Phố Wall có tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp
Ngày 17/4, chứng khoán Mỹ đã khởi sắc phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần lên điểm thứ sáu liên tiếp
Ngày 17/4, chứng khoán Mỹ đã khởi sắc phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần lên điểm thứ sáu liên tiếp.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 4/2009.
Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã tăng lên 61,9 điểm, từ 57,3 điểm trong tháng 3/2009.
Chuyển qua thông tin khác, Giám đốc điều hành của General Motors - Fritz Henderson cho biết hãng đang nỗ lực thực hiện quá trình tái cơ cấu hoạt động, nhưng ông cũng cảnh báo rằng có thể sẽ phải tìm đến giải pháp nộp đơn xin bảo hộ phá sản để hoàn thành quá trình tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khối tài chính Mỹ tăng 4,11% giá trị trong tuần
Ngày 17/4, ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ - Citigroup cho biết lợi nhuận của cổ đông phổ thông ngân hàng trong quý 1/2009 là -966 triệu USD, tương đương -18 cent/cổ phiếu, từ mức lỗ 5,19 tỷ USD (-1,03 USD/cổ phiếu) trong quý 1/2008. Doanh thu quý 1/2009 của Citigroup đã tăng gấp đôi lên 24,79 tỷ USD.
Trong tuần, Goldman Sachs thông báo lợi nhuận trong quý 1/2009 đạt 1,66 tỷ USD, tương đương 3,39 USD/cổ phiếu – tăng 4,95% so với cùng kỳ năm trước; JPMorgan Chase đã cho biết lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2009 đạt 1,52 tỷ USD, tương đương 40 cent/cổ phiếu – giảm 33,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong ngày 17/4, Tập đoàn General Electric đã công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông phổ thông trong quý 1/2009 đạt 2,74 tỷ USD, tương đương 26 cent/cổ phiếu – giảm 36% so với 4,3 tỷ USD (43 cent/cổ phiếu) trong quý 1/2008. Doanh thu của General Electric trong quý 1 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, xuống 38,41 tỷ USD. Kết thúc phiên, cổ phiếu General Electric tăng 0,98% lên 12,39 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa thị trường có tuần giao dịch thành công thứ sáu liên tiếp. Trong đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 có 6 tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 7/1938 và chỉ số Nasdaq có 6 tuần tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 3/2000.
Chỉ số của cổ phiếu khối ngân hàng KBW tiếp tục tăng 3,4% - dù cổ phiếu của Citigroup mất tới 9% sau khi công bố kết quả kinh doanh thua lỗ - trong đó cổ phiếu Bank of America lên 2,51%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 4,16%,...
Tuần qua, thị trường chứng kiến sự thành công rõ nét của cổ phiếu khối tài chính khi dẫn đầu về biên độ tăng điểm trong số 10 ngành, trong khi ngành dịch vụ viễn thông bị giảm điểm mạnh nhất trong tuần. Cụ thể, chỉ số S&P Tài chính lên 4,11%, chỉ số S&P Công nghiệp tăng 3,33%, chỉ số S&P Dịch vụ viễn thông mất 1,1%...
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,59%, chỉ số S&P 500 lên 1,52% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 1,24%.
So với thời kỳ các chỉ số rơi vào vùng thị trường đầu cơ giá xuống được thiết lập ngày 9/3/2009, chỉ số Dow Jones tăng 24,2%, chỉ số S&P 500 lên 28,54% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 32%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 7,35%, chỉ số S&P 500 mất 3,73% và chỉ số Nasdaq tăng 6,09%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 17/4: chỉ số Dow Jones tăng 5,9 điểm, tương đương 0,07%, chốt ở mức 8.131,33.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 2,63 điểm, tương đương 0,16%, chốt ở mức 1.673,07.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 4,3 điểm, tương đương 0,5%, đóng cửa ở mức 869,6.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,95 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,42 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Trong tuần tới, chính quyền Tổng thống Obama sẽ công bố chi tiết về kết quả kiểm tra tình trạng hoạt động của 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Đây là thông tin đáng chú ý nhất trong tuần tới và sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới xu hướng của thị trường.
Bên cạnh đó, tuần này sẽ có nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ công bố kết quả kinh doanh như IBM, Merck, Dupont, United Tech, AT&T, Boeing, McDonald's, Microsoft, Morgan Stanley...
Thứ Hai: Công bố kết quả kinh doanh của Bank of America, Tập đoàn năng lượng Halliburton, IBM, Texas Instruments...
Thứ Ba: Công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn sản xuất máy móc cho hoạt động khai mỏ, xây dựng - Caterpillar, Coca-Cola, tập đoàn dược phẩm Merck, Dupont, United Tech, Delta Airlines, Lockheed Martin, State Street, United Health, US Bancrop, Yahoo, Capital One...
Thứ Tư: Công bố kết quả kinh doanh của Morgan Stanley, Wells Fargo, AT&T, Boeing, McDonald's, Apple, eBay, Qualcomm...
Thứ Năm: Công bố số liệu những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán; công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn năng lượng Conoco-Phillips, Microsoft, Pepsi, Fifth Third, PNC Financial, SunTrust, Union Pacific, US Air, Amazon,...
Thứ Sáu: Cuộc họp G7 diễn ra tại Washington; công bố số liệu về đơn đặt hàng lâu bền; số liệu về doanh số nhà mới chờ bán; công bố kết quả kinh doanh của 3M, Honeywell, Schlumberger và Xerox.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm tuần thứ sáu
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm phiên cuối tuần nhờ đà tăng điểm của cổ phiếu khối ngân hàng sau khi Citigroup và General Electric công bố kết quả kinh doanh vượt dự báo. Như vậy, ba chỉ số chứng khoán lớn ở châu Âu đã có tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp.
Cổ phiếu BNP Paribas, Barclays, Deutsche Bank, Lloyds, Royal Bank of Scotland và UBS tăng từ 4,6-16,6%.
Cổ phiếu khối công nghệ cũng trong nhóm dẫn dắt thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó cổ phiếu BT Group lên 9,4%, cổ phiếu Vodafone tiến thêm 3,9%, cổ phiếu Ericsson tăng 4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 39,82 điểm, tương đương 0,98%, chốt ở mức 4.092,8 – tăng 2,74% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 3,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 1,46% trong phiên này và lên 4,14% trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 49,7 triệu cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 1,77% phiên cuối tuần và tăng 3,96% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 222,56 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á thêm một tuần thành công
Ngày 17/4, chứng khoán khu vực đã tăng điểm trở lại, đưa nhiều thị trường tiếp tục có tuần giao dịch thành công.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 0,8% lên 89,67 điểm, giúp chỉ số này tăng được 1,9% giá trị trong tuần trước.
Hôm thứ Sáu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật - ông Masaaki Shirakawa đã cho biết kinh tế của nước này vẫn trong tình trạng đáng lo ngại do chi tiêu dùng của người dân giảm và các doanh nghiệp đã cắt giảm đầu tư.
“Hoạt động bảo hiểm cho thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đang được cải thiện tốt hơn. Nhưng môi trường tài chính Nhật vẫn duy trì tình trạng rất khó khăn, bất kể công ty nhỏ hay công ty lớn. Tình trạng các quỹ và ngân hàng đều dè dặt khi giải ngân”, Thống đốc Masaaki Shirakawa nói.
Chứng khoán Nhật đã tăng gần 2% hôm thứ Sáu nhờ đà lên điểm của cổ phiếu ngành thép, công nghệ và ngân hàng.
Cổ phiếu ngành thép đã tăng mạnh trong ngày sau khi nhà sản xuất thép lớn thứ hai ở Nhật đạt được thỏa thuận với Toyota về việc cắt giảm 10% giá thép - thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó. Cổ phiếu Nippon Steel tăng 10,5%, cổ phiếu JFE Holdings lên 10,6%, cổ phiếu Kobe Steel tiến thêm 8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 152,32 điểm, tương đương 1,74%, chốt ở mức 8.907,58 - giảm 0,6% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường có 923 cổ phiếu lên điểm và có 653 cổ phiếu giảm điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã đồng loạt tăng điểm ngày cuối tuần, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lên 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 2,6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 3,8%.
