Quốc hội “chấm điểm” trả lời chất vấn
Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu "chấm điểm" phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ
"Có vị khách quốc tế theo dõi trực tiếp đã nhận xét, chất vấn ở Quốc hội Việt Nam hoàn toàn theo được chuẩn quốc tế", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết thúc hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, sáng 12/6.
Bên cạnh 201 chất vấn bằng văn bản, đã có 126 lượt đại biểu đăng ký, 88 lượt chất vấn và trao đổi tại hội trường, 94% đại biểu Quốc hội và hầu hết các thành viên Chính phủ đã tham dự hoạt động này, Chủ tịch nêu con số cụ thể.
Theo nhận xét của Chủ tịch, không khí các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất thẳng thắn, trách nhiệm, thực chất, có bước tiến về tranh luận, đối thoại. Tuy “chưa thật là trọn vẹn, chưa phải đã hài lòng”.
Bên cạnh phần “cho điểm” của Chủ tịch Quốc hội sau mỗi phiên chất vấn, nhiều vị đại biểu cũng đưa ra những nhận xét riêng, dù có trực tiếp đối thoại với người được chất vấn hay không.
Muốn Phó thủ tướng trả lời rõ hơn
Trực tiếp điều hành tất cả các phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội chỉ ra điểm mới là lần này Phó thủ tướng đã dành nhiều thời gian trả lời trực tiếp. “Có báo cáo giải trình thêm nhưng chỉ 35 phút chứ không đến một tiếng, tiếng rưỡi như các lần trước”.
Phó thủ tướng đã làm rõ thêm nhiều vấn đề lớn, rõ thêm trách nhiệm của cơ quan và cá nhân trong những nội dung đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch nói.
Theo Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Huỳnh Ngọc Đáng , “Phó thủ tướng trả lời chất vấn thẳng thắn, tiếp thu tốt ý kiến cử tri và mong muốn của đại biểu”.
Không chất vấn trực tiếp nhưng đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nhận xét “Chính phủ rất có trách nhiệm trước đại biểu và cử tri”.
Tuy nhiên, có những vấn đề vẫn mong muốn Phó thủ tướng làm rõ hơn. Ví dụ nhiều đại biểu, nhiều kỳ họp đã chất vấn về tình trạng thiếu điện. Một trong các nguyên nhân là cơ chế.
Vì, như đại biểu Vũ Quang Hải chất vấn là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) một mình một chợ, tự tung tự tác, báo cáo nói lỗ, cần thưởng thì nói có lãi. Các doanh nghiệp phải làm kế hoạch sản xuất 6 tháng và hàng năm nhưng không thể biết bị cắt điện ngày nào.
“Có lẽ Phó thủ tướng cũng chưa đề cập rõ ràng chứ Chính phủ đã có lộ trình để thị trường hóa ngành điện. Nhưng làm sao phải thúc đẩy nhanh chứ để độc quyền thế này thì khó xử lý’, đại biểu Hùng bày tỏ.
Truy trách nhiệm cũng phải thỏa đáng
Truy trách nhiệm ở nhiều lĩnh vực với tất cả các thành viên Chính phủ đã đăng đàn, song “căng” nhất có lẽ là câu hỏi về trách nhiệm của việc cho nước ngoài thuê rừng với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát. Thậm chí, có một vị đại biểu đã đề nghị xem xét chỉ số tín nhiệm của vị bộ trưởng này.
Chủ tịch Quốc hội nhận xét, “Quốc hội ghi nhận Bộ trưởng rất chân thành và cầu thị, có những việc làm được, không làm được thì nhận khuyết điểm hoặc nhận sắp tới để mình làm tiếp, đó là tinh thần trách nhiệm rất cần thiết”.
Đồng tình với nhận xét trên, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, thẩm quyền quản lý đất rừng là của UBND tỉnh, nếu cứ truy trách nhiệm của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì không thỏa đáng”.
Đại biểu Hùng nhớ lại, năm 2008 trong trận lụt lịch sử ở Hà Nội có người rơi xuống rãnh và bị chết đuối. Nhưng khi chất vấn Bộ trưởng Phát cũng nhận trách nhiệm, dù đó là trách nhiệm của chủ tịch thành phố Hà Nội về quản lý đô thị.
Nhìn tổng thể về phòng chống bão lụt thì có trách nhiệm của bộ trưởng, còn người dân rơi xuống rãnh của công trường đang thi công không phải trách nhiệm của Bộ trưởng Phát, đại biểu Hùng phân tích.
