Đảng của Aung San Suu Kyi lên nắm quyền ở Myanmar
Việc ai sẽ thành Tổng thống mới của Myanmar và các ưu tiên của Chính phủ mới là gì vẫn còn là những câu hỏi
Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của chính trị gia Aung San Suu Kyi sẽ chính thức tiếp quản quyền kiểm soát Quốc hội Myanmar từ ngày hôm nay (1/2), chấm dứt hơn nửa thế kỷ quân đội nắm quyền lãnh đạo ở nước này.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, việc ai sẽ thành Tổng thống mới của Myanmar và các ưu tiên của Chính phủ mới là gì vẫn còn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Dù NLD giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar vào tháng 11 năm ngoái, bà Suu Kyi, thủ lĩnh của đảng này, không thể trở thành Tổng thống. Quân đội, lực lượng nắm quyền ở Myanmar từ năm 1962, đã đưa vào Hiến pháp nước này một điều khoản không cho phép nữ chính trị gia từng được trao giải Nobel hòa bình này trở thành Tổng thống, vì chồng và con của bà mang quốc tịch nước ngoài.
Bà Suu Kyi sẽ là người giữ tiếng nói quyết định trong việc chọn cho Myanmar một vị tân Tổng thống. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bà chưa đưa ra tín hiệu nào về những nhân vật bà sẽ chọn cho cương vị Tổng thống và bộ trưởng các bộ chủ chốt.
“Tôi không cho rằng mọi thứ đã được quyết định chắc chắn, có lẽ bởi NLD còn thiếu kinh nghiệm trong những lĩnh vực này”, ông Joshua Kurrlantzick, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Washington, nhận định.
Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng bà Suu Kyi đang thận trọng vì không muốn làm mếch lòng các nhà lãnh đạo quân đội, những người vẫn tiếp tục giữ một vai trò lớn ở Myanmar cho dù NLD lên cầm quyền.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein sẽ chính thức kết thúc vào cuối tháng 3 năm nay.
Theo đồn đoán của giới truyền thông Myanmar, một số ứng cử viên sáng giá cho cương vị Tổng thống tiếp theo của nước này có thể bao gồm Tin Oo, nhà đồng sáng lập NLD, đồng thời là một tướng về hưu hiện đã gần 90 tuổi, và Tin Myo Win, bác sỹ riêng của bà Suu Kyi, người tham gia vào đoàn đại biểu NLD có cuộc gặp với thủ lĩnh quân đội Myanmar mới đây.
Theo giới phân tích, Chính phủ mới của Myanmar sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm tình trạng quan liêu, chống tham nhũng, và cải thiện nền giáo dục. Ngoài ra, Chính phủ mới cũng cần nỗ lực để chấp dứt các cuộc nổi dậy của các nhóm dân tộc thiểu số, cũng như xây dựng các quy định pháp luật đầy đủ về đầu tư, khai mỏ, quyền sở hữu trí tuệ...
Sau khi chính quyền Thein Sein mở cửa nền kinh tế Myanmar vào năm 2010, nước này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư quốc tế. Trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015, Myanmar đón hơn 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp hơn 20 lần mức vốn thu hút được trong năm 2010.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nền kinh tế Myanmar tăng trưởng 8,3% trong năm 2015 và sẽ tăng trưởng với tốc độ tương tự trong năm nay.
“Chính phủ của NLD sẽ hưởng lợi từ sự tiếp cận rộng mở chưa từng có của Myanmar đối với các nguồn lực quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng việc đưa ra những quyết định khôn ngoan trong quan hệ với nước ngoài, cân bằng lợi ích giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, và phương Tây, sẽ không phải là điều dễ dàng”, ông Herve Lemahieu, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London, đánh giá.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, việc ai sẽ thành Tổng thống mới của Myanmar và các ưu tiên của Chính phủ mới là gì vẫn còn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Dù NLD giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar vào tháng 11 năm ngoái, bà Suu Kyi, thủ lĩnh của đảng này, không thể trở thành Tổng thống. Quân đội, lực lượng nắm quyền ở Myanmar từ năm 1962, đã đưa vào Hiến pháp nước này một điều khoản không cho phép nữ chính trị gia từng được trao giải Nobel hòa bình này trở thành Tổng thống, vì chồng và con của bà mang quốc tịch nước ngoài.
Bà Suu Kyi sẽ là người giữ tiếng nói quyết định trong việc chọn cho Myanmar một vị tân Tổng thống. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bà chưa đưa ra tín hiệu nào về những nhân vật bà sẽ chọn cho cương vị Tổng thống và bộ trưởng các bộ chủ chốt.
“Tôi không cho rằng mọi thứ đã được quyết định chắc chắn, có lẽ bởi NLD còn thiếu kinh nghiệm trong những lĩnh vực này”, ông Joshua Kurrlantzick, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Washington, nhận định.
Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng bà Suu Kyi đang thận trọng vì không muốn làm mếch lòng các nhà lãnh đạo quân đội, những người vẫn tiếp tục giữ một vai trò lớn ở Myanmar cho dù NLD lên cầm quyền.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein sẽ chính thức kết thúc vào cuối tháng 3 năm nay.
Theo đồn đoán của giới truyền thông Myanmar, một số ứng cử viên sáng giá cho cương vị Tổng thống tiếp theo của nước này có thể bao gồm Tin Oo, nhà đồng sáng lập NLD, đồng thời là một tướng về hưu hiện đã gần 90 tuổi, và Tin Myo Win, bác sỹ riêng của bà Suu Kyi, người tham gia vào đoàn đại biểu NLD có cuộc gặp với thủ lĩnh quân đội Myanmar mới đây.
Theo giới phân tích, Chính phủ mới của Myanmar sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm tình trạng quan liêu, chống tham nhũng, và cải thiện nền giáo dục. Ngoài ra, Chính phủ mới cũng cần nỗ lực để chấp dứt các cuộc nổi dậy của các nhóm dân tộc thiểu số, cũng như xây dựng các quy định pháp luật đầy đủ về đầu tư, khai mỏ, quyền sở hữu trí tuệ...
Sau khi chính quyền Thein Sein mở cửa nền kinh tế Myanmar vào năm 2010, nước này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư quốc tế. Trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015, Myanmar đón hơn 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp hơn 20 lần mức vốn thu hút được trong năm 2010.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nền kinh tế Myanmar tăng trưởng 8,3% trong năm 2015 và sẽ tăng trưởng với tốc độ tương tự trong năm nay.
“Chính phủ của NLD sẽ hưởng lợi từ sự tiếp cận rộng mở chưa từng có của Myanmar đối với các nguồn lực quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng việc đưa ra những quyết định khôn ngoan trong quan hệ với nước ngoài, cân bằng lợi ích giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, và phương Tây, sẽ không phải là điều dễ dàng”, ông Herve Lemahieu, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London, đánh giá.