Phố Wall khép tuần giảm mạnh nhất từ tháng 4
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,8%, chỉ số S&P 500 giảm 2,1% và chỉ số Nasdaq giảm 1,9%
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần (21/6), nhưng tính chung 5 ngày vừa qua, các chỉ số chính đều giảm rất sâu và nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về các dự tính của FED.
Nhìn chung các chỉ số chính đều có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 4 tới nay. Riêng trong phiên cuối tuần, trong khi các chỉ số Dow Jones và S&P 500 vực dậy nhẹ thì Nasdaq xác lập ngày giảm thứ ba liên tiếp, do chịu tác động từ sự đi xuống của cổ phiếu hãng công nghệ Oracle. Trong phiên 21/6, có lúc chỉ số Nasdaq trượt hơn 1%.
Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc kể từ ngày 19/6, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho biết cơ quan này dự định ngay từ cuối năm 2013 sẽ bắt đầu thu hẹp các chương trình nới lỏng định lượng và hướng tới rút hoàn toàn vào giữa năm 2014, nếu kinh tế Mỹ có dấu hiệu cho thấy đà hồi phục đã rõ ràng.
Việc các chỉ số chính giảm sâu sau bài phát biểu của ông Bernanke là điều dễ hiểu, do những biện pháp nới lỏng định lượng của FED từ lâu đã trở thành động lực quan trọng giúp thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh sau suy thoái. Chỉ số S&P 500 đã chọc thủng đường trung bình động 50 ngày, giảm tới 4,6% từ mức đỉnh hôm 21/5.
Trên thực tế biến động trên thị trường Mỹ xung quanh những động thái của FED đã được bắt đầu từ ngày 22/5, sau khi ông Bernanke lần đầu có phát biểu ám chỉ tới việc cơ quan này sẽ xem xét lại những biện pháp nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, những yếu tố kinh tế lạc quan đan xen trong các ngày sau đó đã xoa dịu phần nào lo lắng trên.
Theo các chuyên gia phân tích thị trường, nhiều người nghĩ rằng đà bán tháo trên thị trường đã quá mức sau khi chỉ số S&P 500 rơi xuống dưới các ngưỡng cản kỹ thuật, nhưng thực tế thì hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra do nhà đầu tư thực sự không chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra khi FED giảm tốc mua trái phiếu hoặc rút kế hoạch này.
Điều này có thể thấy qua VIX, chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hôm 20/6, lần đầu trong năm nay VIX đóng cửa trên 20 điểm, sau khi tăng tới 23%. Hôm qua, chỉ số này giảm nhẹ 8%, còn 18,86 điểm. Điều này phản ánh sự lo lắng của nhà đầu tư dù đã giảm bớt nhưng vẫn còn khá bao trùm.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã đưa ra nhận định, thị trường hiểu sai những quan điểm của FED và việc rút hoàn toàn chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng sẽ không xảy ra sớm như một số dự báo. Nhận định theo hướng này giúp thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều, đồng thời cũng đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên 2,531%.
Kết thúc ngày 21/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 44,31 điểm, tương ứng với mức 0,30%, lên 14.802,63 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 4,45 điểm, tương ứng với mức 0,28%, lên chốt ở 1.592,64 điểm. Ngược chiều, chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục xu hướng giảm với 7,39 điểm, tương ứng mức 0,22%, xuống 3.357,25 điểm.
Sự chênh lệch giữa số cổ phiếu tăng và giảm điểm ở sàn New York không quá lớn, trong khi sàn Nasdaq, 57% số cổ phiếu niêm yết tăng điểm. Khối lượng giao dịch bùng nổ với 10,29 tỷ cổ phiếu được sang nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu trong năm nay.
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,8%, chỉ số S&P 500 giảm 2,1% và chỉ số Nasdaq giảm 1,9%. Đây cũng là tuần giảm điểm thứ 4 của thị trường chứng khoán Mỹ trong vòng 5 tuần vừa qua.
