Sáu nhóm giải pháp điều hành kinh tế năm 2009
Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, sẽ được các bộ, ngành, địa phương triển khai bằng các kế hoạch hành động cụ thể để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%.
Các nhóm giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội.
Trước hết, các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Đây là nhóm giải pháp lớn, phạm vi rộng, bao gồm nhiều giải pháp cụ thể.
Theo đó, ngay trong tháng đầu năm này, nhiều công việc sẽ được triển khai như ban hành việc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất...
Cũng trong tháng 1/2009, danh mục các dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu được xác định và trình Thủ tướng xem xét, ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Đáng chú ý, trong tháng này, quy chế bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành.
Ngoài ra, Chính phủ còn chỉ đạo bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển các ngành, vùng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả như phát triển công nghiệp, xây dựng, đô thị, nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển thương mại, dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu...
Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát, với nhiều công việc cụ thể được giao cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính triển khai. Chính phủ nhấn mạnh việc tăng cường công tác dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến tài chính, kinh tế trong nước, quốc tế để kịp thời đối phó.
Thứ ba, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, triển khai mạnh mẽ các hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Thứ tư, tăng cường hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ sáu, tăng cường năng lực điều hành, tổ chức thực hiện.
Đức Tuân (Website Chính phủ)
Các nhóm giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội.
Trước hết, các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Đây là nhóm giải pháp lớn, phạm vi rộng, bao gồm nhiều giải pháp cụ thể.
Theo đó, ngay trong tháng đầu năm này, nhiều công việc sẽ được triển khai như ban hành việc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất...
Cũng trong tháng 1/2009, danh mục các dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu được xác định và trình Thủ tướng xem xét, ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Đáng chú ý, trong tháng này, quy chế bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành.
Ngoài ra, Chính phủ còn chỉ đạo bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển các ngành, vùng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả như phát triển công nghiệp, xây dựng, đô thị, nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển thương mại, dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu...
Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát, với nhiều công việc cụ thể được giao cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính triển khai. Chính phủ nhấn mạnh việc tăng cường công tác dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến tài chính, kinh tế trong nước, quốc tế để kịp thời đối phó.
Thứ ba, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, triển khai mạnh mẽ các hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Thứ tư, tăng cường hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ sáu, tăng cường năng lực điều hành, tổ chức thực hiện.
Đức Tuân (Website Chính phủ)