Quyền được thông tin của người dân sắp thành luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, trong năm 2009, Bộ sẽ trình Quốc hội dự án Luật Tiếp cận thông tin
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, trong năm 2009, Bộ sẽ trình Quốc hội dự án Luật Tiếp cận thông tin.
Đây là dự luật mang tính "nhạy cảm", vì rằng người dân được quyền tiếp cận thông tin, nhưng thực hiện quyền đó thế nào lại là vấn đề vướng mắc.
Ông Nguyễn Thành Long, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp cho rằng việc xây dựng dự án Luật Tiếp cận thông tin là cần thiết. Bên cạnh việc bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của người dân, Luật sẽ giúp hạn chế được việc giấu thông tin của các cơ quan Nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước tốt hơn khi có được sự giám sát của người dân dân. Khi người dân có được quyền tiếp cận thông tin sẽ làm cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước trong sạch hơn.
Thông tin hạn chế và thông tin công khai
Có 3 dạng thông tin là thông tin của các cơ quan công Nhà nước, thông tin của doanh nghiệp và thông tin về cá nhân.
Phải quy định rõ những thông tin nào được quyền tiếp cận, thông tin nào bị hạn chế tiếp cận, và đó đang là vấn đề đặt ra cho Bộ Tư pháp.
Một thực tế hiện nay là người dân đang bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin tại các cơ quan công quyền. Như ngân sách các cấp huyện, tỉnh thu chi hàng năm như thế nào, rất ít người dân được biết. Các hoạt động tài chính ở các cấp, các bộ ngành, doanh nghiệp Nhà nước, các dự án... chưa được công khai.
Trong khi đó, ngay tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) đã có quy định về việc phải công khai minh bạch các hoạt động tài chính này, nhưng đến nay chưa có một hàng rào pháp lý nào đủ mạnh để thực hiện việc công khai.
Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực từ các điều ước, điều khoản quốc tế mà Việt Nam tham gia đòi hỏi sự minh bạch trong hoạt động tài chính.
Bởi vậy, điều đầu tiên Luật Tiếp cận thông tin đem lại chính là việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân đối với những thông tin hoạt động, thông tin tài chính của cơ quan công quyền.
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho rằng Luật Tiếp cận thông tin phải quy định cụ thể những thông tin gì người dân có quyền được nhận, những thông tin gì bị hạn chế.
Theo ông, người dân muốn biết rất nhiều, nhưng những thông tin nào liên quan đến lợi ích quốc gia, bí mật Nhà nước hay vì thuần phong mỹ tục, những vấn đề riêng tư nên hạn chế thông tin cho người dân.
Ngoài ra, Luật Tiếp cận thông tin còn cần phải quy định rõ các yêu cầu về cung cấp thông tin cho người dân để tránh tình trạng cung cấp thông tin chậm, thiếu chính xác tới người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa.
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng, hiện nay ở nước ta việc phân biệt đâu là thông tin phải giữ bí mật, đâu là thông tin cần công khai nhiều khi chưa rõ ràng.
Những thông tin liên quan đến quy hoạch đô thị cần phải công khai thì các cơ quan chức năng lại giữ bí mật, điều này làm cho một số ít người hưởng lợi còn phần nhiều người dân bị thiệt hại. Còn những thông tin liên quan đến các vụ án khi đang trong quá trình tố tụng cần giữ bí mật nhiều khi lại đem ra công khai, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan chuyên môn.
Cần chế tài mạnh
Khi người dân đã có được quyền tiếp cận thông tin của mình thì việc quy định về chất lượng thông tin là điều cần thiết.
Các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp hay cá nhân khi cung cấp thông tin phải đảm bảo tính chính xác của thông tin. Quy định này sẽ tránh được tình trạng lợi dụng quyền được tiếp cận thông tin của người dân để phục vụ cho mục đích riêng của mình.
Bên cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về thông tin mình cung cấp nếu như thông tin không chính xác gây thiệt hại cho bên khác. Trách nhiệm ở đây là việc phải đền bù những thiệt hại nếu xác định được lỗi do thông tin cung cấp không chính xác.
Người dân có quyền tiếp cận thông tin nhưng việc thực hiện quyền đó như thế nào lại là vấn đề vướng mắc. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường lưu ý, trong dự án Luật Tiếp cận thông tin sẽ có các chế tài đối với những hành vi ngăn cản, trì hoãn việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin hợp pháp.
Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng né tránh, đùn đẩy vòng vo của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
Các chế tài đối với việc cung cấp thông tin của cán bộ công chức, doanh nghiệp và cá nhân ở phạm vi, mức độ nào thì sẽ có chế tài tương ứng đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở mức độ đó.
Đây là dự luật mang tính "nhạy cảm", vì rằng người dân được quyền tiếp cận thông tin, nhưng thực hiện quyền đó thế nào lại là vấn đề vướng mắc.
Ông Nguyễn Thành Long, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp cho rằng việc xây dựng dự án Luật Tiếp cận thông tin là cần thiết. Bên cạnh việc bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của người dân, Luật sẽ giúp hạn chế được việc giấu thông tin của các cơ quan Nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước tốt hơn khi có được sự giám sát của người dân dân. Khi người dân có được quyền tiếp cận thông tin sẽ làm cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước trong sạch hơn.
Thông tin hạn chế và thông tin công khai
Có 3 dạng thông tin là thông tin của các cơ quan công Nhà nước, thông tin của doanh nghiệp và thông tin về cá nhân.
Phải quy định rõ những thông tin nào được quyền tiếp cận, thông tin nào bị hạn chế tiếp cận, và đó đang là vấn đề đặt ra cho Bộ Tư pháp.
Một thực tế hiện nay là người dân đang bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin tại các cơ quan công quyền. Như ngân sách các cấp huyện, tỉnh thu chi hàng năm như thế nào, rất ít người dân được biết. Các hoạt động tài chính ở các cấp, các bộ ngành, doanh nghiệp Nhà nước, các dự án... chưa được công khai.
Trong khi đó, ngay tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) đã có quy định về việc phải công khai minh bạch các hoạt động tài chính này, nhưng đến nay chưa có một hàng rào pháp lý nào đủ mạnh để thực hiện việc công khai.
Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực từ các điều ước, điều khoản quốc tế mà Việt Nam tham gia đòi hỏi sự minh bạch trong hoạt động tài chính.
Bởi vậy, điều đầu tiên Luật Tiếp cận thông tin đem lại chính là việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân đối với những thông tin hoạt động, thông tin tài chính của cơ quan công quyền.
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho rằng Luật Tiếp cận thông tin phải quy định cụ thể những thông tin gì người dân có quyền được nhận, những thông tin gì bị hạn chế.
Theo ông, người dân muốn biết rất nhiều, nhưng những thông tin nào liên quan đến lợi ích quốc gia, bí mật Nhà nước hay vì thuần phong mỹ tục, những vấn đề riêng tư nên hạn chế thông tin cho người dân.
Ngoài ra, Luật Tiếp cận thông tin còn cần phải quy định rõ các yêu cầu về cung cấp thông tin cho người dân để tránh tình trạng cung cấp thông tin chậm, thiếu chính xác tới người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa.
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng, hiện nay ở nước ta việc phân biệt đâu là thông tin phải giữ bí mật, đâu là thông tin cần công khai nhiều khi chưa rõ ràng.
Những thông tin liên quan đến quy hoạch đô thị cần phải công khai thì các cơ quan chức năng lại giữ bí mật, điều này làm cho một số ít người hưởng lợi còn phần nhiều người dân bị thiệt hại. Còn những thông tin liên quan đến các vụ án khi đang trong quá trình tố tụng cần giữ bí mật nhiều khi lại đem ra công khai, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan chuyên môn.
Cần chế tài mạnh
Khi người dân đã có được quyền tiếp cận thông tin của mình thì việc quy định về chất lượng thông tin là điều cần thiết.
Các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp hay cá nhân khi cung cấp thông tin phải đảm bảo tính chính xác của thông tin. Quy định này sẽ tránh được tình trạng lợi dụng quyền được tiếp cận thông tin của người dân để phục vụ cho mục đích riêng của mình.
Bên cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về thông tin mình cung cấp nếu như thông tin không chính xác gây thiệt hại cho bên khác. Trách nhiệm ở đây là việc phải đền bù những thiệt hại nếu xác định được lỗi do thông tin cung cấp không chính xác.
Người dân có quyền tiếp cận thông tin nhưng việc thực hiện quyền đó như thế nào lại là vấn đề vướng mắc. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường lưu ý, trong dự án Luật Tiếp cận thông tin sẽ có các chế tài đối với những hành vi ngăn cản, trì hoãn việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin hợp pháp.
Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng né tránh, đùn đẩy vòng vo của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
Các chế tài đối với việc cung cấp thông tin của cán bộ công chức, doanh nghiệp và cá nhân ở phạm vi, mức độ nào thì sẽ có chế tài tương ứng đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở mức độ đó.