Niềm tin… xách tay
Bên cạnh các sản phẩm bày bán chính thức ở shop và siêu thị, vẫn có một xu thế dùng hàng xách tay
Những bộ mỹ phẩm mang về từ Pháp. Một chiếc điện thoại di động mới ra mắt đước đưa về từ Singapore. Cái laptop rẻ bất ngờ xách về từ Mỹ hay thậm chí là vài hộp sữa trẻ con mang về từ Nhật...
Hàng xách tay có thể là bất kỳ thứ gì. Hàng về nhỏ giọt. Bán “chui lủi”. Giá không hề rẻ. Nhưng vẫn đắt hàng. Và ngay cả khi “sản phẩm chính hãng đã có mặt tại Việt Nam” thì “hàng xách tay” vẫn không ngừng “đổ bộ” vào thị trường.
Thông thường hàng xách tay được hiểu là là mỹ phẩm, trang sức, thời trang, đồ chơi, quà tặng hay hàng công nghệ… nhưng cũng có thể bao gồm cả thực phẩm hay thuốc… Không thiếu người tìm đến với hàng xách tay vì “sính ngoại”, thích “hàng độc”.
Nhưng cũng sẽ không thiếu người trả lời rằng: vì tin tưởng hơn (?!). Và giống như những đợt sóng ngầm, bên cạnh các sản phẩm bày bán chính thức ở shop và siêu thị, vẫn có một xu thế dùng hàng xách tay.
Không chỉ vì… “độc”
Không phủ nhận chuyện nhiều người tìm đến với hàng xách tay, nhất là đối với các mặt hàng như thời trang hay hàng công nghệ, là vì thích hàng độc. Với những ai kinh tế dư giả thì một bộ quần áo, một đôi giày, một chiếc laptop hay chiếc điện thoại di động… không đơn thuần là vật dụng cá nhân, mà còn chứng tỏ “đẳng cấp” của người sử dụng.
Chính vì vậy, hàng xách tay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mới, lạ, độc và sành điệu đó. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng “thổ lộ” lý do “chung thân” với hàng xách tay là vì niềm tin vào chất lượng của sản phẩm hơn là chuyện “sính ngoại” hay “ham của rẻ”.
Anh Thành – một dân “nghiền” hàng công nghệ xách tay “tiết lộ”: “hàng xách tay giá thường rẻ hơn vì không phải chịu thuế mà chất lượng lại rất tốt. Ở Việt Nam mình mua chính hãng mà nhiều khi hàng họ cũng “lởm”, “công tác” bảo hành thì rõ lắm nhiêu khê. Cùng một dòng sản phẩm nhưng nếu là hàng sản xuất trong nước với hàng “xách” về thấy khác nhau rất rõ.”
Chị Mai Hòa, một người không bao giờ mua… sữa nội và cả sữa ngoại phân phối chính hãng trên thị trường thì cho rằng: “Dùng thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến sẵn ở Việt Nam… sợ lắm! Nay xì – căng – đan này, mai xì – căng – đan kia. Toàn những chuyện “động trời”, không gây bệnh này thì cũng bệnh kia, thậm chí là cả ung thư. Ngay cả sản phẩm ngoại được nhập chính thống về Việt Nam nhiều khi cũng nhập nhèm chuyện tiêu chuẩn chất lượng, chuyện tráo hạn sử dụng… Mua sữa, thực phẩm chế biến theo đường… xách tay có vẻ an toàn hơn vì sản phẩm được sản xuất ở “chính quốc”, còn nguyên đai nguyên kiện, chỗ mua cũng toàn chỗ quen. Yên tâm hơn!”.
Nhiều bài học đắt giá
Muốn mua hàng xách tay, cũng không nhất thiết phải có dịp đi công tác, hoặc có người quen ở nước ngoài. Mua hàng xách tay hiện nay cũng không cần phải theo lời “rỉ tai” như thời gian trước. Không chỉ các cửa hàng bày bán công khai, các trang web chuyên bán hàng xách tay cũng đã mọc lên rất nhiều.
Muốn mua một mặt hàng nào đó, chỉ cần xem hình cũng như tính năng kèm theo trên mạng, sau đó gọi đến số điện thoại liên hệ trên website đó để đặt hàng. Đơn giản và vô cùng tiện lợi.
Tuy nhiên, dùng hàng xách tay thì cũng có cái lợi nhưng cũng có không ít bài học thương đau. Hàng xách tay tuy có giá rẻ hơn hàng chính hãng do không phải đóng thuế, nhưng bảo hành lại không có, nên nếu có hỏng hóc gì đột xuất cũng đành bỏ tiền túi ra sửa hoặc bó tay vì không có đồ phụ tùng phù hợp để thay thế.
Hơn thế, không phải hàng xách tay nào là hàng có xuất xứ châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản mà rất nhiều hàng được xách về từ Trung Quốc hay Campuchia hay thậm chí là từ các khu bán hàng rẻ tiền ở Hồng Kông, Bangkok trong những đợt đại hạ giá tại các thị trường này. Chính bởi vậy, không ít người tiêu dùng đã phải trả giá vì đặt niềm tin ở… ngoài biên giới.
Chưa kể đến chuyện một số người buôn hàng xách tay hám lợi, sẵn sàng mua hàng nhái, hàng "chôm" ở nước ngoài đem về Việt Nam tiêu thụ, hoặc mua đồ cũ, thay phụ kiện mới rồi bán ra.
Với những trường hợp này, giá nào bán cũng có lợi. Chất lượng thì… vô cùng. Nếu có sự cố gì khách hàng sẽ phải tự lo. Nếu “kiện” chắc chắn sẽ bị người bán “vỗ thẳng vào mặt”: “khi mua đã bảo là không có bảo hành, ai bảo cứ mua” (?!).
Mua hàng chính hãng mà gặp sự cố gì mà “kiện” còn chẳng ăn thua. Mua hàng xách tay mà có bị lừa thì thôi cũng chỉ đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi.
Vẫn là câu chuyện niềm tin
Mua hàng xách tay, với nhiều người tiêu dùng, có lẽ vẫn là một hình thức “giải tỏa tâm lý” hơn là chuyện thích hàng hiệu, hàng độc hay sính ngoại. Bởi lẽ, người tiêu dùng cũng có không thiếu gì “bài học thương đau” từ những nhà sản xuất hay kinh doanh trong nước.
Dùng hàng xách tay, dẫu biết rằng không “ích nước” mà cũng chưa chắc đã “lợi nhà” nhưng có vẻ vẫn đang là một “vũ khí tự vệ” của người tiêu dùng khi họ đang ngày càng mất niềm tin vào thị trường hàng hóa trong nước.
Câu chuyện của chị Minh Nga - một doanh nhân thành đạt không thiếu tiền để mua hàng chính hãng cũng như hàng xách tay ngoại nhập - có lẽ là một trường hợp điển hình của người tiêu dùng đang loay hoay không biết đặt niềm tin vào đâu mới đúng chỗ.
Chị kể: “Có lần mình mua một thỏi son môi ở một đại lý chính hãng hẳn hoi, giá bán cũng mấy chục đô la Mỹ nhưng chất lượng thì khác hẳn so với thỏi son mình mua ở Malaysia, chứ chưa nói đến sản phẩm cùng loại mua ở Pháp hay Mỹ. Sau đấy mình cũng “cả tin” mua một thỏi son cùng loại được rao bán là “hàng xách tay” từ Mỹ trên một trang web mua bán hàng xách tay cũng khá nổi tiếng. Vậy mà vẫn không dùng được. Từ đấy mình rút kinh nghiệm, chỉ mua mỹ phẩm mỗi khi ra nước ngoài”.
Kinh nghiệm này có vẻ như rất… đáng quý nhưng tiếc là không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài mua sắm để mà rút kinh nghiệm được như chị Nga. Đa số người tiêu dùng chỉ còn biết hi vọng vào “cái tâm” của những nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa trong nước. Bởi lẽ, khi niềm tin không còn hiện hữu trên thị trường, người thiệt đầu tiên sẽ không chỉ là người tiêu dùng.
* Tin&Dùng - chuyên mục do VnEconomy và ấn phẩm Tư vấn Tiêu&Dùng phối hợp thực hiện - hy vọng sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến của bạn đọc - người tiêu dùng về những sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp hay những vấn đề về thị trường tiêu dùng mà bạn quan tâm. Mọi thông tin xin bạn đọc gửi về địa chỉ e-mail: tinvadung@vneconomy.vn; hoặc bạn có thể sử dụng box "Ý kiến bạn đọc" ở phía dưới bài. VnEconomy xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.
