Nobel Hòa bình về tay Liên minh Châu Âu
Theo tờ Telegraph, mỗi công dân của EU sẽ được chia 0,19 Euro nếu giải thưởng được chia đều cho mỗi người
Mặc dù đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất từ trước tới nay, song Liên minh Châu Âu (EU) hôm nay đã được trao giải Nobel Hòa bình 2012, vì 6 thập niên nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở châu lục này.
Ủy ban Nobel Hòa bình cho biết, EU đã giúp chuyển hóa châu Âu từ một lục địa chiến tranh thành một châu lục hòa bình. Được thành lập với Hiệp ước Rome năm 1957 với một cộng đồng gồm 6 quốc gia tìm cách hòa nhập kinh tế hơn nữa, EU hiện đã mở rộng với 27 thành viên, gồm cả những nước Đông Âu.
Chủ tịch Ủy ban giải thưởng, ông Thorbjoern Jagland, ca ngợi vai trò của EU đã xây dựng lại châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thúc đẩy sự ổn định sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. EU đã vượt qua 230 ứng cử viên khác và được Ủy ban giải thưởng hoàn toàn nhất trí.
Giải Nobel Hòa bình được trao cho EU đúng thời điểm nơi đây đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử châu lục này, với suy thoái và bất ổn xã hội làm chao đảo nhiều quốc gia thành viên. Do vậy, giải thưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ tinh thần của các nước thành viên trong khối.
Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy tuyên bố rằng, Nobel Hòa bình năm 2012 là sự ghi công về hơn 6 thập niên các nước EU nỗ lực "vượt qua chiến tranh và những phân cách". "Giải thưởng này thừa nhận nỗ lực chung của các nước châu Âu nhằm vượt qua chiến tranh cũng như những phân cách và cùng nhau định hình một lục địa của hòa bình và thịnh vượng", ông Rompuy chia sẻ trên Twitter.
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chúc mừng EU đoạt giải Nobel Hòa bình nhưng nhấn mạnh rằng nước ông, nơi chủ trì giải thưởng danh giá đó, vẫn không có kế hoạch gia nhập khối này.
"Xin chúc mừng EU về giải thưởng hòa bình năm nay để ghi nhận nỗ lực kiến tạo hòa bình của họ, và hãy tách khỏi vấn đề mối quan hệ của Na Uy với EU", ông Stoltenberg phát biểu với các nhà báo ngay sau khi giải thưởng được công bố, và nói thêm rằng "việc gia nhập không có trong chương trình nghị sự".
Hiện chưa rõ ai sẽ đại diện EU nhận giải. Giải thưởng gồm một giấy chứng nhận, một huy chương vàng và 8 triệu krona của Thụy Điển (1,2 triệu USD) sẽ được trao tại một buổi lễ ở thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 10/12. Theo tờ Telegraph, mỗi công dân của EU sẽ được chia 0,19 Euro nếu giải thưởng được chia đều cho mỗi người.
Ủy ban Nobel Hòa bình cho biết, EU đã giúp chuyển hóa châu Âu từ một lục địa chiến tranh thành một châu lục hòa bình. Được thành lập với Hiệp ước Rome năm 1957 với một cộng đồng gồm 6 quốc gia tìm cách hòa nhập kinh tế hơn nữa, EU hiện đã mở rộng với 27 thành viên, gồm cả những nước Đông Âu.
Chủ tịch Ủy ban giải thưởng, ông Thorbjoern Jagland, ca ngợi vai trò của EU đã xây dựng lại châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thúc đẩy sự ổn định sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. EU đã vượt qua 230 ứng cử viên khác và được Ủy ban giải thưởng hoàn toàn nhất trí.
Giải Nobel Hòa bình được trao cho EU đúng thời điểm nơi đây đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử châu lục này, với suy thoái và bất ổn xã hội làm chao đảo nhiều quốc gia thành viên. Do vậy, giải thưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ tinh thần của các nước thành viên trong khối.
Na Uy, nước chủ trì giải Nobel Hòa bình, vẫn không có kế hoạch gia nhập Liên minh Châu Âu.
Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy tuyên bố rằng, Nobel Hòa bình năm 2012 là sự ghi công về hơn 6 thập niên các nước EU nỗ lực "vượt qua chiến tranh và những phân cách". "Giải thưởng này thừa nhận nỗ lực chung của các nước châu Âu nhằm vượt qua chiến tranh cũng như những phân cách và cùng nhau định hình một lục địa của hòa bình và thịnh vượng", ông Rompuy chia sẻ trên Twitter.
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chúc mừng EU đoạt giải Nobel Hòa bình nhưng nhấn mạnh rằng nước ông, nơi chủ trì giải thưởng danh giá đó, vẫn không có kế hoạch gia nhập khối này.
"Xin chúc mừng EU về giải thưởng hòa bình năm nay để ghi nhận nỗ lực kiến tạo hòa bình của họ, và hãy tách khỏi vấn đề mối quan hệ của Na Uy với EU", ông Stoltenberg phát biểu với các nhà báo ngay sau khi giải thưởng được công bố, và nói thêm rằng "việc gia nhập không có trong chương trình nghị sự".
Hiện chưa rõ ai sẽ đại diện EU nhận giải. Giải thưởng gồm một giấy chứng nhận, một huy chương vàng và 8 triệu krona của Thụy Điển (1,2 triệu USD) sẽ được trao tại một buổi lễ ở thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 10/12. Theo tờ Telegraph, mỗi công dân của EU sẽ được chia 0,19 Euro nếu giải thưởng được chia đều cho mỗi người.