Phần mềm giúp tìm dầu trong lòng đá
Phía Nga đã chấp nhận phần mềm này phục vụ nghiên cứu và điều hành khai thác mỏ của Vietsovpetro
Bằng phần mềm BASROC 3.0, nhóm nghiên cứu Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đã đưa ra giải pháp công nghệ để xác định tham số phục vụ đánh giá trữ lượng và thiết kế khai thác mỏ dầu trong đá móng nứt nẻ.
Công trình được trao giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2006.
Công nghệ này đã giúp cho các đơn vị khai thác dầu khí xác định tham số mỏ Bạch Hổ, Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng, Nam Trung tâm Rồng, phục vụ cho việc tính toán trữ lượng một cách chính xác và xây dựng hoạch định khai thác mỏ tối ưu nhất về kỹ thuật và kinh tế.
Năm 1987, Vietsovpetro phát hiện ra thân dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ - thân dầu đặc biệt, hiếm có trên thế giới với tổng trữ lượng hiện nay lên tới trên 600 triệu tấn dầu và hàng chục tỷ mét khối khí.
Sau mỏ Bạch Hổ, hàng loạt mỏ trong đá móng nứt nẻ - hang hốc lần lượt được phát hiện như: mỏ Đông Nam Rồng, Nam Rồng, Rạng Đông, Ruby, Sư tử Đen... đã mở ra tiềm năng dầu khí rất lớn, đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu lớn trong khu vực và trên thế giới.
Công trình tổng hợp bao gồm nghiên cứu cơ bản, xây dựng công cụ (phần mềm BASROC) và sử dụng công cụ để giải quyết những vấn đề đánh giá, hoạch định và điều chỉnh khai thác mỏ trong đá móng nứt nẻ, một loại hình mỏ đặc biệt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mẫu lõi và khảo sát các trường điện, trường siêu âm, trường hạt nơron và gamma thứ sinh trong giếng khoan, nhóm nghiên cứu đã đưa ra quy trình xử lý số liệu và xây dựng phần mềm BASROC 3.0.
Đây là phần mềm duy nhất trên thế giới có khả năng giao diện cao, áp dụng cho đá móng nứt nẻ chứa dầu với mô hình hai độ rỗng, hai độ thấm. Việc nghiên cứu cơ bản đá chứa nứt nẻ hang hốc trong đá móng granitoid có ý nghĩa và giá trị quan trọng vì chưa có tiền lệ trong công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thế giới.
Lần đầu tiên giải pháp kỹ thuật mới: mô hình hai độ rỗng - hai độ thấm được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực tế và đưa vào sử dụng để xác định khả năng thấm - chứa hay xác định chính xác giá trị các thông số đá chứa thân dầu trong đá móng nứt nẻ.
Theo TS. Hoàng Văn Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu dầu khí biển, việc đánh giá chính xác trữ lượng mỏ phụ thuộc chủ yếu vào giá trị các tham số thể tích (độ dày phần chứa dầu, độ rỗng đá chứa và hệ số bão hoà dầu trong khoảng rỗng của đá chứa) của thân dầu. BASROC 3.0 cho phép xác định với độ chính xác cao các giá trị này.
Như vậy trữ lượng mỏ được tính toán chính xác cung cấp dữ liệu quản lý tài nguyên cho nhà nước cũng như cho Vietsovpetro thành lập chính xác kế hoạch khai thác mỏ.
Điều quan trọng hơn cả là kết quả xử lý, xác định các tham số đá chứa trong từng giếng khoan theo BASROC 3.0 cho phép chính xác hoá bản đồ phân bố trữ lượng trên mỏ. Đây là yếu tố có ý nghĩa to lớn trong lập kế hoạch và điều hành khai thác mỏ. Việc hoạch định khai thác mỏ đòi hỏi phải có kết quả nghiên cứu mô hình địa chất và các thông số mỏ một cách chính xác, ngược lại sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng trong đầu tư gây lãng phí tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.
