Sếp ngoại Bitexco trải lòng về công việc tại Việt Nam
Doanh nhân Hàn Quốc In-Suk Ko nói về hai năm rưỡi "làm thuê" cho Bitexco
Ông In-Suk Ko, Tổng giám đốc Tập đoàn Bitexco, mới đây đã xuất hiện trên tạp chí Forbes Korea để nói về cuộc sống và công việc của mình tại Việt Nam.
Ko cho biết lý do “nhảy việc” từ Hyundai E&C sang Bitexco bắt đầu từ cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Bitexco, ông Vũ Quang Hội, khi đến thăm Việt Nam để đàm phán về việc xây dựng dự án Bitexco Financial Tower tại Tp.HCM.
Sau đó thì ông Hội đã rất ấn tượng với ông và nhiều lần ngỏ lời mời ông giữ chức vụ Tổng giám đốc tại Bitexco.
Đó là một đề nghị “khó cưỡng lại” mặc dù ông Ko chỉ muốn ở lại Hàn Quốc sau khi nghỉ hưu từ Hyundai E&C.
Sự chuyên nghiệp của ông Hội trong vai trò một doanh nhân, và kế hoạch xây dựng tòa tháp 68 tầng như một dự án biểu tượng, được cho là đã thuyết phục ông Ko. Bên cạnh đó, sự tin tưởng mà ông Hội dành cho ông Ko, cả về chuyên môn xây dựng lẫn điều hành kinh doanh nói chung, cũng là một yếu tố quan trọng để ông nhận lời.
Ko cũng nói rằng tình trạng kinh tế Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với Hàn Quốc 30 năm trước đây, và khi đó Hyundai E&C đã đóng một vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế chung. “Có thể là Chủ tịch Hội cần những kinh nghiệm và bí quyết của tôi từ Hyundai E&C”, ông Ko nói.
Vị doanh nhân giàu kinh nghiệm cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam là một quốc gia trẻ với tiềm năng không giới hạn. Dân số của Việt Nam hiện là trên 90 triệu người và phần lớn là lớp người trẻ tuổi. Cùng với sự phong phú về tài nguyên, đây chính là động lực quan trọng để đất nước này phát triển, mặc dù GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 1.500 USD.
Forbes Korea đã hỏi ông Ko về một vấn đề “tế nhị” là các doanh nghiệp và doanh nhân Hàn Quốc được đối xử tại Việt Nam như thế nào.
Về vấn đề này, Ko nói rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp và doanh nhân Hàn Quốc được đối xử tốt như hiện nay. Riêng tại Việt Nam thì “với lịch sử đau thương của chiến tranh Việt Nam, nhân dân Việt Nam chỉ nghĩ rằng Hàn Quốc đã không có nhiều sự lựa chọn khi tham gia chiến tranh, chủ yếu vì mối quan hệ lúc đó giữa Hàn Quốc và Mỹ”.
Ko là người Hàn Quốc duy nhất trong số tất cả 1.100 nhân viên của Bitexco, nhưng là người không thể nói tiếng Việt. Tuy nhiên điều đó không quan trọng lắm khi Bitexco chủ trương dùng tiếng Anh trong công việc chung. Hơn nữa, những nét tương đồng về văn hóa giữa hai quốc gia, chẳng hạn thái độ tôn trọng người lớn tuổi hơn, cũng đã giúp cho Ko không quá khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Ko cho biết hầu hết các nhân viên tại bàn làm việc từ 8 giờ sáng và ra về vào khoảng 5 rưỡi chiều. Nhưng ông thường đến làm việc lúc 6 giờ sáng và ra về vào 8 giờ tối.
“Cho dù tôi đang ở Hàn Quốc hoặc của nước ngoài, nhưng là một nhà lãnh đạo của một công ty, tôi nghĩ rằng đó là tốt nhất để thể hiện thái độ làm việc siêng năng của bản thân mình. Và tôi luôn luôn phải cẩn trọng vì tôi cảm thấy như tôi đang đại diện cho Hàn Quốc nói chung”, ông nhấn mạnh.
Về Bitexco, ông Ko nói tương tự như Hàn Quốc, thị trường bất động sản của Việt Nam đang chậm lại vào lúc này và “có vẻ như những ngày kiếm tiền bằng bất động sản đã kết thúc”. “Chúng tôi đang cố gắng thay đổi danh mục đầu tư để theo kịp xu hướng của thị trường đang thay đổi. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể tập trung vào các ngành công nghiệp chất lượng dịch vụ công nghệ cao và cao”, ông cho biết.
Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện tại Hàn Quốc, nơi ông Ko tham gia hội nghị giới thiệu dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo mô hình PPP. Chuyến đi của ông Ko và các cộng sự tại Bitexco đã được tiến hành trong tháng 7/2013 với mục tiêu tìm kiếm nhà đầu tư thứ hai cho dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo hình thức PPP.
Tuyến đường dài khoảng 100 km này có tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 757 triệu USD. Trong số này, Bitexco sẽ chịu trách nhiệm về 60% vốn, phần còn lại 40% sẽ được đầu tư bởi một nhà đầu tư tư nhân ở nước ngoài.