Chuyển qua thị trường khác, Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc vừa cho biết, doanh số bán lẻ của các nhà phân phối lớn nhất nước này trong tháng 3/2009 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 0,3% trong tháng 2 vừa qua.
Sức mua hàng hóa xa xỉ, thực phẩm và mỹ phẩm tăng mạnh là nguyên nhân cơ bản khiến doanh thu của các nhà phân phối lớn của Hàn Quốc gia tăng. Trong đó, doanh số bán hàng xa xỉ phẩm tăng 23,6%, doanh số hàng thực phẩm lên 12,5%.
Điều này cho thấy khả năng tình trạng kinh tế suy thoái tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ qua ở Hàn Quốc đang dần tốt lên.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI giảm 7,72 điểm, tương đương -0,58%, chốt ở mức 1.329 - hạ 0,5% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 241,79 điểm, tương đương -4,03 điểm, chốt ở mức 5.755,38 – giảm 0,45% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này giảm 30,2 điểm, tương đương -1,19%, chốt ở mức 2.503,94 – tăng 2,44% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia lên 2,5 điểm, tương đương 0,07%, chốt ở mức 3.728,1 – tăng 3% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 18,28 điểm, tương đương 0,12%, chốt ở mức 15.601,27 - tăng 4,7% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore lên 10,76 điểm, tương đương 0,57%, chốt ở mức 1.902,51 – tăng 4,33% so với tuần trước.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 340,49 điểm, tương đương 3,11%, chốt ở mức 11.287,49 – tăng 4,1% so với tuần trước.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 4/2009.
Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã tăng lên 61,9 điểm, từ 57,3 điểm trong tháng 3/2009.
Chuyển qua thông tin khác, Giám đốc điều hành của General Motors - Fritz Henderson cho biết hãng đang nỗ lực thực hiện quá trình tái cơ cấu hoạt động, nhưng ông cũng cảnh báo rằng có thể sẽ phải tìm đến giải pháp nộp đơn xin bảo hộ phá sản để hoàn thành quá trình tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khối tài chính Mỹ tăng 4,11% giá trị trong tuần
Ngày 17/4, ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ - Citigroup cho biết lợi nhuận của cổ đông phổ thông ngân hàng trong quý 1/2009 là -966 triệu USD, tương đương -18 cent/cổ phiếu, từ mức lỗ 5,19 tỷ USD (-1,03 USD/cổ phiếu) trong quý 1/2008. Doanh thu quý 1/2009 của Citigroup đã tăng gấp đôi lên 24,79 tỷ USD.
Trong tuần, Goldman Sachs thông báo lợi nhuận trong quý 1/2009 đạt 1,66 tỷ USD, tương đương 3,39 USD/cổ phiếu – tăng 4,95% so với cùng kỳ năm trước; JPMorgan Chase đã cho biết lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2009 đạt 1,52 tỷ USD, tương đương 40 cent/cổ phiếu – giảm 33,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong ngày 17/4, Tập đoàn General Electric đã công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông phổ thông trong quý 1/2009 đạt 2,74 tỷ USD, tương đương 26 cent/cổ phiếu – giảm 36% so với 4,3 tỷ USD (43 cent/cổ phiếu) trong quý 1/2008. Doanh thu của General Electric trong quý 1 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, xuống 38,41 tỷ USD. Kết thúc phiên, cổ phiếu General Electric tăng 0,98% lên 12,39 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa thị trường có tuần giao dịch thành công thứ sáu liên tiếp. Trong đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 có 6 tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 7/1938 và chỉ số Nasdaq có 6 tuần tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 3/2000.
Chỉ số của cổ phiếu khối ngân hàng KBW tiếp tục tăng 3,4% - dù cổ phiếu của Citigroup mất tới 9% sau khi công bố kết quả kinh doanh thua lỗ - trong đó cổ phiếu Bank of America lên 2,51%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 4,16%,...
Tuần qua, thị trường chứng kiến sự thành công rõ nét của cổ phiếu khối tài chính khi dẫn đầu về biên độ tăng điểm trong số 10 ngành, trong khi ngành dịch vụ viễn thông bị giảm điểm mạnh nhất trong tuần. Cụ thể, chỉ số S&P Tài chính lên 4,11%, chỉ số S&P Công nghiệp tăng 3,33%, chỉ số S&P Dịch vụ viễn thông mất 1,1%...
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,59%, chỉ số S&P 500 lên 1,52% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 1,24%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
So với thời kỳ các chỉ số rơi vào vùng thị trường đầu cơ giá xuống được thiết lập ngày 9/3/2009, chỉ số Dow Jones tăng 24,2%, chỉ số S&P 500 lên 28,54% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 32%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 7,35%, chỉ số S&P 500 mất 3,73% và chỉ số Nasdaq tăng 6,09%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 17/4: chỉ số Dow Jones tăng 5,9 điểm, tương đương 0,07%, chốt ở mức 8.131,33.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 2,63 điểm, tương đương 0,16%, chốt ở mức 1.673,07.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 4,3 điểm, tương đương 0,5%, đóng cửa ở mức 869,6.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,95 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,42 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Trong tuần tới, chính quyền Tổng thống Obama sẽ công bố chi tiết về kết quả kiểm tra tình trạng hoạt động của 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Đây là thông tin đáng chú ý nhất trong tuần tới và sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới xu hướng của thị trường.
Bên cạnh đó, tuần này sẽ có nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ công bố kết quả kinh doanh như IBM, Merck, Dupont, United Tech, AT&T, Boeing, McDonald's, Microsoft, Morgan Stanley...
Thứ Hai: Công bố kết quả kinh doanh của Bank of America, Tập đoàn năng lượng Halliburton, IBM, Texas Instruments...
Thứ Ba: Công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn sản xuất máy móc cho hoạt động khai mỏ, xây dựng - Caterpillar, Coca-Cola, tập đoàn dược phẩm Merck, Dupont, United Tech, Delta Airlines, Lockheed Martin, State Street, United Health, US Bancrop, Yahoo, Capital One...
Thứ Tư: Công bố kết quả kinh doanh của Morgan Stanley, Wells Fargo, AT&T, Boeing, McDonald's, Apple, eBay, Qualcomm...
Thứ Năm: Công bố số liệu những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán; công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn năng lượng Conoco-Phillips, Microsoft, Pepsi, Fifth Third, PNC Financial, SunTrust, Union Pacific, US Air, Amazon,...
Thứ Sáu: Cuộc họp G7 diễn ra tại Washington; công bố số liệu về đơn đặt hàng lâu bền; số liệu về doanh số nhà mới chờ bán; công bố kết quả kinh doanh của 3M, Honeywell, Schlumberger và Xerox.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm tuần thứ sáu
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm phiên cuối tuần nhờ đà tăng điểm của cổ phiếu khối ngân hàng sau khi Citigroup và General Electric công bố kết quả kinh doanh vượt dự báo. Như vậy, ba chỉ số chứng khoán lớn ở châu Âu đã có tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp.
Cổ phiếu BNP Paribas, Barclays, Deutsche Bank, Lloyds, Royal Bank of Scotland và UBS tăng từ 4,6-16,6%.
Cổ phiếu khối công nghệ cũng trong nhóm dẫn dắt thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó cổ phiếu BT Group lên 9,4%, cổ phiếu Vodafone tiến thêm 3,9%, cổ phiếu Ericsson tăng 4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 39,82 điểm, tương đương 0,98%, chốt ở mức 4.092,8 – tăng 2,74% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 3,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 1,46% trong phiên này và lên 4,14% trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 49,7 triệu cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 1,77% phiên cuối tuần và tăng 3,96% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 222,56 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á thêm một tuần thành công
Ngày 17/4, chứng khoán khu vực đã tăng điểm trở lại, đưa nhiều thị trường tiếp tục có tuần giao dịch thành công.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 0,8% lên 89,67 điểm, giúp chỉ số này tăng được 1,9% giá trị trong tuần trước.
