Số du khách đến Paris sụt mạnh vì nỗi lo khủng bố
Trong 6 tháng đầu năm nay, số du khách đến Paris đã giảm 1 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2015
Các vụ tấn công của các phần tử vũ trang Hồi giáo là nguyên nhân chính khiến số du khách đến với thủ đô Paris của Pháp sụt giảm mạnh.
Hãng tin Reuters cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, số du khách đến Paris đã giảm 1 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2015.
Mỗi năm, Paris đón 16 triệu lượt du khách và là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách nhất thế giới.
Ước tính, số lượng du khách sụt giảm nói trên khiến doanh thu của ngành du lịch Paris sụt giảm khoảng 750 triệu Euro. Một quan chức cấp cao của ngành du lịch Paris miêu tả đây là “một thảm họa của ngành”.
Nền kinh tế Pháp có mức độ phụ thuộc lớn vào du lịch, lĩnh vực đóng góp hơn 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này.
Khoảng một nửa triệu người dân ở vùng Ile-de-France, trong đó có Paris, làm những công việc có liên quan đến du lịch, khiến ngành này trở thành ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong vùng.
Ngành du lịch Pháp đã lao dốc mạnh kể từ sau vụ tấn công của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến 130 người thiệt mạng ở Paris vào tháng 11 năm ngoái. Vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố đó, Paris mới chỉ bắt đầu hồi phục kể từ vụ tấn công nhằm vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hồi tháng 1/2015.
Số liệu của cơ quan du lịch Pháp cho thấy số lượt đặt phòng qua đêm tại khách sạn ở vùng Ile-de-France đã giảm 8,5% trong nửa đầu năm 2016, trong đó số lượt đặt phòng của du khách nước ngoài giảm 11,5%, và số lượt đặt phòng của du khách trong nước giảm 4,8%.
Thậm chí, việc Pháp đăng cai giải vô địch bóng đá châu Âu Euro cũng không thể chặn đà suy giảm của ngành du lịch Paris.
Các con số thống kê cũng cho thấy số du khách Nhật sang Paris giảm 46,2% so với cùng kỳ năm 2015, số du khách Nga giảm 35%, số du khách Trung Quốc giảm 19,6%, và số du khách Mỹ giảm 5,7%.
“Đây là lúc để nhận ra rằng ngành du lịch đang trải qua một thời kỳ thảm họa”, ông Frederic Valletoux, người đứng đầu cơ quan du lịch vùng Ile-de-France, phát biểu. “Không còn thì giờ cho những chiến dịch truyền thông, mà cần phải lên một kế hoạch giải quyết vấn đề”.
Ông Valletoux kêu gọi đầu tư để bảo vệ việc làm trong ngành du lịch, đề nghị Chính phủ Pháp và các tổ chức công đoàn cần hành động để giải quyết vấn đề.
Chủ tịch vùng Ile-de-France, bà Valerie Pecresse, nói rằng sự suy giảm số lượng du khách có ảnh hưởng kinh tế đáng lo ngại và những cuộc tấn công thời gian gần đây là lý do chính dẫn tới sự suy giảm này.
Ngành du lịch Pháp còn chịu tác động nặng nề bởi vụ một kẻ tấn công dùng xe tải đâm thẳng vào một đám đông đang ăn mừng lễ quốc khánh ở thành phố Nice hồi tháng 7 khiến hơn 80 người thiệt mạng. Hai tuần sau, hai kẻ tấn công thuộc IS đã sát hại một cha xứ trong một nhà thờ ở Normandy.
Bên cạnh đó, các cuộc đình công và lụt lội cũng có ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch Pháp.
Hãng tin Reuters cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, số du khách đến Paris đã giảm 1 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2015.
Mỗi năm, Paris đón 16 triệu lượt du khách và là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách nhất thế giới.
Ước tính, số lượng du khách sụt giảm nói trên khiến doanh thu của ngành du lịch Paris sụt giảm khoảng 750 triệu Euro. Một quan chức cấp cao của ngành du lịch Paris miêu tả đây là “một thảm họa của ngành”.
Nền kinh tế Pháp có mức độ phụ thuộc lớn vào du lịch, lĩnh vực đóng góp hơn 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này.
Khoảng một nửa triệu người dân ở vùng Ile-de-France, trong đó có Paris, làm những công việc có liên quan đến du lịch, khiến ngành này trở thành ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong vùng.
Ngành du lịch Pháp đã lao dốc mạnh kể từ sau vụ tấn công của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến 130 người thiệt mạng ở Paris vào tháng 11 năm ngoái. Vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố đó, Paris mới chỉ bắt đầu hồi phục kể từ vụ tấn công nhằm vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hồi tháng 1/2015.
Số liệu của cơ quan du lịch Pháp cho thấy số lượt đặt phòng qua đêm tại khách sạn ở vùng Ile-de-France đã giảm 8,5% trong nửa đầu năm 2016, trong đó số lượt đặt phòng của du khách nước ngoài giảm 11,5%, và số lượt đặt phòng của du khách trong nước giảm 4,8%.
Thậm chí, việc Pháp đăng cai giải vô địch bóng đá châu Âu Euro cũng không thể chặn đà suy giảm của ngành du lịch Paris.
Các con số thống kê cũng cho thấy số du khách Nhật sang Paris giảm 46,2% so với cùng kỳ năm 2015, số du khách Nga giảm 35%, số du khách Trung Quốc giảm 19,6%, và số du khách Mỹ giảm 5,7%.
“Đây là lúc để nhận ra rằng ngành du lịch đang trải qua một thời kỳ thảm họa”, ông Frederic Valletoux, người đứng đầu cơ quan du lịch vùng Ile-de-France, phát biểu. “Không còn thì giờ cho những chiến dịch truyền thông, mà cần phải lên một kế hoạch giải quyết vấn đề”.
Ông Valletoux kêu gọi đầu tư để bảo vệ việc làm trong ngành du lịch, đề nghị Chính phủ Pháp và các tổ chức công đoàn cần hành động để giải quyết vấn đề.
Chủ tịch vùng Ile-de-France, bà Valerie Pecresse, nói rằng sự suy giảm số lượng du khách có ảnh hưởng kinh tế đáng lo ngại và những cuộc tấn công thời gian gần đây là lý do chính dẫn tới sự suy giảm này.
Ngành du lịch Pháp còn chịu tác động nặng nề bởi vụ một kẻ tấn công dùng xe tải đâm thẳng vào một đám đông đang ăn mừng lễ quốc khánh ở thành phố Nice hồi tháng 7 khiến hơn 80 người thiệt mạng. Hai tuần sau, hai kẻ tấn công thuộc IS đã sát hại một cha xứ trong một nhà thờ ở Normandy.
Bên cạnh đó, các cuộc đình công và lụt lội cũng có ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch Pháp.