Strait Times lo ngại về chứng khoán Việt Nam
Sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, chỉ riêng trong tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất 1/5 giá trị
Tờ Strait Times (Singapore) số ra ngày 21/4 đã đăng bài viết của tác giả Roger Mitton, cảnh báo về khả năng đổ vỡ của thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn tới sự mất ổn định xã hội. Chúng tôi xin giới thiệu bản lược dịch của bài viết này.
Người ta đang ngày càng lo ngại rằng sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể dẫn tới đổ vỡ, khiến hàng nghìn người phá sản và gây mất ổn định xã hội.
Sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, chỉ riêng trong tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất 1/5 giá trị. Thứ 2 tuần trước, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch Tp.HCM đã giảm xuống dưới mốc 1.000 điểm. Một số chuyên gia dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm 30% trong năm nay, thậm chí còn sụt giảm nhiều hơn.
Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch Investconsult, một trong những công ty tư vấn lớn nhất ở Việt Nam nói: “Nếu muốn phản ánh giá trị thực của các loại chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải giảm khoảng 50%".
Song một mức giảm như vậy sẽ dồn hàng ngàn người Việt Nam, những người đã đầu tư toàn bộ tiền tiết kiệm của mình vào thị trường chứng khoán tới chân tường. Năm 2006, chỉ số Vn-Index đã tăng khoảng 150% và trong 2 tháng đầu năm nay, chỉ số này lại tăng thêm 50% nữa. Do đó, hàng ngàn người dân đã đổ xô đi mua chứng khoán.
Ông Lưu Tường Bách, Tổng giám đốc Công ty Horizon Securities tại Tp.HCM cho biết: “Nhiều nhà đầu tư trong nước không am hiểu thị trường. Họ chỉ đua nhau đổ tiền vào mua các loại chứng khoán mà họ biết từ bạn bè của họ". Nhiều người thậm chí còn vay những khoản tiền lớn từ ngân hàng và thế chấp nhà để tham gia phong trào chơi chứng khoán.
GS. Phạm Phú, một chuyên gia quản tri kinh doanh tại Đại học Công nghệ Tp.HCM nhận xét: “Cái cách mà mọi người thuộc đủ tầng lớp mua chứng khoán thật mạo hiểm. Chỉ những người chuyên nghiệp mới nên tham gia vào thị trường này, vì mức độ rủi ro rất cao".
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng không cho vay mua chứng khoán. Song những người Việt Nam mới giàu lên, đặc biệt tại các trung tâm đô thị, không muốn bỏ qua cơ hội kiếm tiền này. Ông Bạt nói: “Bạn không thể khuyên những người đang chạy hoặc đang uống say trong tình trạng phấn khích.”
Ban đầu, mọi việc suôn sẻ với những nhà đầu tư thiếu tính toán, vì giá cổ phiếu dường như ngay lập tức tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán xuất phát từ tốc độ phát triển cao của nền kinh tế Việt Nam, ở mức bình quân 8% mỗi năm trong thập kỷ vừa qua. Thế nhưng, hiện nhiều người đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của sự thua lỗ.
GS. Phú nói: “Hai năm trước, tôi có mua cổ phiếu VHS - một công ty thuỷ điện vào hàng blue-chips. Sau đó, giá cổ phiếu của công ty này tăng gấp 7 lần. Tôi nghĩ rằng mức giá này là vượt quá giá trị thực quá nhiều, nên tháng trước tôi đã bán toàn bộ số cổ phiếu trên".
Thế nhưng không phải ai cũng may mắn như ông, thậm chí ngay cả sau khi đã có những lời cảnh báo đáng sợ.
Người ta đang ngày càng lo ngại rằng sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể dẫn tới đổ vỡ, khiến hàng nghìn người phá sản và gây mất ổn định xã hội.
Sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, chỉ riêng trong tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất 1/5 giá trị. Thứ 2 tuần trước, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch Tp.HCM đã giảm xuống dưới mốc 1.000 điểm. Một số chuyên gia dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm 30% trong năm nay, thậm chí còn sụt giảm nhiều hơn.
Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch Investconsult, một trong những công ty tư vấn lớn nhất ở Việt Nam nói: “Nếu muốn phản ánh giá trị thực của các loại chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải giảm khoảng 50%".
Song một mức giảm như vậy sẽ dồn hàng ngàn người Việt Nam, những người đã đầu tư toàn bộ tiền tiết kiệm của mình vào thị trường chứng khoán tới chân tường. Năm 2006, chỉ số Vn-Index đã tăng khoảng 150% và trong 2 tháng đầu năm nay, chỉ số này lại tăng thêm 50% nữa. Do đó, hàng ngàn người dân đã đổ xô đi mua chứng khoán.
Ông Lưu Tường Bách, Tổng giám đốc Công ty Horizon Securities tại Tp.HCM cho biết: “Nhiều nhà đầu tư trong nước không am hiểu thị trường. Họ chỉ đua nhau đổ tiền vào mua các loại chứng khoán mà họ biết từ bạn bè của họ". Nhiều người thậm chí còn vay những khoản tiền lớn từ ngân hàng và thế chấp nhà để tham gia phong trào chơi chứng khoán.
GS. Phạm Phú, một chuyên gia quản tri kinh doanh tại Đại học Công nghệ Tp.HCM nhận xét: “Cái cách mà mọi người thuộc đủ tầng lớp mua chứng khoán thật mạo hiểm. Chỉ những người chuyên nghiệp mới nên tham gia vào thị trường này, vì mức độ rủi ro rất cao".
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng không cho vay mua chứng khoán. Song những người Việt Nam mới giàu lên, đặc biệt tại các trung tâm đô thị, không muốn bỏ qua cơ hội kiếm tiền này. Ông Bạt nói: “Bạn không thể khuyên những người đang chạy hoặc đang uống say trong tình trạng phấn khích.”
Ban đầu, mọi việc suôn sẻ với những nhà đầu tư thiếu tính toán, vì giá cổ phiếu dường như ngay lập tức tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán xuất phát từ tốc độ phát triển cao của nền kinh tế Việt Nam, ở mức bình quân 8% mỗi năm trong thập kỷ vừa qua. Thế nhưng, hiện nhiều người đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của sự thua lỗ.
GS. Phú nói: “Hai năm trước, tôi có mua cổ phiếu VHS - một công ty thuỷ điện vào hàng blue-chips. Sau đó, giá cổ phiếu của công ty này tăng gấp 7 lần. Tôi nghĩ rằng mức giá này là vượt quá giá trị thực quá nhiều, nên tháng trước tôi đã bán toàn bộ số cổ phiếu trên".
Thế nhưng không phải ai cũng may mắn như ông, thậm chí ngay cả sau khi đã có những lời cảnh báo đáng sợ.