Nông dân vay vốn hỗ trợ: Muốn vay vốn mới, phải trả nợ cũ!
Nếu nông dân vay tiền ở tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác lại bị xem là đảo nợ
Từ khi có Quyết định số 131/QĐ/TTg về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, trong bà con nông dân trồng lúa và các hộ nuôi cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện tâm trạng buồn vui lẫn lộn.
Vui là sau các vụ nuôi cá, trồng lúa liên tiếp thua lỗ, vốn tái đầu tư sản xuất đã cạn kiệt, nay bà con có hy vọng nhận được vốn vay sản xuất với lãi suất thấp. Thế nhưng buồn là việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ cực kỳ khó khăn!
Chỉ 40% nông dân có thể tiếp cận vốn vay ưu đãi
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay số nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi chỉ khoảng 40%, số còn lại do còn đang thiếu nợ ngân hàng, chưa trả xong nợ cũ nên chưa được vay vốn mới.
Đối với những hộ còn thiếu được cho khoanh nợ giãn nợ, nhưng cũng gặp khó khăn từ những quy định của ngân hàng, vì tiền hỗ trợ 4% là ngân sách nhà nước, nếu hộ nào có phương án sản xuất đủ điều kiện ngân hàng mới đồng ý cho vay và được hưởng lãi suất ưu đãi, hộ nào còn nợ ngân hàng thì không được vay.
Ngoài ra, nếu nông dân vay tiền ở tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác lại bị xem là đảo nợ, cũng không được vay vốn ưu đãi.
Từ đó đặt ra hai vấn đề. Một là, hiện nay toàn bộ hồ sơ vay vốn bà con đang thế chấp tại ngân hàng, muốn vay mới thì không có điều kiện.
Hai là, vụ lúa Đông Xuân 2008/2009, từ tháng 11-12/2008 hầu hết bà con nông dân đều thế chấp hồ sơ ở ngân hàng để vay vốn sản xuất và đang thu hoạch, thế nhưng Chính phủ quy định hộ nào vay sau ngày 1/3/2009 mới được hưởng hỗ trợ lãi suất.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ lãi suất cho những hộ đã vay sản xuất nông nghiệp trước tháng 2/2009.
Ràng buộc không dễ “cởi”
Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thuỷ sản An Giang cho biết, các hộ nuôi cá ở An Giang đang vướng Quyết định 11 của tỉnh là phải chứng nhận được vùng nuôi và có hợp đồng bao tiêu, muốn được chứng nhận nuôi có điều kiện thì ao, hầm cá phải nằm trong vùng quy hoạch.
Ngoài ra không phải ai cũng có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Thông thường bà con ký hợp đồng không có giá mua, mà ký như vậy thì ngân hàng không đồng ý cho vay. Cuối cùng không ai được vốn ưu đãi cả.
Số còn lại đang nuôi nửa chừng tài sản đã thế chấp ở ngân hàng nên không thể trả nợ được để vay vốn ưu đãi. Một khó khăn khác là phải có hoá đơn đầu vào mà nông dân từ trước đến nay mua bán không hề lấy hoá đơn, có những hộ nuôi cá bằng thức ăn tự chế, con giống thì mua trong dân... nên không có hoá đơn.
Một ngư dân nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết, theo yêu cầu của ngân hàng, muốn vay vốn được hỗ trợ lãi suất người vay phải có hoá đơn đầu vào, nhưng phần lớn nông dân khi mua thức ăn chăn nuôi đều không lấy hoá đơn, đó là chưa kể đến trường hợp nuôi cá bằng thức ăn tự chế.
Do vậy bà con không thể vay vì không đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng, nếu muốn biết nông dân vay có đúng mục đích hay không chỉ cần đến cơ sở chăn nuôi là biết ngay, xác định diện tích hầm cá rồi tính ra số lượng cá thả nuôi thì tính được nhu cầu vốn vay của nông dân.
Bà con nông dân rất mừng khi biết được quyết định hỗ trợ vốn vay cho nông dân của Thủ tướng Chính phủ, vì từ nay họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tái đầu tư sản xuất, nhưng lại gặp khó là do phải thoả mãn nhiều ràng buộc xem ra không phải dễ của các bên liên quan.
Thị trường tiêu thụ lúa gạo và cá tra đang rất có triển vọng, nếu các bên liên quan không có giải pháp khắc phục giúp nông dân sớm tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, thì mục tiêu ngành nông nghiệp phải đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất là 2,8% trong năm 2009, và toàn ngành phải duy trì kim ngạch xuất khẩu ít nhất là 14 tỷ USD mà Thủ tướng Chính phủ giao cho e rằng sẽ khó thực hiện.
Vui là sau các vụ nuôi cá, trồng lúa liên tiếp thua lỗ, vốn tái đầu tư sản xuất đã cạn kiệt, nay bà con có hy vọng nhận được vốn vay sản xuất với lãi suất thấp. Thế nhưng buồn là việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ cực kỳ khó khăn!
Chỉ 40% nông dân có thể tiếp cận vốn vay ưu đãi
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay số nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi chỉ khoảng 40%, số còn lại do còn đang thiếu nợ ngân hàng, chưa trả xong nợ cũ nên chưa được vay vốn mới.
Đối với những hộ còn thiếu được cho khoanh nợ giãn nợ, nhưng cũng gặp khó khăn từ những quy định của ngân hàng, vì tiền hỗ trợ 4% là ngân sách nhà nước, nếu hộ nào có phương án sản xuất đủ điều kiện ngân hàng mới đồng ý cho vay và được hưởng lãi suất ưu đãi, hộ nào còn nợ ngân hàng thì không được vay.
Ngoài ra, nếu nông dân vay tiền ở tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác lại bị xem là đảo nợ, cũng không được vay vốn ưu đãi.
Từ đó đặt ra hai vấn đề. Một là, hiện nay toàn bộ hồ sơ vay vốn bà con đang thế chấp tại ngân hàng, muốn vay mới thì không có điều kiện.
Hai là, vụ lúa Đông Xuân 2008/2009, từ tháng 11-12/2008 hầu hết bà con nông dân đều thế chấp hồ sơ ở ngân hàng để vay vốn sản xuất và đang thu hoạch, thế nhưng Chính phủ quy định hộ nào vay sau ngày 1/3/2009 mới được hưởng hỗ trợ lãi suất.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ lãi suất cho những hộ đã vay sản xuất nông nghiệp trước tháng 2/2009.
Ràng buộc không dễ “cởi”
Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thuỷ sản An Giang cho biết, các hộ nuôi cá ở An Giang đang vướng Quyết định 11 của tỉnh là phải chứng nhận được vùng nuôi và có hợp đồng bao tiêu, muốn được chứng nhận nuôi có điều kiện thì ao, hầm cá phải nằm trong vùng quy hoạch.
Ngoài ra không phải ai cũng có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Thông thường bà con ký hợp đồng không có giá mua, mà ký như vậy thì ngân hàng không đồng ý cho vay. Cuối cùng không ai được vốn ưu đãi cả.
Số còn lại đang nuôi nửa chừng tài sản đã thế chấp ở ngân hàng nên không thể trả nợ được để vay vốn ưu đãi. Một khó khăn khác là phải có hoá đơn đầu vào mà nông dân từ trước đến nay mua bán không hề lấy hoá đơn, có những hộ nuôi cá bằng thức ăn tự chế, con giống thì mua trong dân... nên không có hoá đơn.
Một ngư dân nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết, theo yêu cầu của ngân hàng, muốn vay vốn được hỗ trợ lãi suất người vay phải có hoá đơn đầu vào, nhưng phần lớn nông dân khi mua thức ăn chăn nuôi đều không lấy hoá đơn, đó là chưa kể đến trường hợp nuôi cá bằng thức ăn tự chế.
Do vậy bà con không thể vay vì không đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng, nếu muốn biết nông dân vay có đúng mục đích hay không chỉ cần đến cơ sở chăn nuôi là biết ngay, xác định diện tích hầm cá rồi tính ra số lượng cá thả nuôi thì tính được nhu cầu vốn vay của nông dân.
Bà con nông dân rất mừng khi biết được quyết định hỗ trợ vốn vay cho nông dân của Thủ tướng Chính phủ, vì từ nay họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tái đầu tư sản xuất, nhưng lại gặp khó là do phải thoả mãn nhiều ràng buộc xem ra không phải dễ của các bên liên quan.
Thị trường tiêu thụ lúa gạo và cá tra đang rất có triển vọng, nếu các bên liên quan không có giải pháp khắc phục giúp nông dân sớm tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, thì mục tiêu ngành nông nghiệp phải đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất là 2,8% trong năm 2009, và toàn ngành phải duy trì kim ngạch xuất khẩu ít nhất là 14 tỷ USD mà Thủ tướng Chính phủ giao cho e rằng sẽ khó thực hiện.