Phương án giảm thuế nhập khẩu gas đang được tính đến
Một quan chức của Bộ Tài chính cho biết, giảm thuế nhập khẩu gas cũng là một biện pháp đang được bộ này tính đến
Nguyên nhân chủ yếu của những đợt tăng giá gas gần đây là do giá thế giới tăng. Phương án giảm thuế đang được cân nhắc, bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý thị trường này cũng là điều cần thiết để góp phần bình ổn giá.
Các hãng gas lớn tại thị trường Hà Nội đã thông báo, từ ngày 1/12 tăng giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng với mức tăng tương ứng 40.000 đồng/bình. Đây là mức điều chỉnh tăng cao nhất từ đầu năm nay. Theo đó, bình 12 kg nhãn hiệu Petro Vietnam tăng lên mức 359.000 đồng/bình, so với 319.000 đồng/bình giá đầu tháng 11.
Tương tự, giá gas Shell dự kiến tăng lên 389.000 đồng/bình; gas Petrolimex lên 376.000 đồng/ bình. Các công ty Gas nhỏ hơn là Gas Đất Việt và Thăng Long gas điều chỉnh tăng ở mức 38.000 đồng, lên mức 350.000 đồng/bình 12 kg. Với mức tăng này, từ tháng 9 đến nay, giá gas trong nước đã tăng đều đặn hàng tháng với tổng số tiền khoảng 93.000 đồng/bình 12kg.
Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết, thị trường gas hiện nay được điều tiết theo cơ chế thị trường. Lượng gas sản xuất trong nước chiếm 40% tổng lượng gas tiêu thụ, số còn lại được nhập khẩu. Số gas sản xuất trong nước cũng được tính thuế như gas nhập khẩu. Như vậy, giá gas Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc giá gas thế giới, theo xu hướng thế giới.
Do đó, tháng 12 là mùa tiêu thụ gas rất mạnh trên thế giới nên, giá thế giới tăng mạnh 140 USD/tấn lên mức 925 USD/tấn gần xấp xỉ thời kỳ khủng hoảng tháng 7/2008, khi giá gas thế giới lên mức 927 USD/tấn. Do đó, giá gas trong nước tăng là không tránh khỏi. Trước đó, trong tháng 11, giá bán lẻ gas đã có đợt tăng giá khá mạnh từ 25.000-26.000 đồng/bình.
Ông Đỗ Trung Thành, Phó trưởng phòng kinh doanh Saigon Petro cho biết, mức tăng giá này giúp các doanh nghiệp kinh doanh gas có lãi chút ít, nhưng có thể sẽ lỗ sang tháng sau khi chênh lệch giá USD giữa giá niêm yết của ngân hàng và giá thị trường tự do khoảng 2.000 đồng.
Với sức tăng giá mạnh của mặt hàng gas hiện nay, việc giảm thuế gas lại được nhắc đến như một biện pháp cần thiết để góp phần bình ổn giá. Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam nói: “Việc giảm thuế nhập khẩu gas là cần thiết trong thời điểm hiện nay để góp phần bình ổn giá. Việc giảm thuế nhập khẩu gas không vi phạm các cam kết WTO và hoàn toàn trong khả năng thực hiện của Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện”.
Từ năm 2009, Hiệp hội Gas Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 2% nhằm hạ giá thành sản phẩm. Kiến nghị này đã từng bị Bộ Tài chính bác bỏ vì mức giảm thuế chỉ góp phần làm giảm khoảng 5.000 đồng/bình. Sau đó, kiến nghị giảm thuế vẫn tiếp tục được Hiệp hội gas gửi cho Bộ Tài chính nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan này.
Một quan chức của Bộ Tài chính cho biết, giảm thuế nhập khẩu cũng là một biện pháp đang được Bộ tính đến trong các giải pháp bình ổn giá thị trường trước tết và Bộ sẽ cân nhắc thực hiện trong thời gian tới.
Về quản lý giá cả của thị trường này, Bộ Tài chính là đơn vị quản lý trực tiếp của 5 công ty lớn, các công ty khác báo cáo với sở tài chính địa phương. Việc quản lý kinh doanh gas hiện nay không giống như các mặt hàng khác. Các doanh nghiệp gas thực hiện mua đứt bán đoạn nên khó kiểm soát, doanh nghiệp đầu mối bán gas cho các tổng đại lý, các tổng đại lý lại phân phối lại cho các đại lý cấp hai, cấp ba.
Do đó, giá gas do các doanh nghiệp đầu mối công bố là một giá nhưng khi đến các đại lý bán lẻ lại là một giá khác. Giá gas từ doanh nghiệp đầu mối khi tay người tiêu dùng phải qua nhiều cấp đại lý khác nhau, do đó, qua mỗi cấp này giá lại bị đẩy lên cao một chút.
Ông Nguyễn Sĩ Thắng cho biết để kiểm soát gian lận thương mại trên thị trường gas, Chính phủ đã ban hành nghị định 107 nhằm thiết lập lại trật tự trên thị trường thông qua việc yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, các cơ quan quản lý thị trường phải kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh gas của các doanh nghiệp và các đại lý.
Đến nay, việc thực hiện nghị định này đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ, chưa xử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp vi phạm. “Do đó, sắp tới sẽ kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối và các đại lý, xử lý ráo riết các đơn vị vi phạm để hạn chế gas giả và gian lận gas”, ông Thắng cho biết.
Trong khi đó, tình trạng gian lận gas vẫn tiếp tục diễn ra. Theo thông tin từ Hiệp hội gas, tuần trước, tại Tp.HCM một lò làm gas giả đã bị phát hiện.
Các hãng gas lớn tại thị trường Hà Nội đã thông báo, từ ngày 1/12 tăng giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng với mức tăng tương ứng 40.000 đồng/bình. Đây là mức điều chỉnh tăng cao nhất từ đầu năm nay. Theo đó, bình 12 kg nhãn hiệu Petro Vietnam tăng lên mức 359.000 đồng/bình, so với 319.000 đồng/bình giá đầu tháng 11.
Tương tự, giá gas Shell dự kiến tăng lên 389.000 đồng/bình; gas Petrolimex lên 376.000 đồng/ bình. Các công ty Gas nhỏ hơn là Gas Đất Việt và Thăng Long gas điều chỉnh tăng ở mức 38.000 đồng, lên mức 350.000 đồng/bình 12 kg. Với mức tăng này, từ tháng 9 đến nay, giá gas trong nước đã tăng đều đặn hàng tháng với tổng số tiền khoảng 93.000 đồng/bình 12kg.
Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết, thị trường gas hiện nay được điều tiết theo cơ chế thị trường. Lượng gas sản xuất trong nước chiếm 40% tổng lượng gas tiêu thụ, số còn lại được nhập khẩu. Số gas sản xuất trong nước cũng được tính thuế như gas nhập khẩu. Như vậy, giá gas Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc giá gas thế giới, theo xu hướng thế giới.
Do đó, tháng 12 là mùa tiêu thụ gas rất mạnh trên thế giới nên, giá thế giới tăng mạnh 140 USD/tấn lên mức 925 USD/tấn gần xấp xỉ thời kỳ khủng hoảng tháng 7/2008, khi giá gas thế giới lên mức 927 USD/tấn. Do đó, giá gas trong nước tăng là không tránh khỏi. Trước đó, trong tháng 11, giá bán lẻ gas đã có đợt tăng giá khá mạnh từ 25.000-26.000 đồng/bình.
Ông Đỗ Trung Thành, Phó trưởng phòng kinh doanh Saigon Petro cho biết, mức tăng giá này giúp các doanh nghiệp kinh doanh gas có lãi chút ít, nhưng có thể sẽ lỗ sang tháng sau khi chênh lệch giá USD giữa giá niêm yết của ngân hàng và giá thị trường tự do khoảng 2.000 đồng.
Với sức tăng giá mạnh của mặt hàng gas hiện nay, việc giảm thuế gas lại được nhắc đến như một biện pháp cần thiết để góp phần bình ổn giá. Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam nói: “Việc giảm thuế nhập khẩu gas là cần thiết trong thời điểm hiện nay để góp phần bình ổn giá. Việc giảm thuế nhập khẩu gas không vi phạm các cam kết WTO và hoàn toàn trong khả năng thực hiện của Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện”.
Từ năm 2009, Hiệp hội Gas Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 2% nhằm hạ giá thành sản phẩm. Kiến nghị này đã từng bị Bộ Tài chính bác bỏ vì mức giảm thuế chỉ góp phần làm giảm khoảng 5.000 đồng/bình. Sau đó, kiến nghị giảm thuế vẫn tiếp tục được Hiệp hội gas gửi cho Bộ Tài chính nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan này.
Một quan chức của Bộ Tài chính cho biết, giảm thuế nhập khẩu cũng là một biện pháp đang được Bộ tính đến trong các giải pháp bình ổn giá thị trường trước tết và Bộ sẽ cân nhắc thực hiện trong thời gian tới.
Về quản lý giá cả của thị trường này, Bộ Tài chính là đơn vị quản lý trực tiếp của 5 công ty lớn, các công ty khác báo cáo với sở tài chính địa phương. Việc quản lý kinh doanh gas hiện nay không giống như các mặt hàng khác. Các doanh nghiệp gas thực hiện mua đứt bán đoạn nên khó kiểm soát, doanh nghiệp đầu mối bán gas cho các tổng đại lý, các tổng đại lý lại phân phối lại cho các đại lý cấp hai, cấp ba.
Do đó, giá gas do các doanh nghiệp đầu mối công bố là một giá nhưng khi đến các đại lý bán lẻ lại là một giá khác. Giá gas từ doanh nghiệp đầu mối khi tay người tiêu dùng phải qua nhiều cấp đại lý khác nhau, do đó, qua mỗi cấp này giá lại bị đẩy lên cao một chút.
Ông Nguyễn Sĩ Thắng cho biết để kiểm soát gian lận thương mại trên thị trường gas, Chính phủ đã ban hành nghị định 107 nhằm thiết lập lại trật tự trên thị trường thông qua việc yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, các cơ quan quản lý thị trường phải kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh gas của các doanh nghiệp và các đại lý.
Đến nay, việc thực hiện nghị định này đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ, chưa xử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp vi phạm. “Do đó, sắp tới sẽ kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối và các đại lý, xử lý ráo riết các đơn vị vi phạm để hạn chế gas giả và gian lận gas”, ông Thắng cho biết.
Trong khi đó, tình trạng gian lận gas vẫn tiếp tục diễn ra. Theo thông tin từ Hiệp hội gas, tuần trước, tại Tp.HCM một lò làm gas giả đã bị phát hiện.