Cả đại biểu Hùng, đại biểu Đáng đều đánh giá cao nhất phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính vì “nắm chắc vấn đề, trả lời thẳng thắn, không né tránh bất cứ câu hỏi nào”.
Nhận được “lời phê” của cả Chủ tịch và nhiều đại biểu là “trình bày tự tin, nhưng nhiều vấn đề còn chung chung, nhất là các giải pháp” là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Hứa khá nhiều, có những vấn đề chưa thật chặt chẽ lắm nhưng cũng đã thẳng thắn, ngắn gọn, tập trung, những vấn đề chưa làm được thì nhận thiếu sót, khuyết điểm là nhận xét dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thồng Vận tải Hồ Nghĩa Dũng.
Hỏi như phát biểu, trả lời như thuyết trình
Một trong các hạn chế được Chủ tịch Quốc hội chỉ ra là vẫn còn có “đại biểu hỏi như phát biểu, bộ trưởng trả lời như thuyết trình”.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí thời gian, khiến cho chỉ có 88/126 lượt đại biểu đã đăng ký có thể chất vấn và trao đổi trực tiếp tại hội trường. Không phiên nào không có đại biểu không được hỏi.
Theo đại biểu Đáng thì bên cạnh một số đại biểu hỏi rất sắc, trúng vấn đề và sau khi bộ trưởng trả lời lại tranh luận, trao đổi làm không khí thêm sinh động thì còn có đại biểu chất vấn quá dài, nội dung quá ít nhưng cứ đọc cho hết 7 phút.
Thế nhưng, như quan sát của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng thì “khi bộ trưởng trả lời dài thì Chủ tịch nhắc ngay nhưng một số đại biểu nói dài thì Chủ tịch chưa nhắc nhờ”.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, có thể trả lời hay hoặc chưa hay tại hội trường, song điều quan trọng là thái độ cầu thị, lắng nghe, nghiêm túc thực hiện “lời hứa” sau chất vấn.
Chủ tịch cũng “khen” một số vị đại biểu theo đuổi vấn đề vài ba năm nay và truy vấn trách nhiệm đến cùng. Còn các vị bộ trưởng thì hầu hết đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội “kiểm điểm” việc thực hiện lời hứa. Cả những vị không trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp trước cũng có báo cáo những việc đã làm.
“Lần này Quốc hội không cần thiết phải ra nghị quyết về chất vấn, lạm phát nghị quyết thì không hay”, Chủ tịch "gói" lại.
Bên cạnh 201 chất vấn bằng văn bản, đã có 126 lượt đại biểu đăng ký, 88 lượt chất vấn và trao đổi tại hội trường, 94% đại biểu Quốc hội và hầu hết các thành viên Chính phủ đã tham dự hoạt động này, Chủ tịch nêu con số cụ thể.
Theo nhận xét của Chủ tịch, không khí các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất thẳng thắn, trách nhiệm, thực chất, có bước tiến về tranh luận, đối thoại. Tuy “chưa thật là trọn vẹn, chưa phải đã hài lòng”.
Bên cạnh phần “cho điểm” của Chủ tịch Quốc hội sau mỗi phiên chất vấn, nhiều vị đại biểu cũng đưa ra những nhận xét riêng, dù có trực tiếp đối thoại với người được chất vấn hay không.
Muốn Phó thủ tướng trả lời rõ hơn
Trực tiếp điều hành tất cả các phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội chỉ ra điểm mới là lần này Phó thủ tướng đã dành nhiều thời gian trả lời trực tiếp. “Có báo cáo giải trình thêm nhưng chỉ 35 phút chứ không đến một tiếng, tiếng rưỡi như các lần trước”.
Phó thủ tướng đã làm rõ thêm nhiều vấn đề lớn, rõ thêm trách nhiệm của cơ quan và cá nhân trong những nội dung đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch nói.
Theo Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Huỳnh Ngọc Đáng , “Phó thủ tướng trả lời chất vấn thẳng thắn, tiếp thu tốt ý kiến cử tri và mong muốn của đại biểu”.
Không chất vấn trực tiếp nhưng đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nhận xét “Chính phủ rất có trách nhiệm trước đại biểu và cử tri”.
Tuy nhiên, có những vấn đề vẫn mong muốn Phó thủ tướng làm rõ hơn. Ví dụ nhiều đại biểu, nhiều kỳ họp đã chất vấn về tình trạng thiếu điện. Một trong các nguyên nhân là cơ chế.
