Đại Thành, hai doanh nghiệp đang đồng sở hữu thương hiệu Tân Á Đại Thành hợp nhất thành một với mục tiêu
Năm 2019, Công ty Tân Á và Công ty Đại Thành, hai doanh nghiệp đang đồng sở hữu thương hiệu Tân Á Đại Thành hợp nhất thành một với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 doanh thu của thương hiệu này sẽ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng/năm, thị phần Bồn nước inox trên thị trường trong nước sẽ đạt trên 80%, thị phần Bình nước nóng đạt 70%.
Những mục tiêu trên được ông Nguyễn Duy Chính - Tổng giám đốc Tân Á Đại Thành tiết lộ. Đây được xem là những mục tiêu đầy tham vọng khi mà năm 2017 tổng doanh thu của thương hiệu Tân Á Đại Thành mới đạt gần 5.000 tỷ đồng, trong đó sản phẩm chủ lực là bồn nước inox chiếm 39%. Bên cạnh đó, với sự tham gia của gần 20 thương hiệu khác trên thị trường Bồn nước inox thì sân chơi của Tân Á Đại Thành sẽ ngày càng khó khăn…
Ít người biết rằng thương hiệu Tân Á Đại Thành thực chất là thuộc hai công ty khác nhau mặc dù lãnh đạo của hai Công ty này là người cùng một gia đình. Trong khi Công ty Tân Á được bán hàng thị trường phía Bắc tính từ Phú Yên trở ra thì Công ty Đại Thành bán hàng thị trường phía Nam từ Phú Yên trở vào và các tỉnh Tây Nguyên…
Và đến năm 2017 thương hiệu Tân Á Đại Thành vẫn đang giữ vị trí áp đảo trên thị trường trong nước hơn 70% thị phần và các đối thủ trong ngành vẫn xem Tân Á Đại Thành là "ông lớn" của ngành sản xuất bồn nước inox Việt Nam.
Để đến được vị thế như ngày hôm nay, cách đây 25 năm, thời kỳ mà kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang còn sơ khai, bà Nguyễn Thị Mai Phương đã có những quyết định táo bạo, có người còn xem đó là sự liều lĩnh. Đó là từ năm 1993 đến 1996 bà đã quyết định nhập khẩu máy móc và chính thức đưa Tân Á bước chân vào lĩnh vực sản xuất Bồn nước inox. Thời điểm này thị trường bồn nước inox Việt Nam đang nằm hoàn toàn trong tay các doanh nghiệp nước ngoài và nhiều người đã hoài nghi quyết định của bà.
Tuy nhiên, "một con cá lội mấy người buông câu", trước sự thành công nhanh chóng của Tân Á nhiều doanh nghiệp đã nhảy vào và đã có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chia nhau "miếng bánh" thị trường bồn nước inox. Đến nay dường như thị trường bồn nước inox đã trở nên bão hoà, nhiều doanh nghiệp phải đối diện với việc doanh thu đi ngang trong nhiều năm.
Riêng Tân Á Đại Thành vẫn giữ vững mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15% mỗi năm. Điều này được lãnh đạo Công ty lý giải bằng hai chữ "thương hiệu".
"Khi mà thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp không chỉ cần tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mà còn phải xây dựng thương hiệu mạnh. "Tài sản quý nhất trên thương trường chính là thương hiệu" và đó cũng chính là điều cốt lõi mà Tập đoàn Tân Á Đại Thành luôn xác định theo đuổi. "Doanh thu của Tân Á Đại Thành không đơn giản đến từ chất lượng sản phẩm mà còn được đem lại từ giá trị thương hiệu với 25 năm sống trong tâm trí người tiêu dùng", ông Nguyễn Duy Chính chia sẻ.
Trong cuộc đua đã có thêm nhiều đối thủ thì ai nắm được hệ thống phân phối người đó sẽ làm "bá chủ" thị trường. Nắm được quy luật này Tân Á Đại Thành đã xác định thị trường trong nước là trọng yếu và liên tục mở rộng hệ thống kinh doanh ở các địa phương.
Đến nay tân Á Đại Thành đã sở hữu tới 18 công ty con trực thuộc, 196 chi nhánh, 500 nhà phân phối cấp 1 và hơn 28.000 điểm bán hàng trong cả nước. Bên cạnh đó, còn có hệ thống 12 nhà máy quy mô lớn tại các địa phương trọng yếu của các vùng như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Đà Nẵng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và CHDCND Lào…
Hệ thống phân phối này đã đem đến cho Tân Á Đại Thành khoản doanh thu mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành phải thèm muốn. Năm 2017 doanh thu khu vực phía Bắc của thương hiệu này là 2.900 tỷ đồng và khu vực phía Nam là 1.900 tỷ đồng.
Theo dự báo, nếu năm 2019 việc sát nhập thành công hai Công ty Tân Á và Công ty Đại Thành làm một và hàng loạt dự án của thương hiệu này đi vào hoạt động doanh thu của toàn công ty sẽ đạt mức 10.000 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Mai Phương một lần nữa cho thấy sự nhạy bén của mình khi quyết định đưa thương hiệu Tân Á Đại Thành vượt ra ngoài chiếc Bồn nước inox.
Hàng loạt các sản phẩm như Bình nước nóng, Máy nước nóng năng lượng mặt trời, ống nhựa, máy lọc nước RO, sơn nội ngoại thất…lần lượt xuất hiện trong cơ cấu doanh thu và đưa Tân Á Đại Thành trở thành tập đoàn đa ngành.
Trong đó, sản phẩm Bình nước nóng thương hiệu Rossi đang chiếm lĩnh 52% thị phần trong nước với cơ cấu doanh thu bằng 25% tổng doanh thu của thương hiệu Tân Á Đại Thành.
Đặc biệt, sản phẩm Bình nước nóng Rossi đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và dự kiến khi nhà máy Tân Á Đại Thành Hà Nam đi vào hoạt động sẽ nâng công suất sản xuất Bình nước nóng lên 2 triệu sản phẩm/năm với công nghệ và máy móc thiết bị được đầu tư đồng bộ từ châu Âu.
Theo dự báo, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay dự báo đến năm 2020 sẽ có 40% dân số Việt Nam sống tại thành thị và nhu cầu sử dụng Bồn nước inox, Bình nước nóng tăng cao. Dự báo nhu cầu thị trường sẽ vào khoảng 2,5 triệu chiếc mỗi năm từ sau năm 2020 tuy nhiên nguồn cung hiện tại của các doanh nghiệp mới chỉ đạt khoảng 1,6 triệu chiếc/năm.
Như vậy dư địa thị trường còn rất lớn và với những lợi thế so sánh của mình Tân Á Đại Thành hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu chiếm lĩnh trên 80% thị phần Bồn nước inox và 70% thị phần Bình nước nóng trong nước.
Trong chặng đường 25 năm của mình, có những lúc nhiều thương hiệu khác trên thị trường Bồn nước inox tăng tốc mạnh mẽ tưởng chừng như Tân Á Đại Thành sẽ bị bỏ lại sau lưng. Có những thời điểm thị trường Bồn nước inox đã trở nên bão hoà, nhiều doanh nghiệp phải đối diện với việc doanh thu đi ngang, thậm chí là sụt giảm trong nhiều năm.
Tuy nhiên, với chiến lược đầu tư chuyên tâm vào ngành nghề chủ lực của mình nên từ khi thành lập đến nay thương hiệu Tân Á Đại Thành chưa bao giờ chịu rời "ngôi Vương" về thị phần và doanh thu của Tân Á Đại Thành vẫn giữ vững mức tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm.