Nổ bom kinh hoàng ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ
Ít nhất 86 người thiệt mạng và hơn 130 người khác bị thương trong vụ nổ bom ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ
Sáng 10/10, hai quả bom đã phát nổ tại nhà ga chính của thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 86 người thiệt mạng và hơn 130 người khác bị thương. Đây là vụ đánh bom tồi tệ nhất tại thủ đô Ankara trong nhiều năm trở lại đây, theo thông tin mới nhất từ CNN và BBC.
Trước khi xảy ra vụ nổ, trong ngày 10/10 tại cùng khu vực nhà ga này đã diễn ra một cuộc biểu tình ôn hòa. Vụ nổ xảy ra ở thời điểm cuộc tổng tuyển cử tại Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị diễn ra vào đầu tháng 11.
Hình ảnh thu được từ các camera theo dõi khu vực nhà ga cho thấy một cảnh tượng kinh hoàng, các phần thi thể người vương vãi khắp nơi, những người bị thương đau đớn nằm la liệt khắp các khu vực của nhà ga.
Cho đến nay chưa có một nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công. Tuy nhiên, ngay lập tức các nghi ngờ tập trung vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cho đến trước vụ nổ bom, Thổ Nhĩ Kỳ đã tránh mọi xung đột với IS. Đầu năm nay, IS đã thả một số con tin người Thổ Nhĩ Kỳ bị IS bắt trước đó ở thành phố Mosul của Iraq. Thỏa thuận giữa hai bên liên quan đến vụ việc không bao giờ được công bố.
Tuy nhiên thời gian gần đây, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi lập trường của mình, đồng thời còn hậu thuẫn cho Mỹ dùng căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các cuộc không kích chống IS.
Theo một số nhà phân tích chính trị, hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang đối diện với rủi ro bị tấn công khủng bố bởi lập trường cứng rắn của nước này đối với IS.
Trả lời phóng viên CNN, bà Esra Ozyurek, chủ tịch Hội đồng nghiên cứu về Thổ Nhĩ Kỳ tại trường London School of Economics khẳng định tần suất các vụ tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho thấy IS có đang chịu thiệt hại bởi Thổ Nhĩ Kỳ hay không, nếu Thổ Nhĩ Kỳ có những chính sách phương hại đến quyền lợi của IS, lập tức nước này đối diện với nhiều rắc rối.
Thời gian gần đây, khá nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập IS, nhiều người còn lôi kéo thêm các bạn bè của họ vào tổ chức khủng bố này. Hiện nay, ước tính có khoảng 30% phiến quân IS là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số nghi ngờ khác về thủ phạm vụ đánh bom ngày 10/10 còn hướng đến các nhóm ly khai người Kurd. Từ tháng 6 đến nay, chính quyền đương nhiệm của Thủ tướng Tayyip Erdoğan đã từ bỏ các chính sách giúp hòa giải căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước khi xảy ra vụ nổ, trong ngày 10/10 tại cùng khu vực nhà ga này đã diễn ra một cuộc biểu tình ôn hòa. Vụ nổ xảy ra ở thời điểm cuộc tổng tuyển cử tại Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị diễn ra vào đầu tháng 11.
Hình ảnh thu được từ các camera theo dõi khu vực nhà ga cho thấy một cảnh tượng kinh hoàng, các phần thi thể người vương vãi khắp nơi, những người bị thương đau đớn nằm la liệt khắp các khu vực của nhà ga.
Cho đến nay chưa có một nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công. Tuy nhiên, ngay lập tức các nghi ngờ tập trung vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cho đến trước vụ nổ bom, Thổ Nhĩ Kỳ đã tránh mọi xung đột với IS. Đầu năm nay, IS đã thả một số con tin người Thổ Nhĩ Kỳ bị IS bắt trước đó ở thành phố Mosul của Iraq. Thỏa thuận giữa hai bên liên quan đến vụ việc không bao giờ được công bố.
Tuy nhiên thời gian gần đây, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi lập trường của mình, đồng thời còn hậu thuẫn cho Mỹ dùng căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các cuộc không kích chống IS.
Theo một số nhà phân tích chính trị, hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang đối diện với rủi ro bị tấn công khủng bố bởi lập trường cứng rắn của nước này đối với IS.
Trả lời phóng viên CNN, bà Esra Ozyurek, chủ tịch Hội đồng nghiên cứu về Thổ Nhĩ Kỳ tại trường London School of Economics khẳng định tần suất các vụ tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho thấy IS có đang chịu thiệt hại bởi Thổ Nhĩ Kỳ hay không, nếu Thổ Nhĩ Kỳ có những chính sách phương hại đến quyền lợi của IS, lập tức nước này đối diện với nhiều rắc rối.
Thời gian gần đây, khá nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập IS, nhiều người còn lôi kéo thêm các bạn bè của họ vào tổ chức khủng bố này. Hiện nay, ước tính có khoảng 30% phiến quân IS là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số nghi ngờ khác về thủ phạm vụ đánh bom ngày 10/10 còn hướng đến các nhóm ly khai người Kurd. Từ tháng 6 đến nay, chính quyền đương nhiệm của Thủ tướng Tayyip Erdoğan đã từ bỏ các chính sách giúp hòa giải căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ.