Nóng rẫy địa ốc Trung Quốc
Tại khắp Trung Quốc những ngày này, đâu đâu người ta cũng có thể cảm nhận được sức nóng của thị trường bất động sản
Một căn hộ rộng rãi với giường ngủ bọc da cá sấu, những cánh cửa đồng trạm trổ bằng tay, gắn pha lê, và mức giá 45 triệu USD.
Hiện căn hộ này vẫn chưa có khách mua, nhưng ông Charles Tong, Giám đốc dự án nhà cao cấp Tomson Riviera ở quận trung tâm của thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, tự tin rằng, việc tìm khách cho những căn hộ như thế bây giờ chẳng phải là việc khó.
“Tháng nào chúng tôi cũng bán được 3-4 căn hộ như vậy. Người ta đang muốn những thứ sang trọng hơn để tạo ra một phong cách sống mới”, ông Tong nói.
Theo tờ New York Times, hầu hết mọi người đều nhất trí rằng, thị trường bất động sản Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ phát triển bùng nổ. Vấn đề đặt ra là liệu một quả bong bóng khổng lồ có đang được bơm lên ở đây.
Thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, trong năm 2009, doanh số thị trường nhà ở tại nước này đã đạt con số kỷ lục 560 tỷ USD, tăng 80% so với năm trước. Cùng với sự leo thang miệt mài của giá nhà, các công ty phát triển địa ốc đua nhau lập dự án, đặc biệt là những dự án nhà biệt thự và căn hộ cao cấp với những cái tên hào nhoáng như Rich Gate, Park Avenue, và Palais de Fortune.
Tại khắp Trung Quốc những ngày này, đâu đâu người ta cũng có thể cảm nhận được sức nóng của thị trường bất động sản. Những thông tin kiểu này được người ta kháo nhau ở mọi ngóc ngách: một nhà đầu tư ở Thượng Hải mới đây đã mua 54 căn hộ trong một ngày; một biệt thự đã được bán với giá 30 triệu USD hồi năm ngoái; hay vào tháng 12, một nhóm các công ty phát triển địa ốc đã chi 3,5 tỷ USD để mua một mảnh đất lớn ở Quảng Châu...
Tại thành phố Thiên Tân ở phía Bắc Trung Quốc, các công ty địa ốc đã xây dựng một thành phố nổi trị giá 3 tỷ USD, bao gồm một loạt những hòn đảo trên một khu vực hồ chứa nước tự nhiên. Trên những hòn đảo đó là các biệt thự, trung tâm mua sắm, công viên, và một khu trượt tuyết trong nhà vào hàng lớn nhất thế giới.
“Xét trên mọi phương diện truyền thống, thì đây đúng là một bong bóng địa ốc”, ông Andy Xie, một nhà phân tích độc lập trước đây từng làm việc ở Morgan Stanley, nhận xét.
Với hy vọng lãi lớn, giới đầu cơ bất động sản tại Trung Quốc đang đua nhau gom hàng. Trên thực tế, trong hơn một thập kỷ qua, giá nhà đất ở nước này không năm nào không tăng. Có cầu ắt có cung, các công ty địa ốc lớn đẩy mạnh hợp tác với các chính quyền địa phương để “hô biến” những thành phố cũ kỹ thành những đô thị hiện đại. Năm ngoái, doanh thu từ việc cấp quyền sử dụng đất của Trung Quốc đạt mức 234 tỷ USD, băng hơn 1/3 chi phí cho gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỷ USD của nước này.
Trung tâm của cơn sốt bất động sản đang diễn ra tại Trung Quốc chính là Thượng Hải, thành phố giàu có và sôi động nhất ở đại lục. Theo các chuyên gia về địa ốc, giá nhà ở đây từ năm 2003 tới nay đã tăng hơn 150%. Một căn hộ trung bình có diện tích khoảng 100m2 tại Thượng Hải hiện có giá 200.000 USD, trong khi thu nhập bình quân của người dân ở thành phố này chưa đầy 5.000 USD mỗi năm.
Hoạt động mua bán bất động sản ở Thượng Hải đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, với những vụ đấu giá đất trị giá hàng tỷ USD, và những danh sách khách chờ mua nhà dài dằng dặc. “Tốc độ mua nhà ở đây còn nhanh hơn cả mua rau”, ông Andy Xiang, một người vừa bỏ tiền cọc để đặt một mua căn hộ trị giá 1,3 triệu USD tại dự án có tên Xintiandi, cho hay.
Tuy nhiên, cao cấp nhất ở Thượng Hải hiện nay vẫn là dự án Tomson Riviera với bốn tòa nhà màu vàng soi bóng xuống dòng sông Hoàng Phố. Vườn hoa trong dự án này có hình một con rồng khổng lồ, lối vào được trang trí bởi những tác phẩm nghệ thuật nguyên gốc của các họa sỹ đương đại nổi tiếng của Trung Quốc.
Một số căn hộ trong dự án được trang trí bởi những hãng thời trang hàng đầu thế giới như Armani, Fendi, hay Versace. Giá cho thuê mỗi căn hộ trong dự án thường có giá 7.000-17.000 USD/tháng, và khách thuê thường là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn như hãng xe General Motors (GM). Còn khách mua những căn hộ loại này thường là thành phần thượng lưu, như ông Liu Yiqian, một doanh nhân ở Thượng Hải, có tài sản ước tính 540 triệu USD. Vào năm 2008, ông Liu đã bỏ ra 11,5 triệu USD để mua một căn hộ 540m2 tại Tomson Riviera.
Thực tế cho thấy, bong bóng bất động sản một khi xì hơi thường để lại những hậu quả nặng nề. Tiêu biểu nhất là sự lao dốc của thị trường bất động sản ở Mỹ hồi năm 2007-2008 đã châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế. Nếu Trung Quốc đang ở trong một bong bóng địa ốc, thì khi bong bóng này nổ, ảnh hưởng đối với sẽ là không nhỏ, bởi lẽ, Trung Quốc đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đang là đầu tàu chính kéo kinh tế thế giới phục hồi khỏi suy thoái.
Bắc Kinh đã tỏ rõ thái độ lo ngại trước sức nóng của thị trường địa ốc. Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng để giảm nhiệt thị trường này.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc có đang đối mặt với bong bóng địa ốc hay không vẫn đang là chủ đề tranh cãi khá gay gắt của các nhà chuyên môn. Một số nhà kinh tế học như Nicholas Lardy thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, Mỹ, cho rằng, sự phát triển bùng nổ hiện nay của thị trường bất động sản Trung Quốc chẳng qua chỉ là một mặt của quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước này. Một số chuyên gia khác lại cho rằng, giá nhà ở Trung Quốc đang bị thổi phồng quá đáng bởi các công ty phát triển địa ốc tham lam.
Nhưng ai nói gì cứ nói. Giá nhà ở những dự án như Tomson Riviera vẫn cứ tăng. Một căn hộ ở dự án này mới đây được bán với giá gần 25.600 USD/m2. Trong khi đó, giá bình quân của một căn hộ hạng sang ở khu Manhattan ở New York, Mỹ, vào cuối năm 2009 cũng chỉ vào khoảng 21.000 USD/m2.
Tờ New York Times tính toán, với số tiền mua một căn hộ ở dự án Tomson Riviera (24 triệu USD), người ta có thể dễ dàng mua được điền trang rộng hơn 2 ha, bao gồm một tòa nhà 22 phòng ở New Canaan, bang Connecticut, Mỹ.
Hiện căn hộ này vẫn chưa có khách mua, nhưng ông Charles Tong, Giám đốc dự án nhà cao cấp Tomson Riviera ở quận trung tâm của thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, tự tin rằng, việc tìm khách cho những căn hộ như thế bây giờ chẳng phải là việc khó.
“Tháng nào chúng tôi cũng bán được 3-4 căn hộ như vậy. Người ta đang muốn những thứ sang trọng hơn để tạo ra một phong cách sống mới”, ông Tong nói.
Theo tờ New York Times, hầu hết mọi người đều nhất trí rằng, thị trường bất động sản Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ phát triển bùng nổ. Vấn đề đặt ra là liệu một quả bong bóng khổng lồ có đang được bơm lên ở đây.
Thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, trong năm 2009, doanh số thị trường nhà ở tại nước này đã đạt con số kỷ lục 560 tỷ USD, tăng 80% so với năm trước. Cùng với sự leo thang miệt mài của giá nhà, các công ty phát triển địa ốc đua nhau lập dự án, đặc biệt là những dự án nhà biệt thự và căn hộ cao cấp với những cái tên hào nhoáng như Rich Gate, Park Avenue, và Palais de Fortune.
Tại khắp Trung Quốc những ngày này, đâu đâu người ta cũng có thể cảm nhận được sức nóng của thị trường bất động sản. Những thông tin kiểu này được người ta kháo nhau ở mọi ngóc ngách: một nhà đầu tư ở Thượng Hải mới đây đã mua 54 căn hộ trong một ngày; một biệt thự đã được bán với giá 30 triệu USD hồi năm ngoái; hay vào tháng 12, một nhóm các công ty phát triển địa ốc đã chi 3,5 tỷ USD để mua một mảnh đất lớn ở Quảng Châu...
Tại thành phố Thiên Tân ở phía Bắc Trung Quốc, các công ty địa ốc đã xây dựng một thành phố nổi trị giá 3 tỷ USD, bao gồm một loạt những hòn đảo trên một khu vực hồ chứa nước tự nhiên. Trên những hòn đảo đó là các biệt thự, trung tâm mua sắm, công viên, và một khu trượt tuyết trong nhà vào hàng lớn nhất thế giới.
“Xét trên mọi phương diện truyền thống, thì đây đúng là một bong bóng địa ốc”, ông Andy Xie, một nhà phân tích độc lập trước đây từng làm việc ở Morgan Stanley, nhận xét.
Với hy vọng lãi lớn, giới đầu cơ bất động sản tại Trung Quốc đang đua nhau gom hàng. Trên thực tế, trong hơn một thập kỷ qua, giá nhà đất ở nước này không năm nào không tăng. Có cầu ắt có cung, các công ty địa ốc lớn đẩy mạnh hợp tác với các chính quyền địa phương để “hô biến” những thành phố cũ kỹ thành những đô thị hiện đại. Năm ngoái, doanh thu từ việc cấp quyền sử dụng đất của Trung Quốc đạt mức 234 tỷ USD, băng hơn 1/3 chi phí cho gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỷ USD của nước này.
Trung tâm của cơn sốt bất động sản đang diễn ra tại Trung Quốc chính là Thượng Hải, thành phố giàu có và sôi động nhất ở đại lục. Theo các chuyên gia về địa ốc, giá nhà ở đây từ năm 2003 tới nay đã tăng hơn 150%. Một căn hộ trung bình có diện tích khoảng 100m2 tại Thượng Hải hiện có giá 200.000 USD, trong khi thu nhập bình quân của người dân ở thành phố này chưa đầy 5.000 USD mỗi năm.
Hoạt động mua bán bất động sản ở Thượng Hải đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, với những vụ đấu giá đất trị giá hàng tỷ USD, và những danh sách khách chờ mua nhà dài dằng dặc. “Tốc độ mua nhà ở đây còn nhanh hơn cả mua rau”, ông Andy Xiang, một người vừa bỏ tiền cọc để đặt một mua căn hộ trị giá 1,3 triệu USD tại dự án có tên Xintiandi, cho hay.
Tuy nhiên, cao cấp nhất ở Thượng Hải hiện nay vẫn là dự án Tomson Riviera với bốn tòa nhà màu vàng soi bóng xuống dòng sông Hoàng Phố. Vườn hoa trong dự án này có hình một con rồng khổng lồ, lối vào được trang trí bởi những tác phẩm nghệ thuật nguyên gốc của các họa sỹ đương đại nổi tiếng của Trung Quốc.
Một số căn hộ trong dự án được trang trí bởi những hãng thời trang hàng đầu thế giới như Armani, Fendi, hay Versace. Giá cho thuê mỗi căn hộ trong dự án thường có giá 7.000-17.000 USD/tháng, và khách thuê thường là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn như hãng xe General Motors (GM). Còn khách mua những căn hộ loại này thường là thành phần thượng lưu, như ông Liu Yiqian, một doanh nhân ở Thượng Hải, có tài sản ước tính 540 triệu USD. Vào năm 2008, ông Liu đã bỏ ra 11,5 triệu USD để mua một căn hộ 540m2 tại Tomson Riviera.
Thực tế cho thấy, bong bóng bất động sản một khi xì hơi thường để lại những hậu quả nặng nề. Tiêu biểu nhất là sự lao dốc của thị trường bất động sản ở Mỹ hồi năm 2007-2008 đã châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế. Nếu Trung Quốc đang ở trong một bong bóng địa ốc, thì khi bong bóng này nổ, ảnh hưởng đối với sẽ là không nhỏ, bởi lẽ, Trung Quốc đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đang là đầu tàu chính kéo kinh tế thế giới phục hồi khỏi suy thoái.
Bắc Kinh đã tỏ rõ thái độ lo ngại trước sức nóng của thị trường địa ốc. Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng để giảm nhiệt thị trường này.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc có đang đối mặt với bong bóng địa ốc hay không vẫn đang là chủ đề tranh cãi khá gay gắt của các nhà chuyên môn. Một số nhà kinh tế học như Nicholas Lardy thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, Mỹ, cho rằng, sự phát triển bùng nổ hiện nay của thị trường bất động sản Trung Quốc chẳng qua chỉ là một mặt của quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước này. Một số chuyên gia khác lại cho rằng, giá nhà ở Trung Quốc đang bị thổi phồng quá đáng bởi các công ty phát triển địa ốc tham lam.
Nhưng ai nói gì cứ nói. Giá nhà ở những dự án như Tomson Riviera vẫn cứ tăng. Một căn hộ ở dự án này mới đây được bán với giá gần 25.600 USD/m2. Trong khi đó, giá bình quân của một căn hộ hạng sang ở khu Manhattan ở New York, Mỹ, vào cuối năm 2009 cũng chỉ vào khoảng 21.000 USD/m2.
Tờ New York Times tính toán, với số tiền mua một căn hộ ở dự án Tomson Riviera (24 triệu USD), người ta có thể dễ dàng mua được điền trang rộng hơn 2 ha, bao gồm một tòa nhà 22 phòng ở New Canaan, bang Connecticut, Mỹ.