Nhìn chung các chỉ số chính đều có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 4 tới nay. Riêng trong phiên cuối tuần, trong khi các chỉ số Dow Jones và S&P 500 vực dậy nhẹ thì Nasdaq xác lập ngày giảm thứ ba liên tiếp, do chịu tác động từ sự đi xuống của cổ phiếu hãng công nghệ Oracle. Trong phiên 21/6, có lúc chỉ số Nasdaq trượt hơn 1%.
Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc kể từ ngày 19/6, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho biết cơ quan này dự định ngay từ cuối năm 2013 sẽ bắt đầu thu hẹp các chương trình nới lỏng định lượng và hướng tới rút hoàn toàn vào giữa năm 2014, nếu kinh tế Mỹ có dấu hiệu cho thấy đà hồi phục đã rõ ràng.
Việc các chỉ số chính giảm sâu sau bài phát biểu của ông Bernanke là điều dễ hiểu, do những biện pháp nới lỏng định lượng của FED từ lâu đã trở thành động lực quan trọng giúp thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh sau suy thoái. Chỉ số S&P 500 đã chọc thủng đường trung bình động 50 ngày, giảm tới 4,6% từ mức đỉnh hôm 21/5.
Trên thực tế biến động trên thị trường Mỹ xung quanh những động thái của FED đã được bắt đầu từ ngày 22/5, sau khi ông Bernanke lần đầu có phát biểu ám chỉ tới việc cơ quan này sẽ xem xét lại những biện pháp nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, những yếu tố kinh tế lạc quan đan xen trong các ngày sau đó đã xoa dịu phần nào lo lắng trên.
Theo các chuyên gia phân tích thị trường, nhiều người nghĩ rằng đà bán tháo trên thị trường đã quá mức sau khi chỉ số S&P 500 rơi xuống dưới các ngưỡng cản kỹ thuật, nhưng thực tế thì hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra do nhà đầu tư thực sự không chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra khi FED giảm tốc mua trái phiếu hoặc rút kế hoạch này.
Điều này có thể thấy qua VIX, chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hôm 20/6, lần đầu trong năm nay VIX đóng cửa trên 20 điểm, sau khi tăng tới 23%. Hôm qua, chỉ số này giảm nhẹ 8%, còn 18,86 điểm. Điều này phản ánh sự lo lắng của nhà đầu tư dù đã giảm bớt nhưng vẫn còn khá bao trùm.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã đưa ra nhận định, thị trường hiểu sai những quan điểm của FED và việc rút hoàn toàn chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng sẽ không xảy ra sớm như một số dự báo. Nhận định theo hướng này giúp thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều, đồng thời cũng đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên 2,531%.
Kết thúc ngày 21/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 44,31 điểm, tương ứng với mức 0,30%, lên 14.802,63 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 4,45 điểm, tương ứng với mức 0,28%, lên chốt ở 1.592,64 điểm. Ngược chiều, chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục xu hướng giảm với 7,39 điểm, tương ứng mức 0,22%, xuống 3.357,25 điểm.
Sự chênh lệch giữa số cổ phiếu tăng và giảm điểm ở sàn New York không quá lớn, trong khi sàn Nasdaq, 57% số cổ phiếu niêm yết tăng điểm. Khối lượng giao dịch bùng nổ với 10,29 tỷ cổ phiếu được sang nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu trong năm nay.
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,8%, chỉ số S&P 500 giảm 2,1% và chỉ số Nasdaq giảm 1,9%. Đây cũng là tuần giảm điểm thứ 4 của thị trường chứng khoán Mỹ trong vòng 5 tuần vừa qua.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.799,40 | +41,08 | +0,28 |
S&P 500 | 1.592,43 | +4,24 | +0,27 | |
Nasdaq | 3.357,25 | -7,39 | -0,22 | |
Anh | FTSE 100 | 6.116,17 | -43,34 | -0,70 |
Pháp | CAC 40 | 3.658,04 | -40,89 | -1,11 |
Đức | DAX | 7.789,24 | -139,24 | -1,76 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 13.230,13 | +215,55 | +1,66 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.263,31 | -119,56 | -0,59 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.073,10 | -10,36 | -0,50 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.793,31 | -105,60 | -1,34 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.822,83 | -27,66 | -1,49 |
Singapore | Straits Times | 3.124,45 | -8,81 | -0,28 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |