“Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Một giai đoạn năng động mới”
Những ý kiến đóng góp của giới chức Việt Nam và Hoa Kỳ tại hội thảo "Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Một giai đoạn năng động mới" vừa diễn ra
Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hội Việt - Mỹ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo "Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Một giai đoạn năng động mới".
Hội thảo diễn ra vào dịp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cùng đoàn doanh nhân cao cấp nước này sang thăm Việt Nam. Đây là dịp để nhìn nhận lại những thành công và tồn tại trong quan hệ kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước. Chúng tôi xin trích giới thiệu những ý kiến đóng góp của giới chức hai nước tại hội thảo này.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
Quan hệ kinh tế - thương mại là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và ấn tượng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Qua 6 năm triển khai Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA), kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ mức 1,4 tỷ USD năm 2001 lên 9,7 tỷ USD năm 2006. Kể từ năm 2003, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; dự kiến năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ lên tới 10 tỷ USD.
Đến nay, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt hơn 2,6 tỷ USD, nếu tính qua nước thứ 3 con số này đạt khoảng 5,2 tỷ USD. Nhiều công ty và tập đoàn lớn hàng đầu của Hoa Kỳ đã và đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điều này đang tạo nền móng vững chắc cho quan hệ kinh tế lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước.
Tuy nhiên, những thành quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Bên cạnh những khó khăn khách quan, đáng tiếc là vẫn có những rào cản không đáng có ngăn trở sự phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế giữa chúng ta.
Hội thảo của chúng ta được tổ chức đúng dịp Ngài Carlos M. Gutierrez, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, thăm làm việc và tìm hiểu những cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, qua chuyến thăm Việt Nam lần này, Ngài Bộ trưởng sẽ tận mắt chứng kiến cuộc sống năng động của đất nước chúng tôi và sẽ hoàn toàn nhất trí Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đang hoạt động hiệu quả.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực hợp tác khác như khoa học - công nghệ, văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế cũng có những bước chuyển rất tích cực. Đối với các vấn đề được coi là nhạy cảm, có nhận thức khác nhau như về nhân quyền và tôn giáo, hai nước tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại thường xuyên. Chúng tôi cho rằng việc tồn tại một số khác biệt giữa các quốc gia cũng là điều bình thường do hoàn cảnh và điều kiện khác nhau về lịch sử, văn hoá, tập quán, và trình độ phát triển.
Tuy nhiên, so với lợi ích chung và tiềm năng hợp tác rộng lớn giữa hai nước, sự khác biệt này là rất nhỏ. Thông qua đối thoại trên tinh thần hữu nghị và xây dựng, chúng ta sẽ không để sự khác biệt này ảnh hưởng đến lợi ích chung quan trọng hơn của việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có sự đóng góp quan trọng và giàu ý nghĩa của sự hợp tác giữa các tầng lớp nhân dân hai nước. Ngoại giao nhân dân đã tạo nên kênh giao lưu trao đổi và đối thoại hiệu quả, tạo cơ sở cho quan hệ song phương, hậu thuẫn cho ý tưởng và những quyết định quan trọng của lãnh đạo hai nước liên quan đến phương hướng phát triển quan hệ hai nước. Chính những cựu chiến binh, tổ chức nhân đạo và từ thiện Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc tạo dựng nền móng, khai thông và đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển.
Hiện nay, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo và từ thiện của Hoa Kỳ đã và đang thực hiện các dự án nhân đạo tại Việt Nam, giúp nhân dân Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao những nghĩa cử đó. Tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đất nước Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Chỉ chưa đầy một năm sau khi gia nhập WTO, đang có một làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ. Tiềm năng để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước còn rất lớn. Tôi hy vọng rằng Hội thảo lần này sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tìm ra những biện pháp cụ thể để thúc đẩy những mối giao lưu hợp tác vì lợi ích chung của hai nước và hai dân tộc.
Về phần mình, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Việt Nam đang thực hiện hết sức nghiêm chỉnh các cam kết của mình trong BTA và WTO, đặc biệt các lĩnh vực mà doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm như bảo vệ sở hữu trí tuệ, các biện pháp thương mại liên quan đầu tư và quyền kinh doanh. Tôi có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ có đầy đủ điều kiện để thành công tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng cao, ổn định với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 8,5% đến trên 9%.
Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam chủ trương tiếp tục phát huy cao độ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này cho đầu tư phát triển với một số chủ trương, chính sách chủ yếu như: - Tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ các loại thị trường phù hợp với điều kiện Việt Nam đã hội nhập đầy đủ vào các thể chế kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế. Tiếp tục chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời khuyến khích phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ các bảo hộ bất hợp lý phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên mạng lưới sản xuất kinh doanh đa dạng, nối kết chặt chẽ với toàn bộ thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tập trung đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là về giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông và công nghệ thông tin có công nghệ hiện đại, nối kết với mạng lưới hạ tầng khu vực, góp phần cải thiện điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Chú trọng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cung cấp lao động trình độ cao cho các nhà đầu tư; - Phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội, gắn liền với chính sách môi trường phát triển bền vững; Thực hiện cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có lợi thế về công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và chúng tôi tin tưởng rằng thông qua sự hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước, những lợi thế này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Từ năm 2001 đến 2006, kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 6 lần từ 1,4 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD trong khi tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến thời điểm tháng 10/2007 đạt 5,2 tỷ USD với 418 dự án, đứng hàng thứ 6 trên tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, kim ngach thương mại và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam còn thấp hơn so với tiềm năng của các doanh nghiệp hai nước. Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang và sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Triển vọng phát triển năng động và bền vững của nền kinh tế đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ cao mà cả trong lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, y tế, giáo dục - đào tạo...
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ và hợp tác với chúng tôi trong các lĩnh vực này. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhu cầu đầu tư ở Việt Nam và tiềm năng đầu tư của Hoa Kỳ cũng rất lớn nên chúng tôi nghĩ rằng hai bên sẽ dễ dàng có tiếng nói chung để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đầu tư giữa hai nước. Việt Nam cần phát triển những dự án cơ sở hạ tầng lớn, dự án đầu tư cho khu vực công nghệ cao, các công ty Hoa Kỳ đã sẵn sàng trao đổi với chúng tôi về những dự án đó. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng đang ở trong điều kiện thuận lợi như vậy cho nên chúng ta sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư sang Việt Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam trao đổi với nhau về những nội dung cụ thể, những vấn đề vướng mắc cần xử lý để tạo ra những tiến triển tốt hơn cho các dự án đã triển khai tại Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện phân cấp mạnh mẽ việc cấp giấy phép cho chính quyền địa phương.
Điều đó không có nghĩa chúng tôi bỏ rơi doanh nghiệp và bỏ mặc cho địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các nhà đầu tư xử lý theo từng dự án mà các nhà đầu tư yêu cầu. Chúng tôi phối hợp với các bộ ngành hữu quan của chính phủ và với các địa phương có dự án đầu tư để xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện đầu tư thong thoáng nhất cho nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Với những chủ trương như vậy và định hướng tốt của hai Chính phủ, tôi nghĩ rằng quan hệ thương mại đầu tư Hoa Kỳ- Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Carlos M.Gutierez
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA) có hiệu lực năm 2001, thương mại hai chiều đã tăng gấp 6 lần, từ 1,4 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD mỗi năm. Xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 140%, đạt 460 triệu USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu và nguồn đầu tư quan trọng của Việt Nam. Còn Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á.
Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 67%. Dự kiến thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vượt con số 12 tỷ USD trong năm nay. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ cũng tạo động lực cho những cải cách của Việt Nam như Luật doanh nghiệp tạo ra môi trường tự do cho lĩnh vực tư nhân trong nước. Nó cởi trói cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân. Nó tạo ra hàng triệu việc làm, và thực sự giúp cho lĩnh vực phi quốc doanh vượt qua khối doanh nghiệp nhà nước.
Trong cuộc gặp giữa Tổng thống G.W.Bush và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tháng 6 vừa qua tại Washington, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những biện pháp đưa những liên kết kinh tế này lên một tầm cao mới. 22 doanh nghiệp Hoa Kỳ đã tham gia cùng tôi trong phái đoàn phát triển kinh doanh này. Họ đại diện cho một cộng đồng da dạng các nền công nghiệp của Mỹ, trong đó có công nghiệp ô tô, hạ tầng và du lịch. Và họ đã đến đây để tìm kiếm những cơ hội thương mại tại thị trường năng động và phát triển này.
Tháng 6 vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng vừa mới ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Những liên kết kinh tế giữa hai nước đang phát triển rộng hơn và sâu hơn. Mối quan hệ đối tác này là kết quả của sự thành công về kinh tế của cả hai nước. Đó là một nền tảng vững chắc và là “động lực tăng trưởng” cho quan hệ hai nước. Đó là một một mối quan hệ vẫn còn đầy tiềm năng. Chúng tôi tin rằng hai nước vẫn còn nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.
Chúng tôi vui mừng và hoan nghênh những thành tựu kinh tế to lớn mà Việt Nam đang tạo dựng. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang biến đổi với một tốc độ chóng mặt. Các công ty Hoa Kỳ sẵn sàng để trở thành những đối tác trong tiến trình này. Một số công ty Hoa Kỳ đang chờ để hoàn tất đàm phán về những dự án thương mại tại Việt Nam.
Chúng tôi mong muốn các công ty Hoa Kỳ tiếp cận được những lĩnh vực quan trọng ở Việt Nam như các quyền kinh doanh và phân phối.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế nhập khẩu được giảm đối với 94% hàng hoá công nghiệp và tiêu dùng của Việt Nam. Chúng tôi muốn được thấy Việt Nam thực thi đầy đủ tất cả những cam kết của mình khi gia nhập WTO.
Chúng tôi tin tưởng rằng quan hệ thương mại công bằng và cởi mở là một trong những công cụ hữu hiệu để tạo ra sự thịnh vượng và công bằng xã hội. Quan hệ đó tạo ra tăng trưởng. Quan hệ đó tạo ra việc làm. Quan hệ đó thúc đẩy hoà bình và ổn định. Quan hệ đó là quan hệ đối tác thương mại đôi bên cùng có lợi.
Xin hãy lưu ý, môi trường kinh tế được cải thiện của Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể từ các công ty quốc tế cũng đang tạo ra những lợi ích xã hội. Theo những thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, nghèo đói ở Việt Nam đã giảm 2/3 và tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đi một nửa.
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các công ty Hoa Kỳ cũng sát cách với Việt Nam dưới nhiều hình thức. Công ty ô tô Ford tặng xe cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam để phục vụ những người tàn tật ở vùng sâu vùng xa. Chương trình Cargill Cares đã quyên góp được 250.000 USD cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ thiên tai và xây dựng đường sá, trường học ở các vùng sâu vùng xa của Việt Nam... Còn có rất nhiều cơ hội ở Việt Nam và nhiều công ty Hoa Kỳ vẫn đang ở bước khám phá.
Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế và Chương trình hỗ trợ thúc đẩy thương mại của cơ quan này, đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để giải quyết những thách thức đối với kinh doanh và đầu tư.
Chúng tôi mong muốn tiếp tục được hợp tác với quý vị nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại và các mối liên hệ khác giữa hai nước.
GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Hội Việt-Mỹ
Hội Việt-Mỹ đã tổ chức một số hội thảo trong vài năm gần đây xem xét, đánh giá quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dưới góc độ nhân dân. Hội thảo lần này là một sự tiếp nối, với tiếp cận mới đặt ra trong bối cảnh mới của quan hệ song phương với đỉnh cao là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống George Bush năm 2006 và chuyến thăm Mỹ mới đây của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2007.
Bên cạnh nhiều thuận lợi, cũng còn tồn tại nhiều thách thức, cản trở như: sự khác biệt về trình độ phát triển, cơ chế, chính sách, sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin giữa doanh nghiệp, người dân và công luận hai nước. Để tranh thủ cơ hội và vượt qua thách thức, cần có những sáng kiến, cách tiếp cận và giải pháp mới, trong đó có cách tiếp cận từ góc độ quan hệ nhân dân.
Hội thảo lần này tập trung đánh giá thực trạng quan hệ song phương trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư sau 6 năm thực hiện BTA và 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO; phân tích các nhân tố tác động ảnh hưởng đến những thành công và tồn tại; đề ra các khuyến nghị để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và xây dựng quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển tích cực, năng động và có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong tổng thể quan hệ song phương, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhân dân đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải, bình thường hóa quan hệ và phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hội thảo về quan hệ Việt-Mỹ lần này còn là một cơ hội để tăng cường bổ sung kênh quan hệ nhân dân vào tổng thể quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Đây là một diễn đàn không chính thức, mang tính chất nhân dân để những nhà nghiên cứu, học giả, nhà hoạt động, doanh nghiệp, đại diện các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trao đổi cởi mở và thực chất về những vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước dưới góc độ nhân dân.
Các đại biểu tham dự hội thảo này với tư cách cá nhân, không đại diện cho chính phủ hoặc tổ chức của mình. Các trao đổi trong Hội thảo nhằm bàn về phương pháp, biện pháp để khắc phục trở ngại, đi đến các khuyến nghị cách tiếp cận và giải pháp cho những vấn đề càn trở, thúc đẩy mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian tới ngày càng phát triển năng động hơn.
Hội thảo này cũng là cơ hội để các bạn bè, đối tác Việt Nam và Mỹ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin và suy nghĩ của mình, thiết lập quan hệ hợp tác và kết nối mạng.
Hội thảo diễn ra vào dịp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cùng đoàn doanh nhân cao cấp nước này sang thăm Việt Nam. Đây là dịp để nhìn nhận lại những thành công và tồn tại trong quan hệ kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước. Chúng tôi xin trích giới thiệu những ý kiến đóng góp của giới chức hai nước tại hội thảo này.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
Quan hệ kinh tế - thương mại là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và ấn tượng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Qua 6 năm triển khai Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA), kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ mức 1,4 tỷ USD năm 2001 lên 9,7 tỷ USD năm 2006. Kể từ năm 2003, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; dự kiến năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ lên tới 10 tỷ USD.
Đến nay, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt hơn 2,6 tỷ USD, nếu tính qua nước thứ 3 con số này đạt khoảng 5,2 tỷ USD. Nhiều công ty và tập đoàn lớn hàng đầu của Hoa Kỳ đã và đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điều này đang tạo nền móng vững chắc cho quan hệ kinh tế lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước.
Tuy nhiên, những thành quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Bên cạnh những khó khăn khách quan, đáng tiếc là vẫn có những rào cản không đáng có ngăn trở sự phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế giữa chúng ta.
Hội thảo của chúng ta được tổ chức đúng dịp Ngài Carlos M. Gutierrez, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, thăm làm việc và tìm hiểu những cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, qua chuyến thăm Việt Nam lần này, Ngài Bộ trưởng sẽ tận mắt chứng kiến cuộc sống năng động của đất nước chúng tôi và sẽ hoàn toàn nhất trí Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đang hoạt động hiệu quả.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực hợp tác khác như khoa học - công nghệ, văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế cũng có những bước chuyển rất tích cực. Đối với các vấn đề được coi là nhạy cảm, có nhận thức khác nhau như về nhân quyền và tôn giáo, hai nước tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại thường xuyên. Chúng tôi cho rằng việc tồn tại một số khác biệt giữa các quốc gia cũng là điều bình thường do hoàn cảnh và điều kiện khác nhau về lịch sử, văn hoá, tập quán, và trình độ phát triển.
Tuy nhiên, so với lợi ích chung và tiềm năng hợp tác rộng lớn giữa hai nước, sự khác biệt này là rất nhỏ. Thông qua đối thoại trên tinh thần hữu nghị và xây dựng, chúng ta sẽ không để sự khác biệt này ảnh hưởng đến lợi ích chung quan trọng hơn của việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có sự đóng góp quan trọng và giàu ý nghĩa của sự hợp tác giữa các tầng lớp nhân dân hai nước. Ngoại giao nhân dân đã tạo nên kênh giao lưu trao đổi và đối thoại hiệu quả, tạo cơ sở cho quan hệ song phương, hậu thuẫn cho ý tưởng và những quyết định quan trọng của lãnh đạo hai nước liên quan đến phương hướng phát triển quan hệ hai nước. Chính những cựu chiến binh, tổ chức nhân đạo và từ thiện Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc tạo dựng nền móng, khai thông và đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển.
Hiện nay, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo và từ thiện của Hoa Kỳ đã và đang thực hiện các dự án nhân đạo tại Việt Nam, giúp nhân dân Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao những nghĩa cử đó. Tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đất nước Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Chỉ chưa đầy một năm sau khi gia nhập WTO, đang có một làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ. Tiềm năng để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước còn rất lớn. Tôi hy vọng rằng Hội thảo lần này sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tìm ra những biện pháp cụ thể để thúc đẩy những mối giao lưu hợp tác vì lợi ích chung của hai nước và hai dân tộc.
Về phần mình, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Việt Nam đang thực hiện hết sức nghiêm chỉnh các cam kết của mình trong BTA và WTO, đặc biệt các lĩnh vực mà doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm như bảo vệ sở hữu trí tuệ, các biện pháp thương mại liên quan đầu tư và quyền kinh doanh. Tôi có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ có đầy đủ điều kiện để thành công tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng cao, ổn định với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 8,5% đến trên 9%.
Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam chủ trương tiếp tục phát huy cao độ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này cho đầu tư phát triển với một số chủ trương, chính sách chủ yếu như: - Tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ các loại thị trường phù hợp với điều kiện Việt Nam đã hội nhập đầy đủ vào các thể chế kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế. Tiếp tục chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời khuyến khích phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ các bảo hộ bất hợp lý phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên mạng lưới sản xuất kinh doanh đa dạng, nối kết chặt chẽ với toàn bộ thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tập trung đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là về giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông và công nghệ thông tin có công nghệ hiện đại, nối kết với mạng lưới hạ tầng khu vực, góp phần cải thiện điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Chú trọng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cung cấp lao động trình độ cao cho các nhà đầu tư; - Phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội, gắn liền với chính sách môi trường phát triển bền vững; Thực hiện cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có lợi thế về công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và chúng tôi tin tưởng rằng thông qua sự hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước, những lợi thế này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Từ năm 2001 đến 2006, kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 6 lần từ 1,4 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD trong khi tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến thời điểm tháng 10/2007 đạt 5,2 tỷ USD với 418 dự án, đứng hàng thứ 6 trên tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, kim ngach thương mại và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam còn thấp hơn so với tiềm năng của các doanh nghiệp hai nước. Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang và sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Triển vọng phát triển năng động và bền vững của nền kinh tế đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ cao mà cả trong lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, y tế, giáo dục - đào tạo...
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ và hợp tác với chúng tôi trong các lĩnh vực này. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhu cầu đầu tư ở Việt Nam và tiềm năng đầu tư của Hoa Kỳ cũng rất lớn nên chúng tôi nghĩ rằng hai bên sẽ dễ dàng có tiếng nói chung để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đầu tư giữa hai nước. Việt Nam cần phát triển những dự án cơ sở hạ tầng lớn, dự án đầu tư cho khu vực công nghệ cao, các công ty Hoa Kỳ đã sẵn sàng trao đổi với chúng tôi về những dự án đó. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng đang ở trong điều kiện thuận lợi như vậy cho nên chúng ta sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư sang Việt Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam trao đổi với nhau về những nội dung cụ thể, những vấn đề vướng mắc cần xử lý để tạo ra những tiến triển tốt hơn cho các dự án đã triển khai tại Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện phân cấp mạnh mẽ việc cấp giấy phép cho chính quyền địa phương.
Điều đó không có nghĩa chúng tôi bỏ rơi doanh nghiệp và bỏ mặc cho địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các nhà đầu tư xử lý theo từng dự án mà các nhà đầu tư yêu cầu. Chúng tôi phối hợp với các bộ ngành hữu quan của chính phủ và với các địa phương có dự án đầu tư để xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện đầu tư thong thoáng nhất cho nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Với những chủ trương như vậy và định hướng tốt của hai Chính phủ, tôi nghĩ rằng quan hệ thương mại đầu tư Hoa Kỳ- Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Carlos M.Gutierez
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA) có hiệu lực năm 2001, thương mại hai chiều đã tăng gấp 6 lần, từ 1,4 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD mỗi năm. Xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 140%, đạt 460 triệu USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu và nguồn đầu tư quan trọng của Việt Nam. Còn Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á.
Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 67%. Dự kiến thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vượt con số 12 tỷ USD trong năm nay. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ cũng tạo động lực cho những cải cách của Việt Nam như Luật doanh nghiệp tạo ra môi trường tự do cho lĩnh vực tư nhân trong nước. Nó cởi trói cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân. Nó tạo ra hàng triệu việc làm, và thực sự giúp cho lĩnh vực phi quốc doanh vượt qua khối doanh nghiệp nhà nước.
Trong cuộc gặp giữa Tổng thống G.W.Bush và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tháng 6 vừa qua tại Washington, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những biện pháp đưa những liên kết kinh tế này lên một tầm cao mới. 22 doanh nghiệp Hoa Kỳ đã tham gia cùng tôi trong phái đoàn phát triển kinh doanh này. Họ đại diện cho một cộng đồng da dạng các nền công nghiệp của Mỹ, trong đó có công nghiệp ô tô, hạ tầng và du lịch. Và họ đã đến đây để tìm kiếm những cơ hội thương mại tại thị trường năng động và phát triển này.
Tháng 6 vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng vừa mới ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Những liên kết kinh tế giữa hai nước đang phát triển rộng hơn và sâu hơn. Mối quan hệ đối tác này là kết quả của sự thành công về kinh tế của cả hai nước. Đó là một nền tảng vững chắc và là “động lực tăng trưởng” cho quan hệ hai nước. Đó là một một mối quan hệ vẫn còn đầy tiềm năng. Chúng tôi tin rằng hai nước vẫn còn nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.
Chúng tôi vui mừng và hoan nghênh những thành tựu kinh tế to lớn mà Việt Nam đang tạo dựng. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang biến đổi với một tốc độ chóng mặt. Các công ty Hoa Kỳ sẵn sàng để trở thành những đối tác trong tiến trình này. Một số công ty Hoa Kỳ đang chờ để hoàn tất đàm phán về những dự án thương mại tại Việt Nam.
Chúng tôi mong muốn các công ty Hoa Kỳ tiếp cận được những lĩnh vực quan trọng ở Việt Nam như các quyền kinh doanh và phân phối.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế nhập khẩu được giảm đối với 94% hàng hoá công nghiệp và tiêu dùng của Việt Nam. Chúng tôi muốn được thấy Việt Nam thực thi đầy đủ tất cả những cam kết của mình khi gia nhập WTO.
