Phòng vệ thương mại: Việt Nam chỉ có “nhà giàu” đi kiện?
Phần lớn người đi kiện đang chiếm vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường
Kiện phòng vệ thương mại ở Việt Nam phải chăng đang chỉ là công cụ của “nhà giàu”? Đây là câu hỏi được bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đặt ra tại một hội nghị sáng 2/6.
Tổng kết thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại và đề xuất giải pháp là chủ đề của hội nghị này, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và VCCI phối hợp tổ chức.
Chủ đề hội nghị, theo Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh Nguyễn Phương Nam, là một chủ đề đã lâu nhưng không cũ, thậm chí đang có sức lan toả lớn, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu.
Liên quan đến kết quả thực thi pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam, Trưởng phòng Điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh) Phạm Châu Giang cho biết mới có 4 vụ việc điều tra tự vệ, 2 vụ việc điều tra chống bán phá giá và chưa điều tra vụ nào về chống trợ cấp.
Trong khi đó, đã có khoảng 100 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Tỷ số 100:6 nghiêng về phía nước ngoài cũng là con số được báo chí “chất vấn” khá nhiều. Và theo bà Giang thì thực thi pháp luật phòng vệ thương mại nhiều quá chưa chắc đã tốt.
Kết quả tích cực của con số trên được bà Giang nhìn nhận là bước đầu sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu quả, thể hiện sự trưởng thành của cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt từ bị động là bị đơn đã chủ động trở thành nguyên đơn trong vụ việc.
Mặt hạn chế là số lượng vụ việc vẫn còn hạn chế so với nhu cầu bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Mức độ hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa cao. Ngoài ra vai trò của bên liên quan khác như hiệp hội, các nhà nhập khẩu, luật sư về thương mại quốc tế… còn mờ nhạt.
Bình luận kỹ hơn về các vụ kiện phòng vệ thương mại ở Việt Nam, bà Thu Trang nêu rõ là số lượng các vụ việc đang tăng. Trong hơn 10 năm (2002 - 2014) có 3 vụ việc được khởi xướng. Một năm trở lại đây (2015 - 2016) cũng có 3 vụ việc.
Về đối tượng thì thép là sản phẩm bị kiện nhiều nhất (3/6 vụ), điều này giống với thế giới. Nhưng, điểm khác là Việt Nam kiện thép thành phẩm là chủ yếu, thế giới kiện thép nguyên liệu là chủ yếu.
Bà Trang cũng chỉ ra đặc điểm về người đi kiện, đó là nguyên đơn phần lớn đang chiếm vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường.
Chẳng hạn, trong vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với dầu thực vật, nguyên đơn chiếm 100% thị phần, còn vụ điều tra đối với sản phẩm kính nổi, nguyên đơn chiếm 90,11% thị phần. Gần đây, trong vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với tôn mạ, nguyên đơn cũng chiếm đến 50% thị phần.
Nhìn vào các con số này, bà Thu Trang đặt vấn đề, kiện là việc khó nên cần có đủ nguồn lực, nhưng liệu phòng vệ thương mại ở Việt Nam phải chăng đang chỉ là công cụ của “nhà giàu”?
Theo thông tin đáng chú ý tiếp theo được bà Trang cung cấp, các đối tác FTA đồng thời là các nhà nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam và cũng đồng thời là các nhà xuất khẩu bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.
Trên thế giới thì Trung Quốc bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất với 1052 vụ từ 1995 - 2014, bà Trang cho biết thêm.
Tổng kết thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại và đề xuất giải pháp là chủ đề của hội nghị này, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và VCCI phối hợp tổ chức.
Chủ đề hội nghị, theo Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh Nguyễn Phương Nam, là một chủ đề đã lâu nhưng không cũ, thậm chí đang có sức lan toả lớn, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu.
Liên quan đến kết quả thực thi pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam, Trưởng phòng Điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh) Phạm Châu Giang cho biết mới có 4 vụ việc điều tra tự vệ, 2 vụ việc điều tra chống bán phá giá và chưa điều tra vụ nào về chống trợ cấp.
Trong khi đó, đã có khoảng 100 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Tỷ số 100:6 nghiêng về phía nước ngoài cũng là con số được báo chí “chất vấn” khá nhiều. Và theo bà Giang thì thực thi pháp luật phòng vệ thương mại nhiều quá chưa chắc đã tốt.
Kết quả tích cực của con số trên được bà Giang nhìn nhận là bước đầu sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu quả, thể hiện sự trưởng thành của cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt từ bị động là bị đơn đã chủ động trở thành nguyên đơn trong vụ việc.
Mặt hạn chế là số lượng vụ việc vẫn còn hạn chế so với nhu cầu bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Mức độ hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa cao. Ngoài ra vai trò của bên liên quan khác như hiệp hội, các nhà nhập khẩu, luật sư về thương mại quốc tế… còn mờ nhạt.
Bình luận kỹ hơn về các vụ kiện phòng vệ thương mại ở Việt Nam, bà Thu Trang nêu rõ là số lượng các vụ việc đang tăng. Trong hơn 10 năm (2002 - 2014) có 3 vụ việc được khởi xướng. Một năm trở lại đây (2015 - 2016) cũng có 3 vụ việc.
Về đối tượng thì thép là sản phẩm bị kiện nhiều nhất (3/6 vụ), điều này giống với thế giới. Nhưng, điểm khác là Việt Nam kiện thép thành phẩm là chủ yếu, thế giới kiện thép nguyên liệu là chủ yếu.
Bà Trang cũng chỉ ra đặc điểm về người đi kiện, đó là nguyên đơn phần lớn đang chiếm vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường.
Chẳng hạn, trong vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với dầu thực vật, nguyên đơn chiếm 100% thị phần, còn vụ điều tra đối với sản phẩm kính nổi, nguyên đơn chiếm 90,11% thị phần. Gần đây, trong vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với tôn mạ, nguyên đơn cũng chiếm đến 50% thị phần.
Nhìn vào các con số này, bà Thu Trang đặt vấn đề, kiện là việc khó nên cần có đủ nguồn lực, nhưng liệu phòng vệ thương mại ở Việt Nam phải chăng đang chỉ là công cụ của “nhà giàu”?
Theo thông tin đáng chú ý tiếp theo được bà Trang cung cấp, các đối tác FTA đồng thời là các nhà nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam và cũng đồng thời là các nhà xuất khẩu bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.
Trên thế giới thì Trung Quốc bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất với 1052 vụ từ 1995 - 2014, bà Trang cho biết thêm.