Quan chức “tăng tốc” tham nhũng cuối nhiệm kỳ, chống thế nào?
Đại biểu hỏi Tổng thanh tra về giải pháp chặn đứng việc quan chức Nhà nước “chạy đua nước rút”
Tại các phiên chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã cảnh báo về một số quan chức thường tăng tốc tham nhũng, cả về tần suất và cường độ vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, đại biểu Lê Như Tiến mở đầu khi chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ, sáng 17/11.
Theo đại biểu Tiến thì các hành vi hay xảy ra ở thời điểm này là hợp thức hóa tài sản Nhà nước thành tài sản của mình, bất động sản của công thành bất động sản tư và đề bạt, bổ nhiệm không bình thường vào lúc “xế chiều” hàng loạt cán bộ, công chức thân hữu vào bộ máy công quyền, vì mục đích vụ lợi…
Nhấn mạnh hiện nay là thời điểm rất nhạy cảm, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đại biểu Tiến đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết trách nhiệm cá nhân và những giải pháp chặn đứng việc quan chức Nhà nước “chạy đua nước rút” để thực hiện những “chuyến tàu vét” cuối cùng, trước khi “hạ cánh”.
Trả lời đại biểu Tiến, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận xét đây là “câu hỏi hoàn toàn chính đáng”.
Đặc biệt thời gian vừa qua, trong thực tiễn cũng xảy ra một số vi phạm trong trường hợp này, Tổng thanh tra xác nhận.
“Trong quá trình triển khai các giải pháp đồng bộ trong hai năm 2015 và 2016 chúng tôi sẽ lưu ý nội dung này của đại biểu”, ông Tranh trả lời đại biểu Tiến.
Giải pháp thứ hai được ông Tranh đề cập, là trong chỉ đạo thường xuyên trong công tác phòng, chống tham nhũng có nêu trách nhiệm người đứng đầu để kiểm soát, giám sát và thực hiện ngăn ngừa phòng, chống tham nhũng.
“Nếu là đối tượng có những vi phạm này là người đứng đầu thì chúng ta phải phát huy vai trò của tổ chức Đảng, của các tổ chức đoàn thể và vai trò của cán bộ công chức, viên chức. Bằng cách các tổ chức này phải giám sát thường xuyên việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tố giác hành vi tham nhũng nếu có, đến các cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức đoàn thể và các cấp ủy Đảng có trách nhiệm trong việc giám sát và thực hiện tố giác nếu có các hành vi tham nhũng, tiêu cực”, ông Tranh trình bày.
Sang giải pháp thứ ba, Tổng thanh tra cho biết cơ quan chức năng sẽ tăng cường phát hiện thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có dấu hiệu tham nhũng. Qua kênh thông tin từ dư luận, qua thư tố giác, tố cáo từ dư luận và thông tin từ báo chí.
Tổng thanh tra cam kết, nếu có xuất hiện trường hợp như đại biểu Tiến nêu thì ngành thanh tra sẽ thanh tra đột xuất khi có thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có vi phạm pháp luật về tham nhũng.
Các giải pháp nói trên, theo Tổng thanh tra là sẽ rất lưu ý trong triển khai nhiệm vụ của 2016.
“Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước theo dõi các giải pháp phòng ngừa, thanh tra, phát hiện vi phạm tiêu cực và tham nhũng, cá nhân tôi và ngành thanh tra sẽ quan tâm đến nội dung này”, ông Tranh nói.
Theo đại biểu Tiến thì các hành vi hay xảy ra ở thời điểm này là hợp thức hóa tài sản Nhà nước thành tài sản của mình, bất động sản của công thành bất động sản tư và đề bạt, bổ nhiệm không bình thường vào lúc “xế chiều” hàng loạt cán bộ, công chức thân hữu vào bộ máy công quyền, vì mục đích vụ lợi…
Nhấn mạnh hiện nay là thời điểm rất nhạy cảm, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đại biểu Tiến đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết trách nhiệm cá nhân và những giải pháp chặn đứng việc quan chức Nhà nước “chạy đua nước rút” để thực hiện những “chuyến tàu vét” cuối cùng, trước khi “hạ cánh”.
Trả lời đại biểu Tiến, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận xét đây là “câu hỏi hoàn toàn chính đáng”.
Đặc biệt thời gian vừa qua, trong thực tiễn cũng xảy ra một số vi phạm trong trường hợp này, Tổng thanh tra xác nhận.
“Trong quá trình triển khai các giải pháp đồng bộ trong hai năm 2015 và 2016 chúng tôi sẽ lưu ý nội dung này của đại biểu”, ông Tranh trả lời đại biểu Tiến.
Giải pháp thứ hai được ông Tranh đề cập, là trong chỉ đạo thường xuyên trong công tác phòng, chống tham nhũng có nêu trách nhiệm người đứng đầu để kiểm soát, giám sát và thực hiện ngăn ngừa phòng, chống tham nhũng.
“Nếu là đối tượng có những vi phạm này là người đứng đầu thì chúng ta phải phát huy vai trò của tổ chức Đảng, của các tổ chức đoàn thể và vai trò của cán bộ công chức, viên chức. Bằng cách các tổ chức này phải giám sát thường xuyên việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tố giác hành vi tham nhũng nếu có, đến các cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức đoàn thể và các cấp ủy Đảng có trách nhiệm trong việc giám sát và thực hiện tố giác nếu có các hành vi tham nhũng, tiêu cực”, ông Tranh trình bày.
Sang giải pháp thứ ba, Tổng thanh tra cho biết cơ quan chức năng sẽ tăng cường phát hiện thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có dấu hiệu tham nhũng. Qua kênh thông tin từ dư luận, qua thư tố giác, tố cáo từ dư luận và thông tin từ báo chí.
Tổng thanh tra cam kết, nếu có xuất hiện trường hợp như đại biểu Tiến nêu thì ngành thanh tra sẽ thanh tra đột xuất khi có thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có vi phạm pháp luật về tham nhũng.
Các giải pháp nói trên, theo Tổng thanh tra là sẽ rất lưu ý trong triển khai nhiệm vụ của 2016.
“Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước theo dõi các giải pháp phòng ngừa, thanh tra, phát hiện vi phạm tiêu cực và tham nhũng, cá nhân tôi và ngành thanh tra sẽ quan tâm đến nội dung này”, ông Tranh nói.