“Nước Mỹ không làm suy yếu đồng USD”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 18/10 tuyên bố Washington không chủ ý làm suy yếu đồng USD
Trong một nỗ lực nhằm xoa dịu những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 18/10 tuyên bố Washington không chủ ý làm suy yếu đồng USD.
Theo tờ Financial Times, phát biểu tại một cuộc họp ở California, ông Geithner phủ nhận những lời chỉ trích của nước ngoài cho rằng nước Mỹ đang tìm cách làm suy yếu đồng USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
“Điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng, nước Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng không thể giảm giá đồng tiền vì mục tiêu thịnh vượng và tăng sức cạnh tranh. Đó không phải là một chiến lược khả thi và chúng tôi sẽ không làm như thế”, ông Geithner nói.
Trong khi đó, cũng trong ngày 18/10, Brazil tuyên bố tiếp tục tăng thuế đánh vào các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu của nước này nhằm hạn chế dòng vốn ngoại đổ vào. Các dòng tiền nóng đua nhau tìm đến các nền kinh tế mới nổi để tìm mức lợi tức cao hơn trong thời gian gần đây đe dọa làm tăng tỷ giá đồng tiền, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các quốc gia này.
Hôm 4/10, Brazil đã tăng thuế đầu tư trái phiếu đối với khối ngoại từ 2% lên 4%, và lần này tăng từ 4% lên 6%. Hiện đã có Thái Lan và Brazil đã áp dụng biện pháp tăng thuế để kiểm soát dòng vốn.
Nhiều quốc gia mới nổi, trong đó có Brazil, đã chỉ trích chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ gây áp lực tăng giá đối với đồng nội tệ của họ. Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng, khiến cuộc tranh cãi về nguy cơ nổ ra chiến tranh tiền tệ càng thêm phần căng thẳng.
Hiện quan điểm của nước Mỹ vẫn là Trung Quốc đã can thiệp làm giảm tỷ giá Nhân dân tệ so với giá trị thực, gây ra mất cân đối lớn trong cán cân thương mại quốc tế. Vấn đề tỷ giá sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương 20 nền kinh tế lớn nhất (G20) vào cuối tuần này tại Hàn Quốc. Đây là cuộc họp tiền trạm cho cuộc họp thượng đỉnh G20 vào đầu tháng 11 cũng diễn ra tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Brazil vừa tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nước này sẽ không tham gia cuộc họp trên. Theo giới phân tích, việc Brazil tiếp tục tăng thuế để kiểm soát dòng vốn và không tham dự cuộc họp các quan chức tài chính và tiền tệ G20 cho thấy, nước này không mấy tin tưởng vào các giải pháp đa phương.
Trong bài phát biểu hôm 18/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner tiếp tục khẳng định lập trường “đồng USD mạnh” của nước này. Cụm từ “đồng USD mạnh” đã được sử dụng rất phổ biến dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Khi đó, Washington muốn nhấn mạnh rằng, đồng USD giảm giá là sự phản ánh diễn biến thị trường tự do, chứ không phải những nỗ lực của Mỹ làm đồng bạc xanh mất giá.
Chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ và việc Trung Quốc bị cho là định giá thấp đồng Nhân dân tệ đã thúc đẩy các nền kinh tế mới nổi và cả phát triển gần đây thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động như giảm lãi suất, không tăng lãi suất như dự kiến, hoặc các biện pháp kiểm soát dòng tiền.
Theo tờ Financial Times, phát biểu tại một cuộc họp ở California, ông Geithner phủ nhận những lời chỉ trích của nước ngoài cho rằng nước Mỹ đang tìm cách làm suy yếu đồng USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
“Điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng, nước Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng không thể giảm giá đồng tiền vì mục tiêu thịnh vượng và tăng sức cạnh tranh. Đó không phải là một chiến lược khả thi và chúng tôi sẽ không làm như thế”, ông Geithner nói.
Trong khi đó, cũng trong ngày 18/10, Brazil tuyên bố tiếp tục tăng thuế đánh vào các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu của nước này nhằm hạn chế dòng vốn ngoại đổ vào. Các dòng tiền nóng đua nhau tìm đến các nền kinh tế mới nổi để tìm mức lợi tức cao hơn trong thời gian gần đây đe dọa làm tăng tỷ giá đồng tiền, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các quốc gia này.
Hôm 4/10, Brazil đã tăng thuế đầu tư trái phiếu đối với khối ngoại từ 2% lên 4%, và lần này tăng từ 4% lên 6%. Hiện đã có Thái Lan và Brazil đã áp dụng biện pháp tăng thuế để kiểm soát dòng vốn.
Nhiều quốc gia mới nổi, trong đó có Brazil, đã chỉ trích chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ gây áp lực tăng giá đối với đồng nội tệ của họ. Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng, khiến cuộc tranh cãi về nguy cơ nổ ra chiến tranh tiền tệ càng thêm phần căng thẳng.
Hiện quan điểm của nước Mỹ vẫn là Trung Quốc đã can thiệp làm giảm tỷ giá Nhân dân tệ so với giá trị thực, gây ra mất cân đối lớn trong cán cân thương mại quốc tế. Vấn đề tỷ giá sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương 20 nền kinh tế lớn nhất (G20) vào cuối tuần này tại Hàn Quốc. Đây là cuộc họp tiền trạm cho cuộc họp thượng đỉnh G20 vào đầu tháng 11 cũng diễn ra tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Brazil vừa tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nước này sẽ không tham gia cuộc họp trên. Theo giới phân tích, việc Brazil tiếp tục tăng thuế để kiểm soát dòng vốn và không tham dự cuộc họp các quan chức tài chính và tiền tệ G20 cho thấy, nước này không mấy tin tưởng vào các giải pháp đa phương.
Trong bài phát biểu hôm 18/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner tiếp tục khẳng định lập trường “đồng USD mạnh” của nước này. Cụm từ “đồng USD mạnh” đã được sử dụng rất phổ biến dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Khi đó, Washington muốn nhấn mạnh rằng, đồng USD giảm giá là sự phản ánh diễn biến thị trường tự do, chứ không phải những nỗ lực của Mỹ làm đồng bạc xanh mất giá.
Chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ và việc Trung Quốc bị cho là định giá thấp đồng Nhân dân tệ đã thúc đẩy các nền kinh tế mới nổi và cả phát triển gần đây thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động như giảm lãi suất, không tăng lãi suất như dự kiến, hoặc các biện pháp kiểm soát dòng tiền.