Scotland không đủ phiếu để ly khai khỏi Liên hiệp Anh
Thủ hiến Scotland, ông Alex Salmond, người ủng hộ chiến dịch ly khai khỏi Vương quốc Anh, đã tuyên bố ông chấp nhận thất bại
Cuộc trưng cầu dân ý quan trọng nhất lịch sử hiện đại của Scotland đã kết thúc, với chiến thắng không thể tranh cãi thuộc về những người phản đối ly khai khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh.
Theo hãng tin BBC, tính tới 12h43 trưa nay (19/9, theo giờ Việt Nam), 31 trên 32 hội đồng bỏ phiếu đã chính thức công bố kết quả. Trong đó, số người phản đối việc ly khai nhận được 1.914.187 phiếu, trong khi những người ủng hộ việc chia tách chỉ nhận được có 1.539.920 phiếu.
Để giành được chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý này, những người ủng hộ việc ly khai sẽ cần tới 1.852.828 lá phiếu đồng ý. Như vậy, với kết quả trên, Scotland sẽ tiếp tục ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh. Thủ hiến Scotland, ông Alex Salmond đã tuyên bố ông chấp nhận thất bại.
Glasgow, hội đồng bầu cử lớn nhất Scotland và là thành phố lớn thứ ba ở Anh, đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập, với 194.779 phiếu so với 169.347 phiếu chống. Các hội đồng bầu cử ở Dundee, West Dunbartonshire và North Lanarkshire cũng bỏ phiếu đồng ý việc Scotland ly khai khỏi Anh.
Trong khi đó, ở Edinburgh, thủ đô Scotland, tỷ lệ phản đối áp đảo với 194.638 phiếu, vượt xa số ủng hộ với 123.927 phiếu. Tại thành phố Aberdeen, tỷ lệ chênh lệch phản đối/ ủng hộ lên tới hơn 20.000 phiếu. Ở một số địa điểm khác, kết quả cũng nghiêng rõ rệt về phía nhóm phản đối.
Tại các khu vực như Clackmannanshire, Orkney Islands, Shetland Islands và Comhairle nan Eilean Siar, những nơi đầu tiên công bố kết quả, tỷ lệ cử tri nói "không" cũng khá áp đảo so với tỷ lệ những người nói "có".
Trước đó, nhiều chuyên gia phân tích bầu cử cũng tin tưởng rằng, Scotland sẽ tiếp tục ở lại trong Liên hiệp Vương quốc Anh. Theo kết quả điều tra dư luận của YouGov ngay trong ngày bỏ phiếu 18/9 với 1.828 cử tri, số người nói không ly khai chiếm 54%, số nói "có" chỉ chiếm 46%.
Cuộc trưng cầu dân ý lần này được xem là cao trào trong một chiến dịch kéo dài suốt hai năm. Những cử tri tham dự cuộc trưng cầu này chỉ cần trả lời "có" hoặc "không" ủng hộ Scotland trở thành một nước độc lập.
Theo chính quyền Scotland, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu hôm 18/9 là khá cao, khoảng 80%, và chỉ một giờ trước khi kết thúc, vẫn có đông người dân đổ về các điểm bỏ phiếu. Tổng cộng có 5.579 điểm bỏ phiếu tại 32 khu vực. Phòng phiếu mở cửa lúc 7h, kết thúc vào 22h cùng ngày.
Theo hãng tin BBC, tính tới 12h43 trưa nay (19/9, theo giờ Việt Nam), 31 trên 32 hội đồng bỏ phiếu đã chính thức công bố kết quả. Trong đó, số người phản đối việc ly khai nhận được 1.914.187 phiếu, trong khi những người ủng hộ việc chia tách chỉ nhận được có 1.539.920 phiếu.
Để giành được chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý này, những người ủng hộ việc ly khai sẽ cần tới 1.852.828 lá phiếu đồng ý. Như vậy, với kết quả trên, Scotland sẽ tiếp tục ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh. Thủ hiến Scotland, ông Alex Salmond đã tuyên bố ông chấp nhận thất bại.
Glasgow, hội đồng bầu cử lớn nhất Scotland và là thành phố lớn thứ ba ở Anh, đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập, với 194.779 phiếu so với 169.347 phiếu chống. Các hội đồng bầu cử ở Dundee, West Dunbartonshire và North Lanarkshire cũng bỏ phiếu đồng ý việc Scotland ly khai khỏi Anh.
Trong khi đó, ở Edinburgh, thủ đô Scotland, tỷ lệ phản đối áp đảo với 194.638 phiếu, vượt xa số ủng hộ với 123.927 phiếu. Tại thành phố Aberdeen, tỷ lệ chênh lệch phản đối/ ủng hộ lên tới hơn 20.000 phiếu. Ở một số địa điểm khác, kết quả cũng nghiêng rõ rệt về phía nhóm phản đối.
Tại các khu vực như Clackmannanshire, Orkney Islands, Shetland Islands và Comhairle nan Eilean Siar, những nơi đầu tiên công bố kết quả, tỷ lệ cử tri nói "không" cũng khá áp đảo so với tỷ lệ những người nói "có".
Trước đó, nhiều chuyên gia phân tích bầu cử cũng tin tưởng rằng, Scotland sẽ tiếp tục ở lại trong Liên hiệp Vương quốc Anh. Theo kết quả điều tra dư luận của YouGov ngay trong ngày bỏ phiếu 18/9 với 1.828 cử tri, số người nói không ly khai chiếm 54%, số nói "có" chỉ chiếm 46%.
Cuộc trưng cầu dân ý lần này được xem là cao trào trong một chiến dịch kéo dài suốt hai năm. Những cử tri tham dự cuộc trưng cầu này chỉ cần trả lời "có" hoặc "không" ủng hộ Scotland trở thành một nước độc lập.
Theo chính quyền Scotland, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu hôm 18/9 là khá cao, khoảng 80%, và chỉ một giờ trước khi kết thúc, vẫn có đông người dân đổ về các điểm bỏ phiếu. Tổng cộng có 5.579 điểm bỏ phiếu tại 32 khu vực. Phòng phiếu mở cửa lúc 7h, kết thúc vào 22h cùng ngày.