Hôm thứ Sáu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật - ông Masaaki Shirakawa đã cho biết kinh tế của nước này vẫn trong tình trạng đáng lo ngại do chi tiêu dùng của người dân giảm và các doanh nghiệp đã cắt giảm đầu tư.
“Hoạt động bảo hiểm cho thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đang được cải thiện tốt hơn. Nhưng môi trường tài chính Nhật vẫn duy trì tình trạng rất khó khăn, bất kể công ty nhỏ hay công ty lớn. Tình trạng các quỹ và ngân hàng đều dè dặt khi giải ngân”, Thống đốc Masaaki Shirakawa nói.
Chứng khoán Nhật đã tăng gần 2% hôm thứ Sáu nhờ đà lên điểm của cổ phiếu ngành thép, công nghệ và ngân hàng.
Cổ phiếu ngành thép đã tăng mạnh trong ngày sau khi nhà sản xuất thép lớn thứ hai ở Nhật đạt được thỏa thuận với Toyota về việc cắt giảm 10% giá thép - thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó. Cổ phiếu Nippon Steel tăng 10,5%, cổ phiếu JFE Holdings lên 10,6%, cổ phiếu Kobe Steel tiến thêm 8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 152,32 điểm, tương đương 1,74%, chốt ở mức 8.907,58 - giảm 0,6% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường có 923 cổ phiếu lên điểm và có 653 cổ phiếu giảm điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã đồng loạt tăng điểm ngày cuối tuần, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lên 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 2,6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 3,8%.
Chuyển qua thị trường khác, Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc vừa cho biết, doanh số bán lẻ của các nhà phân phối lớn nhất nước này trong tháng 3/2009 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 0,3% trong tháng 2 vừa qua.
Sức mua hàng hóa xa xỉ, thực phẩm và mỹ phẩm tăng mạnh là nguyên nhân cơ bản khiến doanh thu của các nhà phân phối lớn của Hàn Quốc gia tăng. Trong đó, doanh số bán hàng xa xỉ phẩm tăng 23,6%, doanh số hàng thực phẩm lên 12,5%.
Điều này cho thấy khả năng tình trạng kinh tế suy thoái tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ qua ở Hàn Quốc đang dần tốt lên.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI giảm 7,72 điểm, tương đương -0,58%, chốt ở mức 1.329 - hạ 0,5% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 241,79 điểm, tương đương -4,03 điểm, chốt ở mức 5.755,38 – giảm 0,45% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này giảm 30,2 điểm, tương đương -1,19%, chốt ở mức 2.503,94 – tăng 2,44% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia lên 2,5 điểm, tương đương 0,07%, chốt ở mức 3.728,1 – tăng 3% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 18,28 điểm, tương đương 0,12%, chốt ở mức 15.601,27 - tăng 4,7% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore lên 10,76 điểm, tương đương 0,57%, chốt ở mức 1.902,51 – tăng 4,33% so với tuần trước.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 340,49 điểm, tương đương 3,11%, chốt ở mức 11.287,49 – tăng 4,1% so với tuần trước.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.125,43 | 8.131,33 | 5,90 | 0,07 |
Nasdaq | 1.670,44 | 1.673,07 | 2,63 | 0,16 | |
S&P 500 | 865,30 | 869,60 | 4,30 | 0,50 | |
Anh | FTSE 100 | 4.052,98 | 4.092,80 | 39,82 | 0,98 |
Đức | DAX | 4.609,46 | 4.676,84 | 67,38 | 1,46 |
Pháp | CAC 40 | 3.038,18 | 3.091,96 | 53,78 | 1,77 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.997,17 | 5.755,38 | 241,79 | 4,03 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.755,26 | 8.907,58 | 152,32 | 1,74 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.583,00 | 15.601,27 | 18,28 | 0,12 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.336,72 | 1.329,00 | 7,72 | 0,58 |
Singapore | Straits Times | 1.891,89 | 1.902,51 | 10,76 | 0,57 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.534,13 | 2.503,93 | 30,19 | 1,19 |
Ấn Độ | BSE 30 | 10.947,40 | 11.287,49 | 340,09 | 3,11 |
Australia | ASX | 3.725,60 | 3.728,10 | 2,50 | 0,07 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |