Petro Vietnam sẽ cùng lúc đầu tư vào hai ngân hàng?
Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) muốn chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại cổ phần
Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) muốn chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại cổ phần, sau 11 năm có mặt trên thị trường.
Sáng nay (26/4), ông Nguyễn Thiện Bảo, Tổng giám đốc PVFC, đã đề cập đến nội dung này ở góc độ định hướng hoạt động trong năm 2012.
Trong tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 28/4 này PVFC cũng nêu rõ định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng thương mại cổ phần. Và kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 9.000 tỷ đồng, qua phát hành trái phiếu chuyển đổi dự kiến trong năm nay, được xem là một cơ sở để thực hiện định hướng chuyển đổi mô hình đó.
Ông Bảo cũng cho biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) - tổ chức đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối tại PVFC (78%) - cũng đã đồng thuận về chủ trương trên và định hình phương án chuyển đổi. “PVFC sẽ theo đuổi phương án này, tuân thủ các quy định của pháp lý”, ông Bảo nói.
Tổng giám đốc PVFC cũng nói rằng, việc chuyển đổi mô hình là cần thiết để tăng cường hiệu quả trong hoạt động, và lâu nay Tổng công ty cũng đã hoạt động như một ngân hàng thương mại. Cùng với kế hoạch tăng vốn, quy mô hiện tại cũng là cơ sở để có thể chuyển đổi thành một ngân hàng tầm trung (hiện tổng tài sản đã đạt trên 93.000 tỷ đồng); hệ thống mạng lưới hiện đã có 10 chi nhánh và 25 điểm giao dịch trên cả nước…
Đó là một nhu cầu được đặt ra trong lộ trình tái cơ cấu với sự thay đổi căn bản về mô hình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu chuyển đổi như vậy và giả sử ở thời điểm này thì Petro Vietnam sẽ cùng lúc đầu tư vào hai ngân hàng thương mại cùng với một tỷ lệ sở hữu lớn. Điều này sẽ được xử lý như thế nào? Hiện Petro Vietnam cũng đang sở hữu 20% cổ phần tại Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank).
Mặt khác, việc chuyển đổi mô hình một công ty tài chính sang một ngân hàng thương mại sẽ gắn với quan điểm của nhà quản lý, về các điều kiện và cơ sở pháp lý… như thế nào? VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về chủ đề này.
Sáng nay (26/4), ông Nguyễn Thiện Bảo, Tổng giám đốc PVFC, đã đề cập đến nội dung này ở góc độ định hướng hoạt động trong năm 2012.
Trong tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 28/4 này PVFC cũng nêu rõ định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng thương mại cổ phần. Và kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 9.000 tỷ đồng, qua phát hành trái phiếu chuyển đổi dự kiến trong năm nay, được xem là một cơ sở để thực hiện định hướng chuyển đổi mô hình đó.
Ông Bảo cũng cho biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) - tổ chức đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối tại PVFC (78%) - cũng đã đồng thuận về chủ trương trên và định hình phương án chuyển đổi. “PVFC sẽ theo đuổi phương án này, tuân thủ các quy định của pháp lý”, ông Bảo nói.
Tổng giám đốc PVFC cũng nói rằng, việc chuyển đổi mô hình là cần thiết để tăng cường hiệu quả trong hoạt động, và lâu nay Tổng công ty cũng đã hoạt động như một ngân hàng thương mại. Cùng với kế hoạch tăng vốn, quy mô hiện tại cũng là cơ sở để có thể chuyển đổi thành một ngân hàng tầm trung (hiện tổng tài sản đã đạt trên 93.000 tỷ đồng); hệ thống mạng lưới hiện đã có 10 chi nhánh và 25 điểm giao dịch trên cả nước…
Đó là một nhu cầu được đặt ra trong lộ trình tái cơ cấu với sự thay đổi căn bản về mô hình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu chuyển đổi như vậy và giả sử ở thời điểm này thì Petro Vietnam sẽ cùng lúc đầu tư vào hai ngân hàng thương mại cùng với một tỷ lệ sở hữu lớn. Điều này sẽ được xử lý như thế nào? Hiện Petro Vietnam cũng đang sở hữu 20% cổ phần tại Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank).
Mặt khác, việc chuyển đổi mô hình một công ty tài chính sang một ngân hàng thương mại sẽ gắn với quan điểm của nhà quản lý, về các điều kiện và cơ sở pháp lý… như thế nào? VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về chủ đề này.