Qatar nhờ Kuwait giúp “làm lành” với các nước vùng Vịnh
Người trị vì Qatar đã nhờ người đồng cấp Kuwait đứng ra làm trung gian hòa giải sau khi bị một loạt nước láng giềng cắt quan hệ ngoại giao
Người trị vì Qatar ngày 6/6 đã hoãn một bài phát biểu toàn quốc về việc nước này bất ngờ bị 4 nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao. Việc trì hoãn này, theo hãng tin Reuters, là để Kuwait có thêm thời gian cho việc làm trung gian hòa giải.
Ngoại trưởng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, nói rằng Doha đã sẵn sàng cho các nỗ lực hòa giải với Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), và Bahrain. Trước đó, vào ngày 5/6, bốn nước này đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với lý do Qatar hậu thuẫn các tổ chức phiến quân Hồi giáo và Iran - đối thủ của các nước vùng Vịnh.
Qatar đã ra sức bác bỏ cáo buộc, nhưng không được các nước trên chấp nhận. Tiếp đó cùng ngày, có thêm ba nước khác là Yemen, Libya, và Maldives tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar và ngừng kết nối giao thông với nước này.
Trao đổi với kênh truyền hình al Jazeera, Ngoại trưởng Qatar cho biết tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani, người trị vì Qatar, đã có cuộc điện đàm trong đêm 5/6 với người đồng cấp Kuwait và quyết định hoãn bài phát biểu toàn quốc của mình lại. Kuwait hiện vẫn đang giữ quan hệ ngoại giao với Qatar.
Doha cũng quyết định không trả đũa động thái của các nước láng giềng - Ngoại trưởng Qatar cho biết.
Reuters cũng nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Qatar sẽ lãnh hậu quả từ việc bị cắt quan hệ ngoại giao. Đó là một số ngân hàng trong khu vực bắt đầu ngừng giao dịch với các ngân hàng Qatar.
Qatar muốn để tiểu vương Sheikh Sabah Al-Ahmad Al-Jaber al-Sabah, người trị vì Kuwait, có thời gian để “liên lạc với các bên trong cuộc khủng hoảng này và nỗ lực kiểm soát vấn đề”, Ngoại trưởng Sheikh Mohammed nói.
Vị tiểu vương của Kuawait từng giữ vai trò quan trọng trong việc hóa giải mâu thuẫn giữa các nước vùng Vịnh hồi năm 2014. Ông đã có nhiều thập kỷ làm ngoại giao và giữ vai trò trung gian trong các cuộc mâu thuẫn ở khu vực.
Al Jazeera dẫn lời Ngoại trưởng Qatar nói rằng tiểu vương Qatar xem tiểu vương Kuawait “như người cha và tôn trọng đề nghị của ông về việc hoãn bài phát biểu và không có bất kỳ động thái nào cho tới khi có một bức tranh rõ ràng hơn về cuộc khủng hoảng”.
Ông Sheikh Mohammed cũng nói Qatar “tin rằng những bất đồng giữa các nước anh em ở vùng Vịnh phải được giải quyết thông qua đối thoại”, đồng thời đề xuất tổ chức một cuộc họp để trao đổi quan điểm và thu hẹp khác biệt, tôn trọng quan điểm của nhau.
Quyết định ngày 5/6 cấm công dân Saudi, UAE và Bahrain nhập cảnh, sinh sống, hay quá cảnh qua Qatar. Du khách từ các nước này phải rời Qatar trong vòng 14 ngày, trong khi công dân Qatar có 14 ngày để rời khỏi các nước trên.
Các biện pháp này căng thẳng hơn nhiều so với những gì được áp dụng trong cuộc bất hòa kéo dài 8 tháng vào năm 2014, khi Saudi Arabia, Bahrain, và UAE rút đại sứ khỏi Doha, cũng do cáo buộc Qatar hậu thuẫn các tổ chức phiến quân.
Ngoại trưởng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, nói rằng Doha đã sẵn sàng cho các nỗ lực hòa giải với Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), và Bahrain. Trước đó, vào ngày 5/6, bốn nước này đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với lý do Qatar hậu thuẫn các tổ chức phiến quân Hồi giáo và Iran - đối thủ của các nước vùng Vịnh.
Qatar đã ra sức bác bỏ cáo buộc, nhưng không được các nước trên chấp nhận. Tiếp đó cùng ngày, có thêm ba nước khác là Yemen, Libya, và Maldives tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar và ngừng kết nối giao thông với nước này.
Trao đổi với kênh truyền hình al Jazeera, Ngoại trưởng Qatar cho biết tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani, người trị vì Qatar, đã có cuộc điện đàm trong đêm 5/6 với người đồng cấp Kuwait và quyết định hoãn bài phát biểu toàn quốc của mình lại. Kuwait hiện vẫn đang giữ quan hệ ngoại giao với Qatar.
Doha cũng quyết định không trả đũa động thái của các nước láng giềng - Ngoại trưởng Qatar cho biết.
Reuters cũng nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Qatar sẽ lãnh hậu quả từ việc bị cắt quan hệ ngoại giao. Đó là một số ngân hàng trong khu vực bắt đầu ngừng giao dịch với các ngân hàng Qatar.
Qatar muốn để tiểu vương Sheikh Sabah Al-Ahmad Al-Jaber al-Sabah, người trị vì Kuwait, có thời gian để “liên lạc với các bên trong cuộc khủng hoảng này và nỗ lực kiểm soát vấn đề”, Ngoại trưởng Sheikh Mohammed nói.
Vị tiểu vương của Kuawait từng giữ vai trò quan trọng trong việc hóa giải mâu thuẫn giữa các nước vùng Vịnh hồi năm 2014. Ông đã có nhiều thập kỷ làm ngoại giao và giữ vai trò trung gian trong các cuộc mâu thuẫn ở khu vực.
Al Jazeera dẫn lời Ngoại trưởng Qatar nói rằng tiểu vương Qatar xem tiểu vương Kuawait “như người cha và tôn trọng đề nghị của ông về việc hoãn bài phát biểu và không có bất kỳ động thái nào cho tới khi có một bức tranh rõ ràng hơn về cuộc khủng hoảng”.
Ông Sheikh Mohammed cũng nói Qatar “tin rằng những bất đồng giữa các nước anh em ở vùng Vịnh phải được giải quyết thông qua đối thoại”, đồng thời đề xuất tổ chức một cuộc họp để trao đổi quan điểm và thu hẹp khác biệt, tôn trọng quan điểm của nhau.
Quyết định ngày 5/6 cấm công dân Saudi, UAE và Bahrain nhập cảnh, sinh sống, hay quá cảnh qua Qatar. Du khách từ các nước này phải rời Qatar trong vòng 14 ngày, trong khi công dân Qatar có 14 ngày để rời khỏi các nước trên.
Các biện pháp này căng thẳng hơn nhiều so với những gì được áp dụng trong cuộc bất hòa kéo dài 8 tháng vào năm 2014, khi Saudi Arabia, Bahrain, và UAE rút đại sứ khỏi Doha, cũng do cáo buộc Qatar hậu thuẫn các tổ chức phiến quân.