11:03 27/04/2016

Sếp Vietnamobile lo thị trường viễn thông Việt “không lành mạnh”

Hoàng Bảo

Không phải lần đầu tiên, sếp mạng Vietnamobile than phiền về thị trường viễn thông Việt Nam

<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Chủ tịch Hanoi Telecom Phạm Ngọc Lãng cho biết, mục tiêu của Hanoi Telecom từ 2016 - 2020 là trở thành tập đoàn viễn thông mạnh, có doanh thu tăng 20 - 30%/năm, thị phần Vietnamobile từ 15-20%/năm.</span></font>
<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Chủ tịch Hanoi Telecom Phạm Ngọc Lãng cho biết, mục tiêu của Hanoi Telecom từ 2016 - 2020 là trở thành tập đoàn viễn thông mạnh, có doanh thu tăng 20 - 30%/năm, thị phần Vietnamobile từ 15-20%/năm.</span></font>
Trước sự cạnh tranh “không lành mạnh, không công bằng” trên thị trường viễn thông di động hiện nay, mạng di động Vietnamobile cần sự hỗ trợ nhiều từ Chính phủ, các bộ ngành, và đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông.

Lời kêu gọi này được ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom, đơn vị sở hữu mạng di động Vietnamobile) chia sẻ tại lễ kỉ niệm 15 năm thành lập Hanoi Telecom và đón nhận quyết định của Thủ tướng phê duyệt chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa Hanoi Telecom và Hutchison thành Công ty Cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile, hôm 25/4.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên ông Phạm Ngọc Lãng bày tỏ quan điểm về sự cạnh tranh “không lành mạnh, không công bằng” trên thị trường viễn thông.

Bởi, từ nhiều năm nay, cứ trong mỗi dịp sự kiện của Vietnamobile, là ông lại than thở về những bất cập trên thị trường, mà theo ông, các mạng nhỏ như Vietnamobile đang chịu “thiệt thòi lớn”.

Ông Lãng không ít lần cho rằng, việc tập trung quá mức và dồn mọi nguồn lực đến mức bất hợp lý cho các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước, hiện có thị phần thống lĩnh trên 95%, là một trở ngại to lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ nói riêng và việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực viễn thông nói chung, tại Việt Nam.

Và theo ông, Nhà nước cần có các chính sách phù hợp để đảm bảo tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, tránh sự quay trở lại thời kỳ độc quyền cũ hoặc dạng biến tướng của hình thức độc quyền mới.

Sau 7 năm mạng Vietnamobile có mặt trên thị trường (tiền thân là mạng HT Mobile với công nghệ CDMA đã bị khai tử), vị Chủ tịch Hanoi Telecom cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn đang cạnh tranh không công bằng, và đây là một sân chơi “thiệt thòi cho các mạng nhỏ”.

Tại lễ kỉ niệm trên, ông Dennis Lui, Tổng giám đốc Hutchison (đối tác nước ngoài tại Vietnamobile) cho biết, hiện Vietnamobile là mạng duy nhất có vốn đầu tư ngoài quốc doanh, và với mô hình công ty cổ phần, hãng sẽ đẩy mạnh đầu tư mở rộng hơn nữa hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng như vị đồng cấp Phạm Ngọc Lãng, ông Dennis Lui kiến nghị Chính phủ cần có một chính sách để tạo ra một môi trường kinh doanh “thực sự bình đẳng và công bằng” với các mạng nhỏ.

Cụ thể, theo ông Dennis Lui, các chính sách này nên tuân theo thị phần, chứ không phải bất cứ yếu tố nào khác.

Ông Phạm Ngọc Lãng cho biết, mục tiêu của Hanoi Telecom từ 2016 - 2020 là trở thành tập đoàn viễn thông mạnh, có doanh thu tăng 20 - 30%/năm, thị phần Vietnamobile từ 15-20%/năm.

Còn trước mắt, Vietnamobile sẽ tập trung đầu tư lớn vào vùng phủ sóng 3G và sẵn sàng triển khai nâng cấp lên mạng 4G ở các khu vực khách hàng có nhu cầu sử dụng.