Ông In-Suk Ko được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Bitexco từ tháng 2/2011. Trước đó, ông có 32 năm làm việc tại công ty Hyundai E&C, một công ty chủ chốt thuộc Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc. Từ năm 2007 đến 2009, ông là Phó chủ tịch Hyundai E&C. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Ko là quản lý các dự án xây dựng ở Mỹ, các nước khu vực Trung Đông và châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ko cho biết lý do “nhảy việc” từ Hyundai E&C sang Bitexco bắt đầu từ cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Bitexco, ông Vũ Quang Hội, khi đến thăm Việt Nam để đàm phán về việc xây dựng dự án Bitexco Financial Tower tại Tp.HCM.
Sau đó thì ông Hội đã rất ấn tượng với ông và nhiều lần ngỏ lời mời ông giữ chức vụ Tổng giám đốc tại Bitexco.
Đó là một đề nghị “khó cưỡng lại” mặc dù ông Ko chỉ muốn ở lại Hàn Quốc sau khi nghỉ hưu từ Hyundai E&C.
Sự chuyên nghiệp của ông Hội trong vai trò một doanh nhân, và kế hoạch xây dựng tòa tháp 68 tầng như một dự án biểu tượng, được cho là đã thuyết phục ông Ko. Bên cạnh đó, sự tin tưởng mà ông Hội dành cho ông Ko, cả về chuyên môn xây dựng lẫn điều hành kinh doanh nói chung, cũng là một yếu tố quan trọng để ông nhận lời.
Ko cũng nói rằng tình trạng kinh tế Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với Hàn Quốc 30 năm trước đây, và khi đó Hyundai E&C đã đóng một vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế chung. “Có thể là Chủ tịch Hội cần những kinh nghiệm và bí quyết của tôi từ Hyundai E&C”, ông Ko nói.
Vị doanh nhân giàu kinh nghiệm cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam là một quốc gia trẻ với tiềm năng không giới hạn. Dân số của Việt Nam hiện là trên 90 triệu người và phần lớn là lớp người trẻ tuổi. Cùng với sự phong phú về tài nguyên, đây chính là động lực quan trọng để đất nước này phát triển, mặc dù GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 1.500 USD.
Forbes Korea đã hỏi ông Ko về một vấn đề “tế nhị” là các doanh nghiệp và doanh nhân Hàn Quốc được đối xử tại Việt Nam như thế nào.
Về vấn đề này, Ko nói rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp và doanh nhân Hàn Quốc được đối xử tốt như hiện nay. Riêng tại Việt Nam thì “với lịch sử đau thương của chiến tranh Việt Nam, nhân dân Việt Nam chỉ nghĩ rằng Hàn Quốc đã không có nhiều sự lựa chọn khi tham gia chiến tranh, chủ yếu vì mối quan hệ lúc đó giữa Hàn Quốc và Mỹ”.
Ko là người Hàn Quốc duy nhất trong số tất cả 1.100 nhân viên của Bitexco, nhưng là người không thể nói tiếng Việt. Tuy nhiên điều đó không quan trọng lắm khi Bitexco chủ trương dùng tiếng Anh trong công việc chung. Hơn nữa, những nét tương đồng về văn hóa giữa hai quốc gia, chẳng hạn thái độ tôn trọng người lớn tuổi hơn, cũng đã giúp cho Ko không quá khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Ko cho biết hầu hết các nhân viên tại bàn làm việc từ 8 giờ sáng và ra về vào khoảng 5 rưỡi chiều. Nhưng ông thường đến làm việc lúc 6 giờ sáng và ra về vào 8 giờ tối.
“Cho dù tôi đang ở Hàn Quốc hoặc của nước ngoài, nhưng là một nhà lãnh đạo của một công ty, tôi nghĩ rằng đó là tốt nhất để thể hiện thái độ làm việc siêng năng của bản thân mình. Và tôi luôn luôn phải cẩn trọng vì tôi cảm thấy như tôi đang đại diện cho Hàn Quốc nói chung”, ông nhấn mạnh.
Về Bitexco, ông Ko nói tương tự như Hàn Quốc, thị trường bất động sản của Việt Nam đang chậm lại vào lúc này và “có vẻ như những ngày kiếm tiền bằng bất động sản đã kết thúc”. “Chúng tôi đang cố gắng thay đổi danh mục đầu tư để theo kịp xu hướng của thị trường đang thay đổi. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể tập trung vào các ngành công nghiệp chất lượng dịch vụ công nghệ cao và cao”, ông cho biết.
Cuộc phỏng vấn đã được thực hiện tại Hàn Quốc, nơi ông Ko tham gia hội nghị giới thiệu dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo mô hình PPP. Chuyến đi của ông Ko và các cộng sự tại Bitexco đã được tiến hành trong tháng 7/2013 với mục tiêu tìm kiếm nhà đầu tư thứ hai cho dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo hình thức PPP.
Tuyến đường dài khoảng 100 km này có tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 757 triệu USD. Trong số này, Bitexco sẽ chịu trách nhiệm về 60% vốn, phần còn lại 40% sẽ được đầu tư bởi một nhà đầu tư tư nhân ở nước ngoài.
Ông In-Suk Ko được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Bitexco từ tháng 2/2011. Trước đó, ông có 32 năm làm việc tại công ty Hyundai E&C, một công ty chủ chốt thuộc Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc. Từ năm 2007 đến 2009, ông là Phó chủ tịch Hyundai E&C. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Ko là quản lý các dự án xây dựng ở Mỹ, các nước khu vực Trung Đông và châu Á, trong đó có Việt Nam.