Vì, như đại biểu Vũ Quang Hải chất vấn là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) một mình một chợ, tự tung tự tác, báo cáo nói lỗ, cần thưởng thì nói có lãi. Các doanh nghiệp phải làm kế hoạch sản xuất 6 tháng và hàng năm nhưng không thể biết bị cắt điện ngày nào.
“Có lẽ Phó thủ tướng cũng chưa đề cập rõ ràng chứ Chính phủ đã có lộ trình để thị trường hóa ngành điện. Nhưng làm sao phải thúc đẩy nhanh chứ để độc quyền thế này thì khó xử lý’, đại biểu Hùng bày tỏ.
Truy trách nhiệm cũng phải thỏa đáng
Truy trách nhiệm ở nhiều lĩnh vực với tất cả các thành viên Chính phủ đã đăng đàn, song “căng” nhất có lẽ là câu hỏi về trách nhiệm của việc cho nước ngoài thuê rừng với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát. Thậm chí, có một vị đại biểu đã đề nghị xem xét chỉ số tín nhiệm của vị bộ trưởng này.
Chủ tịch Quốc hội nhận xét, “Quốc hội ghi nhận Bộ trưởng rất chân thành và cầu thị, có những việc làm được, không làm được thì nhận khuyết điểm hoặc nhận sắp tới để mình làm tiếp, đó là tinh thần trách nhiệm rất cần thiết”.
Đồng tình với nhận xét trên, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, thẩm quyền quản lý đất rừng là của UBND tỉnh, nếu cứ truy trách nhiệm của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì không thỏa đáng”.
Đại biểu Hùng nhớ lại, năm 2008 trong trận lụt lịch sử ở Hà Nội có người rơi xuống rãnh và bị chết đuối. Nhưng khi chất vấn Bộ trưởng Phát cũng nhận trách nhiệm, dù đó là trách nhiệm của chủ tịch thành phố Hà Nội về quản lý đô thị.
Nhìn tổng thể về phòng chống bão lụt thì có trách nhiệm của bộ trưởng, còn người dân rơi xuống rãnh của công trường đang thi công không phải trách nhiệm của Bộ trưởng Phát, đại biểu Hùng phân tích.
Cả đại biểu Hùng, đại biểu Đáng đều đánh giá cao nhất phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính vì “nắm chắc vấn đề, trả lời thẳng thắn, không né tránh bất cứ câu hỏi nào”.
Nhận được “lời phê” của cả Chủ tịch và nhiều đại biểu là “trình bày tự tin, nhưng nhiều vấn đề còn chung chung, nhất là các giải pháp” là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Hứa khá nhiều, có những vấn đề chưa thật chặt chẽ lắm nhưng cũng đã thẳng thắn, ngắn gọn, tập trung, những vấn đề chưa làm được thì nhận thiếu sót, khuyết điểm là nhận xét dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thồng Vận tải Hồ Nghĩa Dũng.
Hỏi như phát biểu, trả lời như thuyết trình
Một trong các hạn chế được Chủ tịch Quốc hội chỉ ra là vẫn còn có “đại biểu hỏi như phát biểu, bộ trưởng trả lời như thuyết trình”.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí thời gian, khiến cho chỉ có 88/126 lượt đại biểu đã đăng ký có thể chất vấn và trao đổi trực tiếp tại hội trường. Không phiên nào không có đại biểu không được hỏi.
Theo đại biểu Đáng thì bên cạnh một số đại biểu hỏi rất sắc, trúng vấn đề và sau khi bộ trưởng trả lời lại tranh luận, trao đổi làm không khí thêm sinh động thì còn có đại biểu chất vấn quá dài, nội dung quá ít nhưng cứ đọc cho hết 7 phút.
Thế nhưng, như quan sát của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng thì “khi bộ trưởng trả lời dài thì Chủ tịch nhắc ngay nhưng một số đại biểu nói dài thì Chủ tịch chưa nhắc nhờ”.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, có thể trả lời hay hoặc chưa hay tại hội trường, song điều quan trọng là thái độ cầu thị, lắng nghe, nghiêm túc thực hiện “lời hứa” sau chất vấn.
Chủ tịch cũng “khen” một số vị đại biểu theo đuổi vấn đề vài ba năm nay và truy vấn trách nhiệm đến cùng. Còn các vị bộ trưởng thì hầu hết đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội “kiểm điểm” việc thực hiện lời hứa. Cả những vị không trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp trước cũng có báo cáo những việc đã làm.
“Lần này Quốc hội không cần thiết phải ra nghị quyết về chất vấn, lạm phát nghị quyết thì không hay”, Chủ tịch "gói" lại.