Quản lý nợ công: “Cái gì cũng dồn lên Thủ tướng!”
“Mổ xẻ” dự thảo Luật Quản lý nợ công chiều 25/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm đến phân định trách nhiệm
“Mổ xẻ” dự thảo Luật Quản lý nợ công chiều 25/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm đến phân định trách nhiệm.
Rất nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật đã “dồn” nhiều nội dung lên “vai” Thủ tướng. Ngoài ra, những vấn đề được nhiều ý kiến đề cập nhất còn tập trung vào nội dung quy định của dự thảo đối với trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép vay vốn, vai trò của chính quyền địa phương trong vay nợ nước ngoài...
“Dồn” quá nhiều trách nhiệm!
Nhiều ý kiến tại cuộc họp cho rằng, trách nhiệm Thủ tướng được thể hiện trong quá nhiều nội dung và tỏ ra hơi “nặng”.
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, có quá nhiều điểm liên quan đến Thủ tướng: “Chỗ này thì theo chỉ định của Thủ tướng, chỗ kia thì được Thủ tướng cho phép, rồi một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ... Tóm lại, cứ duy trì cách này thì đặt Thủ tướng vào một thế luôn luôn phải xử lý. Cái gì cũng dồn lên Thủ tướng!”
Cũng đồng tình với quan điểm này, đại biểu Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho rằng không thể quy trách nhiệm hết cho Thủ tướng: “Thủ tướng không thể cái gì cũng làm”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nhận xét: “Giả sử Thủ tướng có quyết định thì phải có tham mưu, thẩm định chứ sao quyết ngay được”.
“Trường hợp đặc biệt nào thì tôi không tìm ra”
Đa số các phát biểu đều không đồng tình với quy định tại dự thảo Luật về trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép vay vốn.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng Luật cần quy định rõ tiêu chí để xác định thế nào là trường hợp đặc biệt, đồng thời kiến nghị thu hẹp đối tượng thuộc diện đặc biệt.
Phát biểu của ông Nguyễn Văn Thuận còn mạnh mẽ hơn. Đại biểu này cho rằng: “Luật đã “khuôn” rất chặt rồi. Trường hợp đặc biệt nào thì tôi không tìm ra”.
Cũng theo đại biểu này, khái niệm không minh bạch, không rõ ràng trong Điều 29 dễ tạo kẽ hở cho cơ chế xin cho. “Những điểm này sẽ tạo điều kiện cho cơ chế xin-cho quay lại, rất phức tạp”, ông Thuận nói.
Cũng đồng tình rằng cần làm rõ thế nào là đặc biệt, đại biểu Ksor Phước lập luận rằng đã là nợ công, phải chi trả từ ngân sách thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Vì vậy, trước khi Thủ tướng quyết định, ít nhất phải có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đúng là chủ động, nhưng...
Liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương trong vay nợ nước ngoài, ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện cho rằng còn vướng về cơ chế trách nhiệm.
“Lúc tìm người cho vay thì tỉnh đàm phán. Thỏa thuận hết rồi thì bộ ký. Trách nhiệm anh ký nhưng anh có biết thế nào đâu. Ngay cơ chế đây cũng không hiểu thế nào, đúng là rất phức tạp”, ông Vượng nói.
Ông Trần Thế Vượng cũng nhắc lại những bài học giai đoạn trước: “Đồng chí bí thư, đồng chí chủ tịch cứ quyết làm dự án, rồi nợ hàng ngàn tỷ. Việc cách đây mấy năm nhưng giờ chưa xử lý hết được”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, đại biểu Hà Văn Hiền thì cho rằng: “Vay nước ngoài của địa phương thì cũng chỉ là vay lại từ Chính phủ thôi. Để vay được là khó đấy. Anh đàm phán thì chưa chắc Chính phủ đã ký vì thẩm định rất dài”.
Một cái “khó” nữa cũng được đại biểu Ksor Phước chỉ ra, liên quan đến người bảo lãnh. “Các địa phương muốn Trung ương, bộ hay ngân hàng bảo lãnh để làm cái này, cái nọ. Không có thì không làm được”.
Quốc hội nên “nắm” chiến lược, còn Chính phủ thực hiện
Đa số ý kiến đề nghị Quốc hội phải quyết định chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm.
Lý do các đại biểu đưa ra là chiến lược nợ dài hạn thuộc chính sách tài chính quốc gia, nằm trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch vay, trả nợ hàng năm thì gắn liền với việc phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm và đều thuộc thẩm quyền Quốc hội.
Hơn nữa, Quốc hội phê duyệt thì tạo căn cứ để giám sát; đồng thời cũng tạo cơ sở rõ ràng, minh bạch để Chính phủ tổ chức thực hiện.
Đại biểu Ksor Phước cho rằng Quốc hội nên “nắm” chiến lược về ngân sách, trong đó có cả việc nợ và trả. Nhưng thực hiện thì Chính phủ làm. Như vậy là rõ ràng trách nhiệm. Và như thế Quốc hội đi giám sát là đúng trách nhiệm, giám sát mới biết.
“Nếu không kiểm tra việc bắt đầu vay nợ như thế nào thì có đưa ra Quốc hội lấy ý kiến hàng năm cũng chỉ là tượng trưng thôi”, ông Ksor Phước nói.
* Điều 29. Vay nợ để cơ cấu lại danh mục nợ:
1. Việc vay nợ để cơ cấu lại danh mục nợ phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
a) Số tiền vay mới không vượt quá số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại.
b) Không được vay ngoại tệ để cơ cấu lại một khoản vay bằng Đồng Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính được ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại nợ theo kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ hoặc đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Nguồn: Dự thảo Luật Quản lý nợ công)
Rất nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật đã “dồn” nhiều nội dung lên “vai” Thủ tướng. Ngoài ra, những vấn đề được nhiều ý kiến đề cập nhất còn tập trung vào nội dung quy định của dự thảo đối với trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép vay vốn, vai trò của chính quyền địa phương trong vay nợ nước ngoài...
“Dồn” quá nhiều trách nhiệm!
Nhiều ý kiến tại cuộc họp cho rằng, trách nhiệm Thủ tướng được thể hiện trong quá nhiều nội dung và tỏ ra hơi “nặng”.
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, có quá nhiều điểm liên quan đến Thủ tướng: “Chỗ này thì theo chỉ định của Thủ tướng, chỗ kia thì được Thủ tướng cho phép, rồi một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ... Tóm lại, cứ duy trì cách này thì đặt Thủ tướng vào một thế luôn luôn phải xử lý. Cái gì cũng dồn lên Thủ tướng!”
Cũng đồng tình với quan điểm này, đại biểu Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho rằng không thể quy trách nhiệm hết cho Thủ tướng: “Thủ tướng không thể cái gì cũng làm”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nhận xét: “Giả sử Thủ tướng có quyết định thì phải có tham mưu, thẩm định chứ sao quyết ngay được”.
“Trường hợp đặc biệt nào thì tôi không tìm ra”
Đa số các phát biểu đều không đồng tình với quy định tại dự thảo Luật về trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép vay vốn.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng Luật cần quy định rõ tiêu chí để xác định thế nào là trường hợp đặc biệt, đồng thời kiến nghị thu hẹp đối tượng thuộc diện đặc biệt.
Phát biểu của ông Nguyễn Văn Thuận còn mạnh mẽ hơn. Đại biểu này cho rằng: “Luật đã “khuôn” rất chặt rồi. Trường hợp đặc biệt nào thì tôi không tìm ra”.
Cũng theo đại biểu này, khái niệm không minh bạch, không rõ ràng trong Điều 29 dễ tạo kẽ hở cho cơ chế xin cho. “Những điểm này sẽ tạo điều kiện cho cơ chế xin-cho quay lại, rất phức tạp”, ông Thuận nói.
Cũng đồng tình rằng cần làm rõ thế nào là đặc biệt, đại biểu Ksor Phước lập luận rằng đã là nợ công, phải chi trả từ ngân sách thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Vì vậy, trước khi Thủ tướng quyết định, ít nhất phải có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đúng là chủ động, nhưng...
Liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương trong vay nợ nước ngoài, ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện cho rằng còn vướng về cơ chế trách nhiệm.
“Lúc tìm người cho vay thì tỉnh đàm phán. Thỏa thuận hết rồi thì bộ ký. Trách nhiệm anh ký nhưng anh có biết thế nào đâu. Ngay cơ chế đây cũng không hiểu thế nào, đúng là rất phức tạp”, ông Vượng nói.
Ông Trần Thế Vượng cũng nhắc lại những bài học giai đoạn trước: “Đồng chí bí thư, đồng chí chủ tịch cứ quyết làm dự án, rồi nợ hàng ngàn tỷ. Việc cách đây mấy năm nhưng giờ chưa xử lý hết được”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, đại biểu Hà Văn Hiền thì cho rằng: “Vay nước ngoài của địa phương thì cũng chỉ là vay lại từ Chính phủ thôi. Để vay được là khó đấy. Anh đàm phán thì chưa chắc Chính phủ đã ký vì thẩm định rất dài”.
Một cái “khó” nữa cũng được đại biểu Ksor Phước chỉ ra, liên quan đến người bảo lãnh. “Các địa phương muốn Trung ương, bộ hay ngân hàng bảo lãnh để làm cái này, cái nọ. Không có thì không làm được”.
Quốc hội nên “nắm” chiến lược, còn Chính phủ thực hiện
Đa số ý kiến đề nghị Quốc hội phải quyết định chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm.
Lý do các đại biểu đưa ra là chiến lược nợ dài hạn thuộc chính sách tài chính quốc gia, nằm trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch vay, trả nợ hàng năm thì gắn liền với việc phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm và đều thuộc thẩm quyền Quốc hội.
Hơn nữa, Quốc hội phê duyệt thì tạo căn cứ để giám sát; đồng thời cũng tạo cơ sở rõ ràng, minh bạch để Chính phủ tổ chức thực hiện.
Đại biểu Ksor Phước cho rằng Quốc hội nên “nắm” chiến lược về ngân sách, trong đó có cả việc nợ và trả. Nhưng thực hiện thì Chính phủ làm. Như vậy là rõ ràng trách nhiệm. Và như thế Quốc hội đi giám sát là đúng trách nhiệm, giám sát mới biết.
“Nếu không kiểm tra việc bắt đầu vay nợ như thế nào thì có đưa ra Quốc hội lấy ý kiến hàng năm cũng chỉ là tượng trưng thôi”, ông Ksor Phước nói.
* Điều 29. Vay nợ để cơ cấu lại danh mục nợ:
1. Việc vay nợ để cơ cấu lại danh mục nợ phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
a) Số tiền vay mới không vượt quá số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại.
b) Không được vay ngoại tệ để cơ cấu lại một khoản vay bằng Đồng Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính được ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại nợ theo kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ hoặc đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Nguồn: Dự thảo Luật Quản lý nợ công)