Hàng xách tay có thể là bất kỳ thứ gì. Hàng về nhỏ giọt. Bán “chui lủi”. Giá không hề rẻ. Nhưng vẫn đắt hàng. Và ngay cả khi “sản phẩm chính hãng đã có mặt tại Việt Nam” thì “hàng xách tay” vẫn không ngừng “đổ bộ” vào thị trường.
Thông thường hàng xách tay được hiểu là là mỹ phẩm, trang sức, thời trang, đồ chơi, quà tặng hay hàng công nghệ… nhưng cũng có thể bao gồm cả thực phẩm hay thuốc… Không thiếu người tìm đến với hàng xách tay vì “sính ngoại”, thích “hàng độc”.
Nhưng cũng sẽ không thiếu người trả lời rằng: vì tin tưởng hơn (?!). Và giống như những đợt sóng ngầm, bên cạnh các sản phẩm bày bán chính thức ở shop và siêu thị, vẫn có một xu thế dùng hàng xách tay.
Không chỉ vì… “độc”
Không phủ nhận chuyện nhiều người tìm đến với hàng xách tay, nhất là đối với các mặt hàng như thời trang hay hàng công nghệ, là vì thích hàng độc. Với những ai kinh tế dư giả thì một bộ quần áo, một đôi giày, một chiếc laptop hay chiếc điện thoại di động… không đơn thuần là vật dụng cá nhân, mà còn chứng tỏ “đẳng cấp” của người sử dụng.
Chính vì vậy, hàng xách tay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mới, lạ, độc và sành điệu đó. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng “thổ lộ” lý do “chung thân” với hàng xách tay là vì niềm tin vào chất lượng của sản phẩm hơn là chuyện “sính ngoại” hay “ham của rẻ”.
Anh Thành – một dân “nghiền” hàng công nghệ xách tay “tiết lộ”: “hàng xách tay giá thường rẻ hơn vì không phải chịu thuế mà chất lượng lại rất tốt. Ở Việt Nam mình mua chính hãng mà nhiều khi hàng họ cũng “lởm”, “công tác” bảo hành thì rõ lắm nhiêu khê. Cùng một dòng sản phẩm nhưng nếu là hàng sản xuất trong nước với hàng “xách” về thấy khác nhau rất rõ.”
Chị Mai Hòa, một người không bao giờ mua… sữa nội và cả sữa ngoại phân phối chính hãng trên thị trường thì cho rằng: “Dùng thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến sẵn ở Việt Nam… sợ lắm! Nay xì – căng – đan này, mai xì – căng – đan kia. Toàn những chuyện “động trời”, không gây bệnh này thì cũng bệnh kia, thậm chí là cả ung thư. Ngay cả sản phẩm ngoại được nhập chính thống về Việt Nam nhiều khi cũng nhập nhèm chuyện tiêu chuẩn chất lượng, chuyện tráo hạn sử dụng… Mua sữa, thực phẩm chế biến theo đường… xách tay có vẻ an toàn hơn vì sản phẩm được sản xuất ở “chính quốc”, còn nguyên đai nguyên kiện, chỗ mua cũng toàn chỗ quen. Yên tâm hơn!”.
Nhiều bài học đắt giá
Muốn mua hàng xách tay, cũng không nhất thiết phải có dịp đi công tác, hoặc có người quen ở nước ngoài. Mua hàng xách tay hiện nay cũng không cần phải theo lời “rỉ tai” như thời gian trước. Không chỉ các cửa hàng bày bán công khai, các trang web chuyên bán hàng xách tay cũng đã mọc lên rất nhiều.
Muốn mua một mặt hàng nào đó, chỉ cần xem hình cũng như tính năng kèm theo trên mạng, sau đó gọi đến số điện thoại liên hệ trên website đó để đặt hàng. Đơn giản và vô cùng tiện lợi.
