S&P dự báo Hoàng Anh Gia Lai còn khó khăn trong 12 tháng tới
S&P vừa công bố một báo cáo ngắn về đánh giá tín nhiệm đối với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa công bố một báo cáo ngắn về đánh giá tín nhiệm đối với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. S&P dự báo, hoạt động kinh doanh và thanh khoản của doanh nghiệp này còn ở mức yếu trong thời gian tới.
Theo thông báo ngày 19/7 của S&P, do hãng tin Reuters đăng tải, đánh giá tín nhiệm nợ mà tổ chức này dành cho Hoàng Anh Gia Lai hiện ở mức ‘B-‘, đi kèm triển vọng ‘tiêu cực’, không thay đổi so với đánh giá đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo S&P, đánh giá tín nhiệm này phản ánh tình trạng thanh khoản yếu kém của Hoàng Anh Gia Lai, cũng như những rủi ro về kinh tế, về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Đánh giá này cũng phải ánh dòng tiền có tính chu kỳ và những rủi ro song hành với kế hoạch đầu tư cơ bản lớn của Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2012.
Tuy nhiên, S&P cũng nhận định, cơ cấu chi phí có lợi trong lĩnh vực bất động sản và tên tuổi của Hoàng Anh Gia Lai tại Việt Nam giúp cải thiện những yếu kém nói trên.
S&P dự báo, tình hình hoạt động kinh doanh và thanh khoản của Hoàng Anh Gia Lai còn yếu kém trong 6-12 tháng tới. Theo S&P, thị trường bất động sản của Việt Nam còn nhiều thách thức trong khoảng thời gian này, cho dù Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.
S&P cho biết, chừng nào Hoàng Anh Gia Lai còn chưa được phép khởi động khai thác mỏ quặng sắt ở Lào và Campuchia thì rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty còn tăng. Ngoài ra, S&P nhận xét, việc Hoàng Anh Gia Lai mở rộng hoạt động sang lĩnh vực trồng cao su và xây dựng các dự án thủy điện cũng đòi hỏi chi phí đầu tư cơ bản lớn và kéo theo rủi ro.
Hồi đầu tháng 6, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings lên tiếng cảnh báo ‘tiêu cực’ về triển vọng tín nhiệm của Hoàng Anh Gia Lai. Cảnh báo này được đưa ra trong vòng chưa đầy 3 tháng sau khi Hoàng Anh Gia Lai bị Fitch hạ triển vọng tín nhiệm. Trước đó, tháng 12/2011, S&P hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ doanh nghiệp dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai xuống B- từ mức B trước đó, đi kèm triển vọng ‘tiêu cực’.
Các hãng định mức tín nhiệm này đều nhấn mạnh những khó khăn trong hoạt động và thanh khoản của công ty.
Theo thông báo ngày 19/7 của S&P, do hãng tin Reuters đăng tải, đánh giá tín nhiệm nợ mà tổ chức này dành cho Hoàng Anh Gia Lai hiện ở mức ‘B-‘, đi kèm triển vọng ‘tiêu cực’, không thay đổi so với đánh giá đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo S&P, đánh giá tín nhiệm này phản ánh tình trạng thanh khoản yếu kém của Hoàng Anh Gia Lai, cũng như những rủi ro về kinh tế, về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Đánh giá này cũng phải ánh dòng tiền có tính chu kỳ và những rủi ro song hành với kế hoạch đầu tư cơ bản lớn của Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2012.
Tuy nhiên, S&P cũng nhận định, cơ cấu chi phí có lợi trong lĩnh vực bất động sản và tên tuổi của Hoàng Anh Gia Lai tại Việt Nam giúp cải thiện những yếu kém nói trên.
S&P dự báo, tình hình hoạt động kinh doanh và thanh khoản của Hoàng Anh Gia Lai còn yếu kém trong 6-12 tháng tới. Theo S&P, thị trường bất động sản của Việt Nam còn nhiều thách thức trong khoảng thời gian này, cho dù Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.
S&P cho biết, chừng nào Hoàng Anh Gia Lai còn chưa được phép khởi động khai thác mỏ quặng sắt ở Lào và Campuchia thì rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty còn tăng. Ngoài ra, S&P nhận xét, việc Hoàng Anh Gia Lai mở rộng hoạt động sang lĩnh vực trồng cao su và xây dựng các dự án thủy điện cũng đòi hỏi chi phí đầu tư cơ bản lớn và kéo theo rủi ro.
Hồi đầu tháng 6, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings lên tiếng cảnh báo ‘tiêu cực’ về triển vọng tín nhiệm của Hoàng Anh Gia Lai. Cảnh báo này được đưa ra trong vòng chưa đầy 3 tháng sau khi Hoàng Anh Gia Lai bị Fitch hạ triển vọng tín nhiệm. Trước đó, tháng 12/2011, S&P hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ doanh nghiệp dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai xuống B- từ mức B trước đó, đi kèm triển vọng ‘tiêu cực’.
Các hãng định mức tín nhiệm này đều nhấn mạnh những khó khăn trong hoạt động và thanh khoản của công ty.