Saudi Arabia “soán ngôi” nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất
Năm ngoái, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu tăng năm thứ 6 liên tiếp, đạt mức 64,4 tỷ USD
Saudi Arabia đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước nhập khẩu thiết bị quốc phòng lớn nhất thế giới năm 2014 - trang CNBC dẫn một báo cáo của hãng nghiên cứu IHS cho biết.
Cũng trong năm ngoái, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu tăng năm thứ 6 liên tiếp, đạt mức 64,4 tỷ USD, từ mức 56,8 tỷ USD trong năm 2013.
“Thương mại vũ khí đạt mức tăng mang tính cột mốc 13,4% trong năm qua”, nhà phân tích cấp cao Ben Moores của IHS Aerospace, Defense & Security phát biểu. “Con số kỷ lục này xuất phát từ nhu cầu chưa từng có tiền lệ của các nền kinh tế mới nổi đối với các loại máy bay quân sự và căng thẳng khu vực gia tăng ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương”.
Kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Saudi Arabia tăng 54% trong năm 2014 so với năm 2013, và được dự báo sẽ tăng thêm 52% trong năm nay, đạt mức 9,8 tỷ USD - theo IHS.
Điều này đồng nghĩa với việc, cứ 7 USD được chi cho nhập khẩu vũ khí trên thế giới trong năm 2015, có 1 USD đến từ Saudi Arabia.
Cũng theo báo cáo của IHS, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2014, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu vũ khí của toàn cầu. Mỹ cũng chính là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ nhu cầu mua sắm vũ khí gia tăng mạnh của khu vực Trung Đông.
IHS cho hay, các tập đoàn sản xuất vũ khí Boeing, Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ, Airbus Group của châu Âu, và United Aircraft Corporation (UAC) của Nga là 5 công ty xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2014.
Xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 9%, đạt mức 10 tỷ USD trong năm 2014. Tuy vậy, ngành công nghiệp thuộc hàng chủ chốt này của Nga đang đối mặt thách thức lớn.
“Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ giảm mạnh trong năm 2015 khi mà các chương trình lớn dần kết thúc - một xu hướng có thể bị đẩy nhanh hơn do lệnh trừng phạt. Ngoài ra, giá dầu giảm cũng có thể có ảnh hưởng lớn tới một số khách hàng mua vũ khí của Nga như Venezuela hay Iran”, IHS nhận định.
“Vấn đề này càng trở nên phức tạp đối với Nga khi ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc ngày càng giảm độ phụ thuộc vào công nghệ của Nga”, báo cáo có đoạn viết.
Cũng trong năm ngoái, Trung Quốc tiến 2 bậc trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Saudi Arabia và Ấn Độ. Theo IHS, ngân sách quốc phòng của nước này vẫn đang tăng với tốc độ mạnh mẽ và đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ năm 2008.
Cách đây ít hôm, Bắc Kinh tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng thêm 10,1% trong năm nay, lên mức 886,9 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 141,6 tỷ USD.
“Tuy vậy, cần lưu ý rằng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn còn khá thấp so với quy mô của nền kinh tế nước này, nhất là khi xét đến vị thế của Trung Quốc trên thế giới”, nhà phân tích cấp cao Craig Caffrey của IHS Aerospace, Defence & Security nhấn mạnh. “Pháp, Anh và Mỹ đều có tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP cao hơn đáng kể so với Trung Quốc”.
Cũng trong năm ngoái, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu tăng năm thứ 6 liên tiếp, đạt mức 64,4 tỷ USD, từ mức 56,8 tỷ USD trong năm 2013.
“Thương mại vũ khí đạt mức tăng mang tính cột mốc 13,4% trong năm qua”, nhà phân tích cấp cao Ben Moores của IHS Aerospace, Defense & Security phát biểu. “Con số kỷ lục này xuất phát từ nhu cầu chưa từng có tiền lệ của các nền kinh tế mới nổi đối với các loại máy bay quân sự và căng thẳng khu vực gia tăng ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương”.
Kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Saudi Arabia tăng 54% trong năm 2014 so với năm 2013, và được dự báo sẽ tăng thêm 52% trong năm nay, đạt mức 9,8 tỷ USD - theo IHS.
Điều này đồng nghĩa với việc, cứ 7 USD được chi cho nhập khẩu vũ khí trên thế giới trong năm 2015, có 1 USD đến từ Saudi Arabia.
Cũng theo báo cáo của IHS, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2014, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu vũ khí của toàn cầu. Mỹ cũng chính là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ nhu cầu mua sắm vũ khí gia tăng mạnh của khu vực Trung Đông.
IHS cho hay, các tập đoàn sản xuất vũ khí Boeing, Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ, Airbus Group của châu Âu, và United Aircraft Corporation (UAC) của Nga là 5 công ty xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2014.
Xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 9%, đạt mức 10 tỷ USD trong năm 2014. Tuy vậy, ngành công nghiệp thuộc hàng chủ chốt này của Nga đang đối mặt thách thức lớn.
“Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ giảm mạnh trong năm 2015 khi mà các chương trình lớn dần kết thúc - một xu hướng có thể bị đẩy nhanh hơn do lệnh trừng phạt. Ngoài ra, giá dầu giảm cũng có thể có ảnh hưởng lớn tới một số khách hàng mua vũ khí của Nga như Venezuela hay Iran”, IHS nhận định.
“Vấn đề này càng trở nên phức tạp đối với Nga khi ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc ngày càng giảm độ phụ thuộc vào công nghệ của Nga”, báo cáo có đoạn viết.
Cũng trong năm ngoái, Trung Quốc tiến 2 bậc trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Saudi Arabia và Ấn Độ. Theo IHS, ngân sách quốc phòng của nước này vẫn đang tăng với tốc độ mạnh mẽ và đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ năm 2008.
Cách đây ít hôm, Bắc Kinh tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng thêm 10,1% trong năm nay, lên mức 886,9 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 141,6 tỷ USD.
“Tuy vậy, cần lưu ý rằng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn còn khá thấp so với quy mô của nền kinh tế nước này, nhất là khi xét đến vị thế của Trung Quốc trên thế giới”, nhà phân tích cấp cao Craig Caffrey của IHS Aerospace, Defence & Security nhấn mạnh. “Pháp, Anh và Mỹ đều có tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP cao hơn đáng kể so với Trung Quốc”.