Obama đang “bật đèn xanh” cho Putin ở Syria?
Có vẻ như ông Obama đang “bật đèn xanh” cho Moscow loại trừ bất kỳ nguy cơ nào đối với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad
Theo một bài bình luận của tờ Washington Post, phản ứng của Tổng thống Mỹ Barack Obama trước chiến dịch quân sự của Nga ở Syrria đang ngày càng yếu. Có vẻ như ông chủ Nhà Trắng đang muốn phát đi thông điệp rằng “cứ để họ làm vậy”.
Tờ báo trên đánh giá, dường như ông Obama đang muốn nhắn nhủ với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông Putin đang phạm sai lầm và sai lầm đó sẽ khiến Nga rơi vào một “vũng lầy” ở Syria. Cùng với đó, ông Obama cũng công khai trấn an ông chủ điện Kremlin rằng Mỹ sẽ không làm bất cứ điều gì để chống lại chiến dịch mà ông Putin đã mở nhằm vào các nhóm nổi dậy ở Syria - trong đó có cả những nhóm được Mỹ đào tạo và viện trợ.
“Chúng tôi sẽ không biến Syria trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Mỹ và Nga”, ông Obama nói.
Và theo Washington Post, tuyên bố này của Tổng thống Mỹ giống như “bật đèn xanh” cho Moscow loại trừ bất kỳ nguy cơ nào đối với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và cả lực lượng phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Hôm thứ Sáu tuần trước, chính quyền Obama tiếp tục phát tín hiệu lùi bước ở Syria bằng cách tuyên bố sẽ từ bỏ một chương trình của Lầu Năm Góc về chiêu mộ và đào tạo các nhóm nổi dậy mới ở Syria để chống lại IS. Nhà Trắng cho rằng, những nhóm binh sỹ được Mỹ đào tạo này không được bảo vệ trước sự tấn công của chính quyền Assad.
“Trong khi chúng ta cố gắng tập trung họ vào việc chống IS, thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tập trung vào chống IS khi mà hàng ngày họ hứng chịu hàng loạt bom và các cuộc tấn công từ chính quyền Assad”, ông Obama thừa nhận trong một cuộc họp báo hôm 2/10.
Thực ra, trước đây, Nhà Trắng đã phớt lờ nhiều nhà phê bình trong và ngoài Quốc hội Mỹ nhìn thấy trước được kết cục này của chương trình đào tạo quân nổi dậy ở Syria.
Khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014, chính quyền Obama đã phản ứng bằng cách đưa ra dự báo rằng Moscow sẽ tự chuốc lấy thất bại. Nhưng giờ đây, Nga tiếp tục kiểm soát Crimea và một vùng rộng lớn ở miền Đông Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy thân Nga. Chưa kể, Moscow đã đạt được thỏa thuận với phương Tây về giải pháp chính trị cho miền Đông Ukraine mà nếu được thực thi đầy đủ sẽ là một bước lùi đối với Chính phủ ở Kiev.
Giờ thì Nhà Trắng tiếp tục cho rằng chiến dịch quân sự của Moscow ở Syria sẽ tự thất bại. Trong dài hạn, điều này có thể đúng.
Tuy nhiên, theo Washington Post, chính sách này của ông Obama có nguy cơ dẫn tới những thảm họa trong ngắn hạn, bởi cách làm như vậy sẽ dẫn tới việc phiến quân IS trở nên mạnh hơn, cũng như “giết chết” triển vọng của bất kỳ một giải pháp chính trị nào cho Syria.
Hiện tại ông Obama có vẻ như đã quyết định tăng cường sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các lực lượng hiện tại ở Syria chống lại IS ở miền Đông nước này, bao gồm các lực lượng người Kurd và người Sunni. “Các gói trang thiết bị và vũ khí sẽ được cung cấp cho một nhóm các thủ lĩnh được lựa chọn và các nhóm mà họ lãnh đạo, để họ có thể dần dần tiến vào lãnh thổ do IS kiểm soát”, Lầu Năm Góc tuyên bố hôm thứ Sáu vừa rồi.
Nỗ lực tấn công như vậy vào thủ phủ của IS ở Raqqa là đáng hoan nghênh, theo Washingt Post. Tuy nhiên, kết hợp với việc ông Obama từ chối hỗ trợ các lực lượng đồng minh của Mỹ hiện đang nằm dưới sự tấn công của tên lửa Nga, nỗ lực này sẽ mang ý nghĩa tạo ra một “liên minh” Nga-Mỹ không chính thức mà ông Putin vốn kêu gọi để chống lại các lực lượng chống đối chính quyền Assad.
Khi đó, những người Syria ôn hòa chống chính quyền Assad có thể sẽ ngả theo IS, và ông Putin đạt mục đích củng cố địa vị của Nga là cường quốc ở khu vực, đương nhiên với thiệt hại thuộc về Mỹ.
Các nhà bình luận của Washington Post nói Mỹ không cần thiết phải chiến tranh với Nga để có thể ngăn bàn tay của Putin và bảo vệ các lợi ích sống còn của Mỹ ở Syria. Tuy nhiên, theo tờ báo này, ông Obama cần tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng ôn hòa chống chính quyền Assad. Thay vì sự giảng giải, Mỹ cần vạch ra cho Nga những giới hạn đỏ ở Syria - theo bài viết.
Tờ báo trên đánh giá, dường như ông Obama đang muốn nhắn nhủ với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông Putin đang phạm sai lầm và sai lầm đó sẽ khiến Nga rơi vào một “vũng lầy” ở Syria. Cùng với đó, ông Obama cũng công khai trấn an ông chủ điện Kremlin rằng Mỹ sẽ không làm bất cứ điều gì để chống lại chiến dịch mà ông Putin đã mở nhằm vào các nhóm nổi dậy ở Syria - trong đó có cả những nhóm được Mỹ đào tạo và viện trợ.
“Chúng tôi sẽ không biến Syria trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Mỹ và Nga”, ông Obama nói.
Và theo Washington Post, tuyên bố này của Tổng thống Mỹ giống như “bật đèn xanh” cho Moscow loại trừ bất kỳ nguy cơ nào đối với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và cả lực lượng phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Hôm thứ Sáu tuần trước, chính quyền Obama tiếp tục phát tín hiệu lùi bước ở Syria bằng cách tuyên bố sẽ từ bỏ một chương trình của Lầu Năm Góc về chiêu mộ và đào tạo các nhóm nổi dậy mới ở Syria để chống lại IS. Nhà Trắng cho rằng, những nhóm binh sỹ được Mỹ đào tạo này không được bảo vệ trước sự tấn công của chính quyền Assad.
“Trong khi chúng ta cố gắng tập trung họ vào việc chống IS, thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tập trung vào chống IS khi mà hàng ngày họ hứng chịu hàng loạt bom và các cuộc tấn công từ chính quyền Assad”, ông Obama thừa nhận trong một cuộc họp báo hôm 2/10.
Thực ra, trước đây, Nhà Trắng đã phớt lờ nhiều nhà phê bình trong và ngoài Quốc hội Mỹ nhìn thấy trước được kết cục này của chương trình đào tạo quân nổi dậy ở Syria.
Khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014, chính quyền Obama đã phản ứng bằng cách đưa ra dự báo rằng Moscow sẽ tự chuốc lấy thất bại. Nhưng giờ đây, Nga tiếp tục kiểm soát Crimea và một vùng rộng lớn ở miền Đông Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy thân Nga. Chưa kể, Moscow đã đạt được thỏa thuận với phương Tây về giải pháp chính trị cho miền Đông Ukraine mà nếu được thực thi đầy đủ sẽ là một bước lùi đối với Chính phủ ở Kiev.
Giờ thì Nhà Trắng tiếp tục cho rằng chiến dịch quân sự của Moscow ở Syria sẽ tự thất bại. Trong dài hạn, điều này có thể đúng.
Tuy nhiên, theo Washington Post, chính sách này của ông Obama có nguy cơ dẫn tới những thảm họa trong ngắn hạn, bởi cách làm như vậy sẽ dẫn tới việc phiến quân IS trở nên mạnh hơn, cũng như “giết chết” triển vọng của bất kỳ một giải pháp chính trị nào cho Syria.
Hiện tại ông Obama có vẻ như đã quyết định tăng cường sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các lực lượng hiện tại ở Syria chống lại IS ở miền Đông nước này, bao gồm các lực lượng người Kurd và người Sunni. “Các gói trang thiết bị và vũ khí sẽ được cung cấp cho một nhóm các thủ lĩnh được lựa chọn và các nhóm mà họ lãnh đạo, để họ có thể dần dần tiến vào lãnh thổ do IS kiểm soát”, Lầu Năm Góc tuyên bố hôm thứ Sáu vừa rồi.
Nỗ lực tấn công như vậy vào thủ phủ của IS ở Raqqa là đáng hoan nghênh, theo Washingt Post. Tuy nhiên, kết hợp với việc ông Obama từ chối hỗ trợ các lực lượng đồng minh của Mỹ hiện đang nằm dưới sự tấn công của tên lửa Nga, nỗ lực này sẽ mang ý nghĩa tạo ra một “liên minh” Nga-Mỹ không chính thức mà ông Putin vốn kêu gọi để chống lại các lực lượng chống đối chính quyền Assad.
Khi đó, những người Syria ôn hòa chống chính quyền Assad có thể sẽ ngả theo IS, và ông Putin đạt mục đích củng cố địa vị của Nga là cường quốc ở khu vực, đương nhiên với thiệt hại thuộc về Mỹ.
Các nhà bình luận của Washington Post nói Mỹ không cần thiết phải chiến tranh với Nga để có thể ngăn bàn tay của Putin và bảo vệ các lợi ích sống còn của Mỹ ở Syria. Tuy nhiên, theo tờ báo này, ông Obama cần tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng ôn hòa chống chính quyền Assad. Thay vì sự giảng giải, Mỹ cần vạch ra cho Nga những giới hạn đỏ ở Syria - theo bài viết.