Quốc hội thảo luận vấn đề tăng, giảm thuế
Quốc hội chủ trương giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25% để cạnh tranh thu hút đầu tư
Ngày 7/5, Quốc hội dành cả ngày làm việc cho công tác xây dựng pháp luật với việc thảo luận dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí.
Thảo luận tại tổ về hai dự luật thuế mới, đa số các đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc sửa đổi chính sách 2 loại thuế này là cần thiết nhằm tạo động lực mới và lành mạnh hóa hơn nữa môi trường kinh doanh.
Thể hiện rõ nhất ở chủ trương giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25% để cạnh tranh thu hút đầu tư và chủ trương giảm bớt số đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đổi mới trong cách xác định hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất 10%, quy định về điều kiện thanh toán qua ngân hàng đối với việc khấu trừ thuế đầu vào... để khắc phục những kẽ hở dẫn đến lợi dụng trong việc kê khai khấu trừ thuế, hiện tượng mua bán hóa đơn, chứng từ khống để được hoàn thuế đầu vào.
Về dự Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đa số ý kiến phát biểu cho thấy sự tán thành việc giảm thuế suất nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất thể hiện ưu đãi theo diện rộng đi đôi với hạn chế ưu đãi theo diện hẹp, khắc phục tình trạng dàn trải, phức tạp trong chính sách ưu đãi hiện hành.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa tán thành với việc giảm thuế suất vì cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang là nguồn thu chủ yếu trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương.Vấn đề được quan tâm là xác định chi phí được trừ và chi phí không được trừ.
Ví như chi phí quảng cáo, tiền làm từ thiện, đa số tán thành với mức quy định tỷ lệ giới hạn cao hơn (15%) được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian 5 năm đầu mới thành lập, các doanh nghiệp còn lại vẫn áp dụng mức giới hạn 10% như hiện hành. Việc quy định ở mức cao hơn chỉ có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, nhất là các công ty đa quốc gia, không tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta.
Về dự Luật thuế giá trị gia tăng, các đại biểu tập trung cho ý kiến về việc tiến tới áp dụng thống nhất một mức thuế suất cho hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước để đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và đơn giản khi tính thuế.
Có ý kiến cho rằng ngoài mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu, Dự thảo luật vẫn quy định 2 mức thuế suất như luật hiện hành (5% và 10% đối với hàng hóa, dịch vụ) là chưa phù hợp với yêu cầu trong Chiến lược cải cách hệ thống chính sách thuế.
Có đại biểu nhận định việc chuyển một số đối tượng hiện không thuộc diện chịu thuế và một số hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất 5% sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất 10% cần phải dựa trên những căn cứ rõ ràng, hợp lý, có tính toán cụ thể.
Thảo luận tại tổ về hai dự luật thuế mới, đa số các đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc sửa đổi chính sách 2 loại thuế này là cần thiết nhằm tạo động lực mới và lành mạnh hóa hơn nữa môi trường kinh doanh.
Thể hiện rõ nhất ở chủ trương giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25% để cạnh tranh thu hút đầu tư và chủ trương giảm bớt số đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đổi mới trong cách xác định hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất 10%, quy định về điều kiện thanh toán qua ngân hàng đối với việc khấu trừ thuế đầu vào... để khắc phục những kẽ hở dẫn đến lợi dụng trong việc kê khai khấu trừ thuế, hiện tượng mua bán hóa đơn, chứng từ khống để được hoàn thuế đầu vào.
Về dự Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đa số ý kiến phát biểu cho thấy sự tán thành việc giảm thuế suất nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất thể hiện ưu đãi theo diện rộng đi đôi với hạn chế ưu đãi theo diện hẹp, khắc phục tình trạng dàn trải, phức tạp trong chính sách ưu đãi hiện hành.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa tán thành với việc giảm thuế suất vì cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang là nguồn thu chủ yếu trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương.Vấn đề được quan tâm là xác định chi phí được trừ và chi phí không được trừ.
Ví như chi phí quảng cáo, tiền làm từ thiện, đa số tán thành với mức quy định tỷ lệ giới hạn cao hơn (15%) được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian 5 năm đầu mới thành lập, các doanh nghiệp còn lại vẫn áp dụng mức giới hạn 10% như hiện hành. Việc quy định ở mức cao hơn chỉ có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, nhất là các công ty đa quốc gia, không tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta.
Về dự Luật thuế giá trị gia tăng, các đại biểu tập trung cho ý kiến về việc tiến tới áp dụng thống nhất một mức thuế suất cho hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước để đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và đơn giản khi tính thuế.
Có ý kiến cho rằng ngoài mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu, Dự thảo luật vẫn quy định 2 mức thuế suất như luật hiện hành (5% và 10% đối với hàng hóa, dịch vụ) là chưa phù hợp với yêu cầu trong Chiến lược cải cách hệ thống chính sách thuế.
Có đại biểu nhận định việc chuyển một số đối tượng hiện không thuộc diện chịu thuế và một số hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất 5% sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất 10% cần phải dựa trên những căn cứ rõ ràng, hợp lý, có tính toán cụ thể.