Rượu bia làm giảm tác dụng của vaccine Covid-19?
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp cứu Ronx Ikharia ở Anh mới đây đã tiến hành một thí nghiệm để chứng minh rằng uống rượu có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với việc tiêm phòng, bằng cách kiểm tra các mẫu máu trước và sau khi uống ba ly rượu. Thí nghiệm được trình chiếu đầy đủ trên mục Phim tài liệu của BBC sẽ được phát sóng vào ngày 6/1.
Tiến sĩ Ikharia chứng minh rằng ba ly là đủ để làm giảm 50% hiệu quả của các tế bào lympho trong máu. Giáo sư miễn dịch học Sheena Cruickshank, tại Đại học Manchester cũng cho biết việc giảm tế bào lympho có thể làm giảm hiệu quả phản ứng miễn dịch của cơ thể. ''Bạn cần để hệ thống miễn dịch của mình hoạt động hiệu quả để có phản ứng tốt với vaccine, vì vậy nếu bạn uống vào đêm hôm trước hoặc ngay sau đó thì vaccine sẽ không có ích gì", bà Sheena Cruickshank nói.Rượu được cho là có thể thay đổi cấu tạo của các vi sinh vật sống trong ruột vốn đóng một phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Uống rượu có thể dẫn đến tổn thương các tế bào miễn dịch trong máu, thường được gọi là các tế bào bạch cầu, nơi tạo ra các kháng thể để tấn công virus một cách hiệu quả. Chất cồn dư thừa hoạt động như một chất ức chế miễn dịch nên những người uống nhiều dễ bị nhiễm trùng.
Tiến sĩ Ikharia chứng minh rằng ba ly là đủ để làm giảm 50% hiệu quả của các tế bào lympho trong máu. Giáo sư miễn dịch học Sheena Cruickshank, tại Đại học Manchester cũng cho biết việc giảm tế bào lympho có thể làm giảm hiệu quả phản ứng miễn dịch của cơ thể. ''Bạn cần để hệ thống miễn dịch của mình hoạt động hiệu quả để có phản ứng tốt với vaccine, vì vậy nếu bạn uống vào đêm hôm trước hoặc ngay sau đó thì vaccine sẽ không có ích gì", bà Sheena Cruickshank nói.Rượu được cho là có thể thay đổi cấu tạo của các vi sinh vật sống trong ruột vốn đóng một phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Uống rượu có thể dẫn đến tổn thương các tế bào miễn dịch trong máu, thường được gọi là các tế bào bạch cầu, nơi tạo ra các kháng thể để tấn công virus một cách hiệu quả. Chất cồn dư thừa hoạt động như một chất ức chế miễn dịch nên những người uống nhiều dễ bị nhiễm trùng.
Nhà miễn dịch học Eleanor Riley tại Đại học Edinburgh, Anh cho biết: "Những người nghiện rượu nặng có nhiều vấn đề, và chức năng miễn dịch kém là một trong số đó". Trong các thử nghiệm, có khoảng 10% số người không miễn dịch sau khi tiêm vaccine Sputnik V của Nga và con số này cũng tương tự đối với các loại vaccine khác. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được tìm hiểu và điều tra.Trước đó, giới chức y tế Nga khuyến cáo người dân không được nhậu khi tiêm vaccine Covid-19 vì sẽ ảnh hưởng hệ miễn dịch, áp dụng với tất cả vaccine chứ không riêng Sputnik V do Nga sản xuất. Bà Anna Popova - lãnh đạo Cơ quan Giám sát sức khỏe va quyền lợi người tiêu dùng Liên bang Nga, khuyến cáo người dân không nên uống bia rượu 2 tuần trước khi tiêm vaccine Covid-19, và nhịn thêm 6 tuần nữa sau khi tiêm.
Viện sĩ Aleksandr Ginsburg - giám đốc Viện Gamaleya bào chế ra vaccine Sputnik V, thì đưa ra lời khuyên: "Bạn cần phải hiểu rằng nhậu nhẹt nhiều làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến vaccine sẽ có hiệu quả yếu hoặc không tác dụng. Tương tự, trong 42 ngày khi cơ thể đang hình thành lá chắn bảo vệ, thì không nên dùng các loại thuốc ảnh hưởng hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng tôi khuyến cáo tuyệt đối không nhậu trong 3 ngày sau khi tiêm mỗi liều vaccine".Trong khi đó, Pfizer cho rằng, không có cảnh báo nào liên quan đến việc uống rượu đối với những người tiêm vaccine Covid-19 mà hãng này đã phát triển cùng với BioNTech.