Nợ công của Mỹ sắp sửa kịch trần
Thống kê mới nhất cho thấy, nợ quốc gia của Mỹ đã vượt ngưỡng 14 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử
Thống kê mới nhất cho thấy, nợ quốc gia của Mỹ đã vượt ngưỡng 14 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử.
Hãng tin CNN dẫn công bố của Bộ Tài chính Mỹ ngày 20/1 cho biết, vào ngày 19/1, nợ công của Mỹ đã lên tới con số 14,001 nghìn tỷ USD vào cuối ngày giao dịch. Ở mức này, nợ công của Mỹ chỉ còn cách mức trần 14,294 nghìn tỷ USD mà pháp luật liên bang cho phép Chính phủ vay nợ một khoảng rất gần.
Theo ước tính của Bộ Tài chính Mỹ, nợ công của nước này sẽ chạm mức trần trên trong khoảng thời gian 31/3-16/5 tới. Trần nợ công đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nước này muốn tăng trần nợ, trong khi nhiều nghị sỹ phe Cộng hòa muốn sử dụng mức trần thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu.
Mặc dù Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng một số biện pháp nhất định để trì hoãn thời gian xảy ra việc nợ công kịch trần, nhưng Bộ trưởng Timothy Geithner đã cảnh báo, điều này sớm muộn gì cũng xảy ra. Ông Geithner đã thúc giục Quốc hội Mỹ sớm nâng trần nợ, đồng thời khẳng định, nếu trần nợ không được nâng, nền kinh tế và người dân Mỹ sẽ phải đối mặt với những kết cục không mong muốn.
Mặc dù Mỹ chưa từng phá trần nợ công, nhưng theo các chuyên gia, nếu điều này xảy ra, hậu quả sẽ khó lường. Trong trường hợp mức vay nợ của Washington chạm trần và các nhà làm luật không nâng mức trần này lên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không được tiếp tục vay thêm tiền nữa. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ mất khả năng chi trả cho các chủ nợ nắm giữ trái phiếu và cấp vốn đầy đủ cho các chương trình phúc lợi, do nguồn thu từ thuế không đủ để trang trải đủ mọi khoản chi tiêu công.
Ngoài ra, những tác động tiêu cực còn có thể lan rộng sang các nền kinh tế khác và thị trường tài chính toàn cầu. Chí ít, trong trường hợp Chính phủ Mỹ mất khả năng chi trả, trái phiếu Mỹ và đồng USD sẽ lao dốc, khiến vô số nhà đầu tư điêu đứng.
Hãng tin CNN dẫn công bố của Bộ Tài chính Mỹ ngày 20/1 cho biết, vào ngày 19/1, nợ công của Mỹ đã lên tới con số 14,001 nghìn tỷ USD vào cuối ngày giao dịch. Ở mức này, nợ công của Mỹ chỉ còn cách mức trần 14,294 nghìn tỷ USD mà pháp luật liên bang cho phép Chính phủ vay nợ một khoảng rất gần.
Theo ước tính của Bộ Tài chính Mỹ, nợ công của nước này sẽ chạm mức trần trên trong khoảng thời gian 31/3-16/5 tới. Trần nợ công đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nước này muốn tăng trần nợ, trong khi nhiều nghị sỹ phe Cộng hòa muốn sử dụng mức trần thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu.
Mặc dù Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng một số biện pháp nhất định để trì hoãn thời gian xảy ra việc nợ công kịch trần, nhưng Bộ trưởng Timothy Geithner đã cảnh báo, điều này sớm muộn gì cũng xảy ra. Ông Geithner đã thúc giục Quốc hội Mỹ sớm nâng trần nợ, đồng thời khẳng định, nếu trần nợ không được nâng, nền kinh tế và người dân Mỹ sẽ phải đối mặt với những kết cục không mong muốn.
Mặc dù Mỹ chưa từng phá trần nợ công, nhưng theo các chuyên gia, nếu điều này xảy ra, hậu quả sẽ khó lường. Trong trường hợp mức vay nợ của Washington chạm trần và các nhà làm luật không nâng mức trần này lên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không được tiếp tục vay thêm tiền nữa. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ mất khả năng chi trả cho các chủ nợ nắm giữ trái phiếu và cấp vốn đầy đủ cho các chương trình phúc lợi, do nguồn thu từ thuế không đủ để trang trải đủ mọi khoản chi tiêu công.
Ngoài ra, những tác động tiêu cực còn có thể lan rộng sang các nền kinh tế khác và thị trường tài chính toàn cầu. Chí ít, trong trường hợp Chính phủ Mỹ mất khả năng chi trả, trái phiếu Mỹ và đồng USD sẽ lao dốc, khiến vô số nhà đầu tư điêu đứng.