Chúng tôi tin tưởng rằng quan hệ thương mại công bằng và cởi mở là một trong những công cụ hữu hiệu để tạo ra sự thịnh vượng và công bằng xã hội. Quan hệ đó tạo ra tăng trưởng. Quan hệ đó tạo ra việc làm. Quan hệ đó thúc đẩy hoà bình và ổn định. Quan hệ đó là quan hệ đối tác thương mại đôi bên cùng có lợi.
Xin hãy lưu ý, môi trường kinh tế được cải thiện của Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể từ các công ty quốc tế cũng đang tạo ra những lợi ích xã hội. Theo những thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, nghèo đói ở Việt Nam đã giảm 2/3 và tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đi một nửa.
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các công ty Hoa Kỳ cũng sát cách với Việt Nam dưới nhiều hình thức. Công ty ô tô Ford tặng xe cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam để phục vụ những người tàn tật ở vùng sâu vùng xa. Chương trình Cargill Cares đã quyên góp được 250.000 USD cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ thiên tai và xây dựng đường sá, trường học ở các vùng sâu vùng xa của Việt Nam... Còn có rất nhiều cơ hội ở Việt Nam và nhiều công ty Hoa Kỳ vẫn đang ở bước khám phá.
Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế và Chương trình hỗ trợ thúc đẩy thương mại của cơ quan này, đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để giải quyết những thách thức đối với kinh doanh và đầu tư.
Chúng tôi mong muốn tiếp tục được hợp tác với quý vị nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại và các mối liên hệ khác giữa hai nước.
GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Hội Việt-Mỹ
Hội Việt-Mỹ đã tổ chức một số hội thảo trong vài năm gần đây xem xét, đánh giá quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dưới góc độ nhân dân. Hội thảo lần này là một sự tiếp nối, với tiếp cận mới đặt ra trong bối cảnh mới của quan hệ song phương với đỉnh cao là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống George Bush năm 2006 và chuyến thăm Mỹ mới đây của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2007.
Bên cạnh nhiều thuận lợi, cũng còn tồn tại nhiều thách thức, cản trở như: sự khác biệt về trình độ phát triển, cơ chế, chính sách, sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin giữa doanh nghiệp, người dân và công luận hai nước. Để tranh thủ cơ hội và vượt qua thách thức, cần có những sáng kiến, cách tiếp cận và giải pháp mới, trong đó có cách tiếp cận từ góc độ quan hệ nhân dân.
Hội thảo lần này tập trung đánh giá thực trạng quan hệ song phương trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư sau 6 năm thực hiện BTA và 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO; phân tích các nhân tố tác động ảnh hưởng đến những thành công và tồn tại; đề ra các khuyến nghị để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và xây dựng quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển tích cực, năng động và có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong tổng thể quan hệ song phương, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhân dân đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải, bình thường hóa quan hệ và phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hội thảo về quan hệ Việt-Mỹ lần này còn là một cơ hội để tăng cường bổ sung kênh quan hệ nhân dân vào tổng thể quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Đây là một diễn đàn không chính thức, mang tính chất nhân dân để những nhà nghiên cứu, học giả, nhà hoạt động, doanh nghiệp, đại diện các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trao đổi cởi mở và thực chất về những vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước dưới góc độ nhân dân.
Các đại biểu tham dự hội thảo này với tư cách cá nhân, không đại diện cho chính phủ hoặc tổ chức của mình. Các trao đổi trong Hội thảo nhằm bàn về phương pháp, biện pháp để khắc phục trở ngại, đi đến các khuyến nghị cách tiếp cận và giải pháp cho những vấn đề càn trở, thúc đẩy mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian tới ngày càng phát triển năng động hơn.
Hội thảo này cũng là cơ hội để các bạn bè, đối tác Việt Nam và Mỹ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin và suy nghĩ của mình, thiết lập quan hệ hợp tác và kết nối mạng.