Sắp ban hành đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán
Chính phủ đang xem xét ban hành đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm
Đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng nay (12/11), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
Ở lĩnh vực tài chính, Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ đang xem xét ban hành đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, dự kiến đến năm 2015 hoàn thành căn bản cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đang hoàn thiện lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2011 - 2020.
Kiểm điểm lời hứa sau chất vấn trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ đánh giá tiến độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả còn hạn chế. ”Đây là vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của ngành ngân hàng và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Thực hiện yêu cầu của Quốc hội về giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát cho vay bất động sản, chứng khoán, Phó thủ tướng báo cáo, thời gian qua, cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, trong đó dư nợ cho vay bất động sản, chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tính đến hết tháng 9/2012, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 4,83% trong tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với mức 11,13% thời điểm cuối năm 2011. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản là 3,42%; dư nợ cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán là 0,49%.
“Tuy nhiên, dư nợ bất động sản còn lớn, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao và chậm được xử lý”, Chính phủ tự phê.
Báo cáo cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ, trong thời gian tới sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cơ cấu lại theo lộ trình, xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án xử lý nợ xấu, minh bạch hoá và triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu; tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng, tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Liên quan đến thị trường vàng, vấn đề liên tục nóng trên diễn đàn Quốc hội, Chính phủ đánh giá, sau 5 tháng ban hành và thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã hạn chế được tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng, giảm dần tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước vẫn có biến động lớn kéo dài, việc tuyên truyền về quản lý và sản xuất vàng miếng chưa được thực hiện tốt. Chính phủ chỉ đạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường để có biện pháp kịp thời hơn, sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng, tổ chức mạng lưới mua bán vàng miếng theo cơ chế thị trường.
Về tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, tuy đã triển khai nhiều giải pháp, song Phó thủ tướng thừa nhận hiệu quả như mong muốn, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhìn chung còn khó khăn, có chính sách triển khai quá chậm. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc này.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, Phó thủ tướng cũng báo cáo việc thực hiện trong các lĩnh vực khác, song về cơ bản các nội dung này đã được thể hiện tại báo cáo của các vị bộ trưởng đã gửi cho đại biểu Quốc hội.
Ở lĩnh vực tài chính, Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ đang xem xét ban hành đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, dự kiến đến năm 2015 hoàn thành căn bản cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đang hoàn thiện lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2011 - 2020.
Kiểm điểm lời hứa sau chất vấn trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ đánh giá tiến độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả còn hạn chế. ”Đây là vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của ngành ngân hàng và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Thực hiện yêu cầu của Quốc hội về giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát cho vay bất động sản, chứng khoán, Phó thủ tướng báo cáo, thời gian qua, cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, trong đó dư nợ cho vay bất động sản, chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tính đến hết tháng 9/2012, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 4,83% trong tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với mức 11,13% thời điểm cuối năm 2011. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản là 3,42%; dư nợ cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán là 0,49%.
“Tuy nhiên, dư nợ bất động sản còn lớn, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao và chậm được xử lý”, Chính phủ tự phê.
Báo cáo cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ, trong thời gian tới sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cơ cấu lại theo lộ trình, xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án xử lý nợ xấu, minh bạch hoá và triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu; tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng, tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Liên quan đến thị trường vàng, vấn đề liên tục nóng trên diễn đàn Quốc hội, Chính phủ đánh giá, sau 5 tháng ban hành và thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã hạn chế được tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng, giảm dần tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước vẫn có biến động lớn kéo dài, việc tuyên truyền về quản lý và sản xuất vàng miếng chưa được thực hiện tốt. Chính phủ chỉ đạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường để có biện pháp kịp thời hơn, sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng, tổ chức mạng lưới mua bán vàng miếng theo cơ chế thị trường.
Về tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, tuy đã triển khai nhiều giải pháp, song Phó thủ tướng thừa nhận hiệu quả như mong muốn, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhìn chung còn khó khăn, có chính sách triển khai quá chậm. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc này.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, Phó thủ tướng cũng báo cáo việc thực hiện trong các lĩnh vực khác, song về cơ bản các nội dung này đã được thể hiện tại báo cáo của các vị bộ trưởng đã gửi cho đại biểu Quốc hội.