Quyết liệt giảm nhập siêu
Những con số nhập siêu liên tiếp 3 tháng trở lại đây ở dưới ngưỡng 1 tỷ USD đang thắp lên hy vọng mới
Mặc dù áp lực nhập siêu vẫn chưa giảm nhưng những con số nhập siêu liên tiếp 3 tháng trở lại đây ở dưới ngưỡng 1 tỷ USD đang thắp lên hy vọng mới.
Số liệu thống kê cho thấy từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống 900 triệu USD trong tháng 8 và nhất là trong tháng 9 này đã được khống chế còn 500 triệu USD, chiếm 9,4% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là tháng có tỷ lệ nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến hết quý 3/2008 ước đạt 48,575 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ của năm 2007. Nhập siêu 9 tháng ước đạt 15,82 tỷ USD, bằng 32,58% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhập siêu giảm thấy rõ
Trong thực tế, để đối phó với thực trạng tốc độ nhập siêu ở tình thế báo động "đỏ", các chính sách như giãn tiến độ, giảm đầu tư, hay tiết kiệm, chống lãng phí... đã khiến nhu cầu sử dụng của nhiều mặt hàng, đặc biệt là vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu giảm.
Hơn nữa việc siết chặt tín dụng đã được tăng cường nên nhiều doanh nghiệp đã không có được nguồn vốn giải ngân để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.
Một lí do khác cũng được các chuyên gia chỉ ra là do nhu cầu trong nước những tháng cuối năm phụ thuộc vào lượng hàng các doanh nghiệp đã nhập khẩu trong quý 2 và tháng 7 tháng 8. Trong khi đó, nhiều mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đã vượt xa con số của cùng kỳ năm 2007.
Một yếu tố nữa tác động đến việc giảm mức nhập siêu của Việt Nam là giá một số mặt hàng chúng ta phải phụ thuộc vào nhập khẩu đã và đang có xu hướng giảm trong những tháng còn lại, như dầu thô, xăng dầu, sắt thép, phôi thép, phân đạm...Riêng trong tháng 9 này, nhập khẩu xăng dầu cũng giảm nhiều do tâm lý chờ đợi giá dầu thế giới còn giảm nữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bên cạnh lượng tồn kho xăng dầu trong các doanh nghiệp này vẫn còn khá lớn.
Đừng thua ngay trên sân nhà
Nhìn về dài hạn, bài toán giảm nhập siêu cần có một chiến lược lớn về cơ cấu. Bởi nền kinh tế Việt Nam hiện tại còn là nền kinh tế phụ thuộc và công nghiệp chỉ trông chờ vào gia công, lắp ráp, cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ. Ngay như ngành dệt may là một thế mạnh mang về ngoại tệ cho Việt Nam cũng đang gặp khó khăn lớn là vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập đến 90%.
Vì vậy vấn đề cốt tử để giải quyết bài toán nhập siêu được các chuyên gia chỉ ra là phát triển công nghiệp nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ khi chúng ta chưa đủ sức "khép kín" tất cả các quy trình sản xuất.
Theo các chuyên gia kinh tế, một hình thức khác để hạn chế nhập siêu là tìm cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Bởi vì mặt tốt của nguồn vốn FDI tiếp tục đổ về Việt Nam và các nguồn đầu tư khác được mở rộng liên tục từ các liên doanh nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Nhưng mặt trái của "tấm huân chương" là khiến cho nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ bên ngoài. Chúng ta không thể hạn chế đầu tư. Vì vậy giải pháp mấu chốt ở đây là phải cân đối đầu tư theo định hướng một cách có hiệu quả, thay vì chấp nhận đầu tư ồ ạt.
Một cách khác nữa là các nhà hoạch định chính sách vĩ mô phải đưa ra được những dự báo về thị trường đúng thời điểm, góp phần tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu; đồng thời cải cách được một số thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh.
Trên thực tế, những "quả đấm thép" đối với việc nhập khẩu đã được Chính phủ, cũng như Bộ Công Thương thực hiện. Cuối tháng trước, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện triệt để các biện pháp thuế và phi thuế, các biện pháp kinh tế vi mô và vĩ mô để phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
Nhiều giải pháp để kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu đã được áp dụng như khống chế cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu tiêu dùng, tăng biểu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, áp dụng thu thuế ngay tại cửa khẩu khi thông quan...
Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiều biện pháp phi thuế quan cũng được thực hiện đồng bộ như tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, áp dụng các quy định dán tem, dán nhãn mác, hay quy định các địa điểm thông quan đối với một số mặt hàng để kiểm soát. Bộ này còn áp dụng chính sách cấp giấy phép tự động đối với một số mặt hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiên, về ngắn hạn, nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu những tháng còn lại vẫn còn đầy gian khó.
Số liệu thống kê cho thấy từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống 900 triệu USD trong tháng 8 và nhất là trong tháng 9 này đã được khống chế còn 500 triệu USD, chiếm 9,4% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là tháng có tỷ lệ nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến hết quý 3/2008 ước đạt 48,575 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ của năm 2007. Nhập siêu 9 tháng ước đạt 15,82 tỷ USD, bằng 32,58% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhập siêu giảm thấy rõ
Trong thực tế, để đối phó với thực trạng tốc độ nhập siêu ở tình thế báo động "đỏ", các chính sách như giãn tiến độ, giảm đầu tư, hay tiết kiệm, chống lãng phí... đã khiến nhu cầu sử dụng của nhiều mặt hàng, đặc biệt là vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu giảm.
Hơn nữa việc siết chặt tín dụng đã được tăng cường nên nhiều doanh nghiệp đã không có được nguồn vốn giải ngân để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.
Một lí do khác cũng được các chuyên gia chỉ ra là do nhu cầu trong nước những tháng cuối năm phụ thuộc vào lượng hàng các doanh nghiệp đã nhập khẩu trong quý 2 và tháng 7 tháng 8. Trong khi đó, nhiều mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đã vượt xa con số của cùng kỳ năm 2007.
Một yếu tố nữa tác động đến việc giảm mức nhập siêu của Việt Nam là giá một số mặt hàng chúng ta phải phụ thuộc vào nhập khẩu đã và đang có xu hướng giảm trong những tháng còn lại, như dầu thô, xăng dầu, sắt thép, phôi thép, phân đạm...Riêng trong tháng 9 này, nhập khẩu xăng dầu cũng giảm nhiều do tâm lý chờ đợi giá dầu thế giới còn giảm nữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bên cạnh lượng tồn kho xăng dầu trong các doanh nghiệp này vẫn còn khá lớn.
Đừng thua ngay trên sân nhà
Nhìn về dài hạn, bài toán giảm nhập siêu cần có một chiến lược lớn về cơ cấu. Bởi nền kinh tế Việt Nam hiện tại còn là nền kinh tế phụ thuộc và công nghiệp chỉ trông chờ vào gia công, lắp ráp, cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ. Ngay như ngành dệt may là một thế mạnh mang về ngoại tệ cho Việt Nam cũng đang gặp khó khăn lớn là vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập đến 90%.
Vì vậy vấn đề cốt tử để giải quyết bài toán nhập siêu được các chuyên gia chỉ ra là phát triển công nghiệp nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ khi chúng ta chưa đủ sức "khép kín" tất cả các quy trình sản xuất.
Theo các chuyên gia kinh tế, một hình thức khác để hạn chế nhập siêu là tìm cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Bởi vì mặt tốt của nguồn vốn FDI tiếp tục đổ về Việt Nam và các nguồn đầu tư khác được mở rộng liên tục từ các liên doanh nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Nhưng mặt trái của "tấm huân chương" là khiến cho nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ bên ngoài. Chúng ta không thể hạn chế đầu tư. Vì vậy giải pháp mấu chốt ở đây là phải cân đối đầu tư theo định hướng một cách có hiệu quả, thay vì chấp nhận đầu tư ồ ạt.
Một cách khác nữa là các nhà hoạch định chính sách vĩ mô phải đưa ra được những dự báo về thị trường đúng thời điểm, góp phần tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu; đồng thời cải cách được một số thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh.
Trên thực tế, những "quả đấm thép" đối với việc nhập khẩu đã được Chính phủ, cũng như Bộ Công Thương thực hiện. Cuối tháng trước, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện triệt để các biện pháp thuế và phi thuế, các biện pháp kinh tế vi mô và vĩ mô để phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
Nhiều giải pháp để kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu đã được áp dụng như khống chế cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu tiêu dùng, tăng biểu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, áp dụng thu thuế ngay tại cửa khẩu khi thông quan...
Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiều biện pháp phi thuế quan cũng được thực hiện đồng bộ như tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, áp dụng các quy định dán tem, dán nhãn mác, hay quy định các địa điểm thông quan đối với một số mặt hàng để kiểm soát. Bộ này còn áp dụng chính sách cấp giấy phép tự động đối với một số mặt hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiên, về ngắn hạn, nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu những tháng còn lại vẫn còn đầy gian khó.