Thành công lớn nhất của quy trình công nghệ này là xây dựng mô hình vật lý - thạch học của từng loại đá chứa trong móng nứt nẻ, hang hốc theo thành phần khoáng vật - hoá học. Mô hình này là bước đột phá quan trọng và là công cụ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần thạch học lên các đặc trưng vật lý và cấu trúc không gian rỗng trong đá chứa nứt nẻ hang hốc.
Lần đầu tiên không chỉ ở Việt Nam, mô hình phân tích được xây dựng kết hợp trên cơ sở mô hình khoáng vật đá và mô hình không gian hai độ rỗng hai độ thấm trong đá. Sự kết hợp này cho phép nâng cao độ chính xác đánh giá thông số đá chứa khi sử dụng phương pháp phân tích thể tích khoáng vật trong đá (giải bài toán ngược).
Cho đến nay, ngoài việc sử dụng cho phân tích 156 giếng đo trong đá móng, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã ký các Hợp đồng phân tích tài liệu nghiên cứu đá móng cho các nhà thầu dầu khí nước ngoài, các công ty: VRJ, JVPC và Đại Hùng bằng chương trình BASSROC 3.0 với giá trung bình 30.000 USD/giếng khoan.
Như vậy hiệu quả là khá lớn, song không chỉ là số tiền mà quan trọng hơn là BASSROC 3.0 đã giải quyết được một khối lượng công việc lớn mà Vietsovpetro không thể thuê đối tác nào khác vì nhiệm vụ này không có một công ty dịch vụ dầu khí nào có phương pháp và công cụ giải quyết được.
TS. Quý khẳng định, hiệu quả kinh tế khi sử dụng chương trình BASROC còn tiếp tục tăng lên hàng năm một khi công trình được chuyển giao công nghệ cho các công ty dầu khí đang hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác tại thềm lục địa nước ta.
Giải pháp công nghệ và chương trình BASROC 3.0 dễ dàng hội nhập với thị trường ngành công nghiệp dầu khí thế giới. Nhiều viện nghiên cứu và trường đại học của Nga đã dày công nghiên cứu nhằm đưa ra phần mềm phù hợp cho đá móng nứt nẻ - hang hốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công.
Vì vậy, phía Nga đã chấp nhận phần mềm này phục vụ nghiên cứu và điều hành khai thác mỏ của Vietsovpetro.
Công trình được trao giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2006.
Công nghệ này đã giúp cho các đơn vị khai thác dầu khí xác định tham số mỏ Bạch Hổ, Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng, Nam Trung tâm Rồng, phục vụ cho việc tính toán trữ lượng một cách chính xác và xây dựng hoạch định khai thác mỏ tối ưu nhất về kỹ thuật và kinh tế.
Năm 1987, Vietsovpetro phát hiện ra thân dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ - thân dầu đặc biệt, hiếm có trên thế giới với tổng trữ lượng hiện nay lên tới trên 600 triệu tấn dầu và hàng chục tỷ mét khối khí.
Sau mỏ Bạch Hổ, hàng loạt mỏ trong đá móng nứt nẻ - hang hốc lần lượt được phát hiện như: mỏ Đông Nam Rồng, Nam Rồng, Rạng Đông, Ruby, Sư tử Đen... đã mở ra tiềm năng dầu khí rất lớn, đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu lớn trong khu vực và trên thế giới.
Công trình tổng hợp bao gồm nghiên cứu cơ bản, xây dựng công cụ (phần mềm BASROC) và sử dụng công cụ để giải quyết những vấn đề đánh giá, hoạch định và điều chỉnh khai thác mỏ trong đá móng nứt nẻ, một loại hình mỏ đặc biệt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mẫu lõi và khảo sát các trường điện, trường siêu âm, trường hạt nơron và gamma thứ sinh trong giếng khoan, nhóm nghiên cứu đã đưa ra quy trình xử lý số liệu và xây dựng phần mềm BASROC 3.0.
Đây là phần mềm duy nhất trên thế giới có khả năng giao diện cao, áp dụng cho đá móng nứt nẻ chứa dầu với mô hình hai độ rỗng, hai độ thấm. Việc nghiên cứu cơ bản đá chứa nứt nẻ hang hốc trong đá móng granitoid có ý nghĩa và giá trị quan trọng vì chưa có tiền lệ trong công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thế giới.
