16:03 25/11/2020

Phòng ngừa đau nhức xương khớp trong mùa lạnh

An Nhiên

Bệnh xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Bệnh không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà người trẻ, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng này.Theo các bác sĩ, đây là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện thường thấy là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong việc vận động.Trên cơ thể người có 3 loại khớp là khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở đốt sống), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong số 3 loại khớp này, khớp động và khớp bán động là những khớp dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi suy yếu, chúng gây nên bệnh xương khớp ở con người.Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với số lượng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là thường xuyên ngồi sai tư thế, ít vận động, ngồi nhiều... đây là những thói quen hiện đại khiến tình trạng bệnh xương khớp càng diễn ra phổ biến. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh như: đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp...Những nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớpY học cổ truyền nhận định tất cả các bệnh lý thuộc về bệnh khớp xương đều là do tà khí xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Khí huyết bị tắc nghẽn, không được lưu thông. Chúng làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và từ đó gây đau nhức, tê mỏi, viêm, thoái hóa.Y học hiện đại đưa ra nhiều nguyên nhân như béo phì, chấn thương, lười vận động, thói quen sinh hoạt sai, tuổi tác,… Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, những nguyên nhân này tác động đến dịch khớp, mật độ xương. Nó khiến cho khớp bị suy yếu và gây bệnh.Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh về khớp xương là đau nhức, cụ thể: Đau cơ học tại các khớp; Mỗi sáng sớm có cảm giác đau mỏi và cứng khớp; Đau khớp mỗi khi thời tiết thay đổi và đau nhiều về đêm; Vùng khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ; Việc cử động các khớp trở nên khó khăn và mất đi độ linh hoạt.
Phòng ngừa đau nhức xương khớp trong mùa lạnh - Ảnh 1.
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều bệnhKhi có những dấu hiệu của xương khớp nói trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nội cơ xương khớp để khám. Thông qua các xét nghiệm huyết học như tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP hay các xét nghiệm sinh hóa miễn dịch như calci máu, RF, Anti-CCP, axit uric, lipid máu,... hoặc chụp X-quang xương khớp, đo mật độ xương... bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán chính xác và điều trị đúng, có lời khuyên hữu ích cho người bệnh. Một số bệnh bạn sẽ có nguy cơ nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài và tình trạng trở nên trầm trọng như:Thoái hóa khớpThoái hóa khớp là tình trạng tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường hay gặp nhất ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra khi vận động khớp gối.Tuy nhiên, chúng ta cần có sự phân biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác. Sự khác nhau ở đây là dựa vào những cơn đau của bệnh. Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động, thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Khi sụn và khớp thoái hóa sẽ làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phếViêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp gây sưng đau nhiều khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.
Phòng ngừa đau nhức xương khớp trong mùa lạnh - Ảnh 2.
Bệnh gút Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.Cơn đau do bệnh gút gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.Loãng xương Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi gây đau nhức trong xương, hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.Lao xương khớpLao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.
Phòng ngừa đau nhức xương khớp trong mùa lạnh - Ảnh 3.
Cách điều trị bệnh xương khớpTheo Ths.BS Nguyễn Xuân Trung - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, khi các khớp bị sưng, nóng đỏ, đau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh. Về lâu dài sẽ khiến các khớp bị biến dạng dẫn đến tàn phế. Do vậy, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở chuyên về cơ xương khớp khi có dấu hiệu đau nhức khó chịu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đau nhức xương khớp là bệnh tự miễn nên khi xuất hiện các đợt cấp của bệnh cần điều trị bằng các thuốc tây y. Sau khi tình trạng bệnh ổn định có thể kết hợp các phương pháp y học cổ truyền để hỗ trợ như dùng các bài thuốc từ thảo dược, châm cứu, thủy châm, tập vật lý trị liệu...Chữa bệnh tại nhà bằng bài thuốc dân gian Dân gian lưu truyền lại nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả. Các loại thảo dược mà bạn có thể sử dụng để chữa căn bệnh này là hạt đu đủ, xương rồng, cây chìa vôi, ngải cứu rang muối, lá lốt,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có những cách bào chế khác nhau như ngâm rượu để xoa bóp ngoài da, rang nóng để chườm, giã nát đắp, sắc nước uống,…Những mẹo này cho thấy sự hiệu quả nhất thời và chỉ áp dụng được cho những bệnh xương khớp thể nhẹ. BS Nguyễn Xuân Trung cũng lưu ý, tùy từng thể bệnh sẽ có bài thuốc phù hợp, do vậy cần đến các cơ sở đông y uy tín, có chứng nhận của Bộ Y tế để đảm bảo về chất lượng và đạt hiệu quả.Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y Tây y có một số loại thuốc giúp điều trị bệnh xương khớp như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic, thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần thăm khám để có chỉ định của bác sĩPhẫu thuật điều trị xương khớpSo với việc điều trị bằng thuốc tây y, mẹo dân gian thì phương pháp phẫu thuật mang tính hiệu quả hơn nhiều. Tất nhiên, không phải cứ bị bệnh là phẫu thuật ngay. Chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng không thể tiếp tục điều trị nội khoa thì bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.
Phòng ngừa đau nhức xương khớp trong mùa lạnh - Ảnh 4.
Phòng ngừa đau xương khớp mùa lạnhĐể không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh. Trong mùa lạnh,mọi người nên chú ý tăng cường sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ cho tinh thần thoải mái, giảm tối đa các yếu tố bất lợi cho cơ thể, ăn uống đủ chất, tăng cường tập luyện.Luôn giữ ấm cơ thể: Chú ý giữ ấm cơ thể để đảm bảo không bị nhiễm lạnh gây ra các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, bàn chân.Nghỉ ngơi hợp lý: Để giảm đau xương khớp mùa lạnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giảm vận động để làm giảm áp lực cho khớp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh ngồi, nằm trong một tư thế quá lâu có thể làm tê cứng các khớp và gây đau mỏi. Vận động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về xương khớp như thoái hóa.Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất, duy trì cân nặng và hạn chế thừa cân, béo phì sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp, từ đó phòng ngừa đau xương khớp. Uống nhiều nước, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, chứa nhiều collagen, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và nuôi dưỡng khớp. Tập luyện xương khớp: Khi bị đau xương khớp, nếu hạn chế cử động sẽ khiến tình trạng tê cứng khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, thay vì hạn chế vận động để giảm đau thì nên có chế độ vận động và tập luyện xương khớp nhẹ nhàng, hợp lý. Việc này sẽ giúp lưu thông máu và khí huyết được tốt hơn, giúp tăng cường máu nuôi dưỡng khớp và dịch bôi trơn khớp. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ, đạp xe, ... vừa giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp, vừa giúp tăng cường sức khỏe.