“Phải thay ngay những cán bộ có dư luận không tốt”
Chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với công tác cán bộ ngành thi hành án dân sự
“Những cán bộ, công chức tuy chưa phát hiện được sai phạm, tiêu cực nhưng nếu có nhiều dư luận không tốt thì cũng phải có biện phải luân chuyển hoặc thay đổi vị trí công tác”.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015 do Bộ Tư pháp tổ chức, chiều 4/12.
Báo cáo của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, năm 2014, số thụ lý mới về thi hành án dân sự tăng so với năm 2013, đặc biệt là về tiền, nhưng các cơ quan thi hành án đã thi hành xong số việc và số tiền cao hơn năm 2013; tỷ lệ hoàn thành thi hành án về việc vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Tuy nhiên, bên cạnh một số tích cực, công tác thi hành án dân sự còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên là kết quả thi hành án về tiền chưa hoàn thành chỉ tiêu thi hành án xong, còn thiếu 0,28% so với chỉ tiêu Quốc hội giao; số việc và tiền chuyển kỳ sau còn nhiều.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chỉ tiêu khác tuy đã tiến bộ nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 37/2012 của Quốc hội; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế nhất định; kỷ cương, kỷ luật tại một số đơn vị, địa phương còn chưa nghiêm, tình trạng cán bộ, công chức, kể cả cán bộ quản lý vi phạm kỷ luật còn cao…
Với thực tế đó, phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Những cán bộ, công chức tuy chưa phát hiện được sai phạm, tiêu cực nhưng nếu có nhiều dư luận không tốt thì cũng phải có biện phải luân chuyển hoặc thay đổi vị trí công tác”.
Ông cũng yêu cầu Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự cần kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý sai phạm. Các cơ quan thi hành án dân sự nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trình Chính phủ ban hành.
Cùng với đó không thể để tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
“Cần tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc có khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài gây bức xúc trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người dân”, Phó thủ tướng nói.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015 do Bộ Tư pháp tổ chức, chiều 4/12.
Báo cáo của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, năm 2014, số thụ lý mới về thi hành án dân sự tăng so với năm 2013, đặc biệt là về tiền, nhưng các cơ quan thi hành án đã thi hành xong số việc và số tiền cao hơn năm 2013; tỷ lệ hoàn thành thi hành án về việc vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Tuy nhiên, bên cạnh một số tích cực, công tác thi hành án dân sự còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên là kết quả thi hành án về tiền chưa hoàn thành chỉ tiêu thi hành án xong, còn thiếu 0,28% so với chỉ tiêu Quốc hội giao; số việc và tiền chuyển kỳ sau còn nhiều.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chỉ tiêu khác tuy đã tiến bộ nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 37/2012 của Quốc hội; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế nhất định; kỷ cương, kỷ luật tại một số đơn vị, địa phương còn chưa nghiêm, tình trạng cán bộ, công chức, kể cả cán bộ quản lý vi phạm kỷ luật còn cao…
Với thực tế đó, phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Những cán bộ, công chức tuy chưa phát hiện được sai phạm, tiêu cực nhưng nếu có nhiều dư luận không tốt thì cũng phải có biện phải luân chuyển hoặc thay đổi vị trí công tác”.
Ông cũng yêu cầu Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự cần kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý sai phạm. Các cơ quan thi hành án dân sự nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trình Chính phủ ban hành.
Cùng với đó không thể để tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
“Cần tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc có khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài gây bức xúc trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người dân”, Phó thủ tướng nói.