Lần đầu tiên giải pháp kỹ thuật mới: mô hình hai độ rỗng - hai độ thấm được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực tế và đưa vào sử dụng để xác định khả năng thấm - chứa hay xác định chính xác giá trị các thông số đá chứa thân dầu trong đá móng nứt nẻ.
Theo TS. Hoàng Văn Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu dầu khí biển, việc đánh giá chính xác trữ lượng mỏ phụ thuộc chủ yếu vào giá trị các tham số thể tích (độ dày phần chứa dầu, độ rỗng đá chứa và hệ số bão hoà dầu trong khoảng rỗng của đá chứa) của thân dầu. BASROC 3.0 cho phép xác định với độ chính xác cao các giá trị này.
Như vậy trữ lượng mỏ được tính toán chính xác cung cấp dữ liệu quản lý tài nguyên cho nhà nước cũng như cho Vietsovpetro thành lập chính xác kế hoạch khai thác mỏ.
Điều quan trọng hơn cả là kết quả xử lý, xác định các tham số đá chứa trong từng giếng khoan theo BASROC 3.0 cho phép chính xác hoá bản đồ phân bố trữ lượng trên mỏ. Đây là yếu tố có ý nghĩa to lớn trong lập kế hoạch và điều hành khai thác mỏ. Việc hoạch định khai thác mỏ đòi hỏi phải có kết quả nghiên cứu mô hình địa chất và các thông số mỏ một cách chính xác, ngược lại sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng trong đầu tư gây lãng phí tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.
Thành công lớn nhất của quy trình công nghệ này là xây dựng mô hình vật lý - thạch học của từng loại đá chứa trong móng nứt nẻ, hang hốc theo thành phần khoáng vật - hoá học. Mô hình này là bước đột phá quan trọng và là công cụ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần thạch học lên các đặc trưng vật lý và cấu trúc không gian rỗng trong đá chứa nứt nẻ hang hốc.
Lần đầu tiên không chỉ ở Việt Nam, mô hình phân tích được xây dựng kết hợp trên cơ sở mô hình khoáng vật đá và mô hình không gian hai độ rỗng hai độ thấm trong đá. Sự kết hợp này cho phép nâng cao độ chính xác đánh giá thông số đá chứa khi sử dụng phương pháp phân tích thể tích khoáng vật trong đá (giải bài toán ngược).
Cho đến nay, ngoài việc sử dụng cho phân tích 156 giếng đo trong đá móng, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã ký các Hợp đồng phân tích tài liệu nghiên cứu đá móng cho các nhà thầu dầu khí nước ngoài, các công ty: VRJ, JVPC và Đại Hùng bằng chương trình BASSROC 3.0 với giá trung bình 30.000 USD/giếng khoan.
Như vậy hiệu quả là khá lớn, song không chỉ là số tiền mà quan trọng hơn là BASSROC 3.0 đã giải quyết được một khối lượng công việc lớn mà Vietsovpetro không thể thuê đối tác nào khác vì nhiệm vụ này không có một công ty dịch vụ dầu khí nào có phương pháp và công cụ giải quyết được.
TS. Quý khẳng định, hiệu quả kinh tế khi sử dụng chương trình BASROC còn tiếp tục tăng lên hàng năm một khi công trình được chuyển giao công nghệ cho các công ty dầu khí đang hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác tại thềm lục địa nước ta.
Giải pháp công nghệ và chương trình BASROC 3.0 dễ dàng hội nhập với thị trường ngành công nghiệp dầu khí thế giới. Nhiều viện nghiên cứu và trường đại học của Nga đã dày công nghiên cứu nhằm đưa ra phần mềm phù hợp cho đá móng nứt nẻ - hang hốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công.
Vì vậy, phía Nga đã chấp nhận phần mềm này phục vụ nghiên cứu và điều hành khai thác mỏ của Vietsovpetro.