Tuy nhiên, dùng hàng xách tay thì cũng có cái lợi nhưng cũng có không ít bài học thương đau. Hàng xách tay tuy có giá rẻ hơn hàng chính hãng do không phải đóng thuế, nhưng bảo hành lại không có, nên nếu có hỏng hóc gì đột xuất cũng đành bỏ tiền túi ra sửa hoặc bó tay vì không có đồ phụ tùng phù hợp để thay thế.
Hơn thế, không phải hàng xách tay nào là hàng có xuất xứ châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản mà rất nhiều hàng được xách về từ Trung Quốc hay Campuchia hay thậm chí là từ các khu bán hàng rẻ tiền ở Hồng Kông, Bangkok trong những đợt đại hạ giá tại các thị trường này. Chính bởi vậy, không ít người tiêu dùng đã phải trả giá vì đặt niềm tin ở… ngoài biên giới.
Chưa kể đến chuyện một số người buôn hàng xách tay hám lợi, sẵn sàng mua hàng nhái, hàng "chôm" ở nước ngoài đem về Việt Nam tiêu thụ, hoặc mua đồ cũ, thay phụ kiện mới rồi bán ra.
Với những trường hợp này, giá nào bán cũng có lợi. Chất lượng thì… vô cùng. Nếu có sự cố gì khách hàng sẽ phải tự lo. Nếu “kiện” chắc chắn sẽ bị người bán “vỗ thẳng vào mặt”: “khi mua đã bảo là không có bảo hành, ai bảo cứ mua” (?!).
Mua hàng chính hãng mà gặp sự cố gì mà “kiện” còn chẳng ăn thua. Mua hàng xách tay mà có bị lừa thì thôi cũng chỉ đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi.
Vẫn là câu chuyện niềm tin
Mua hàng xách tay, với nhiều người tiêu dùng, có lẽ vẫn là một hình thức “giải tỏa tâm lý” hơn là chuyện thích hàng hiệu, hàng độc hay sính ngoại. Bởi lẽ, người tiêu dùng cũng có không thiếu gì “bài học thương đau” từ những nhà sản xuất hay kinh doanh trong nước.
Dùng hàng xách tay, dẫu biết rằng không “ích nước” mà cũng chưa chắc đã “lợi nhà” nhưng có vẻ vẫn đang là một “vũ khí tự vệ” của người tiêu dùng khi họ đang ngày càng mất niềm tin vào thị trường hàng hóa trong nước.
Câu chuyện của chị Minh Nga - một doanh nhân thành đạt không thiếu tiền để mua hàng chính hãng cũng như hàng xách tay ngoại nhập - có lẽ là một trường hợp điển hình của người tiêu dùng đang loay hoay không biết đặt niềm tin vào đâu mới đúng chỗ.
Chị kể: “Có lần mình mua một thỏi son môi ở một đại lý chính hãng hẳn hoi, giá bán cũng mấy chục đô la Mỹ nhưng chất lượng thì khác hẳn so với thỏi son mình mua ở Malaysia, chứ chưa nói đến sản phẩm cùng loại mua ở Pháp hay Mỹ. Sau đấy mình cũng “cả tin” mua một thỏi son cùng loại được rao bán là “hàng xách tay” từ Mỹ trên một trang web mua bán hàng xách tay cũng khá nổi tiếng. Vậy mà vẫn không dùng được. Từ đấy mình rút kinh nghiệm, chỉ mua mỹ phẩm mỗi khi ra nước ngoài”.
Kinh nghiệm này có vẻ như rất… đáng quý nhưng tiếc là không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài mua sắm để mà rút kinh nghiệm được như chị Nga. Đa số người tiêu dùng chỉ còn biết hi vọng vào “cái tâm” của những nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa trong nước. Bởi lẽ, khi niềm tin không còn hiện hữu trên thị trường, người thiệt đầu tiên sẽ không chỉ là người tiêu dùng.
* Tin&Dùng - chuyên mục do VnEconomy và ấn phẩm Tư vấn Tiêu&Dùng phối hợp thực hiện - hy vọng sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến của bạn đọc - người tiêu dùng về những sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp hay những vấn đề về thị trường tiêu dùng mà bạn quan tâm. Mọi thông tin xin bạn đọc gửi về địa chỉ e-mail: tinvadung@vneconomy.vn; hoặc bạn có thể sử dụng box "Ý kiến bạn đọc" ở phía dưới bài. VnEconomy xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.