Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: “9 triệu đồng chỉ tạm đủ sống”
Trái chiều quan điểm mức giảm trừ gia cảnh khi xem xét sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
Việc cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội đề nghị mức giảm trừ gia cảnh thấp hơn mức đề xuất của Chính phủ đã khiến phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân tại phiên họp chiều 12/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thêm nhiều câu hỏi được đặt ra.
Sau khi đã nghe cả tờ trình của Chính phủ và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai vẫn đề nghị đại diện hai bên làm rõ hơn cơ sở để Chính phủ đề nghị nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 4 triệu đồng của luật hiện hành lên 9 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc được nâng từ mức 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Và lý lẽ nào để cơ quan thẩm tra cho rằng mức 7 triệu và 2,8 triệu đồng mới là hợp lý.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời, các con số 9 triệu và 3,6 triệu được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, mức thu nhập, chi tiêu trung bình của xã hội, tiền lương tối thiểu và bằng khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu người tại thời điểm Luật có hiệu lực năm 2009 và bằng khoảng 1,7 lần GDP bình quân đầu người năm 2011.
So với 1 số nước thì mức giảm trừ gia cảnh của Việt Nam tuy có tỷ lệ cao hơn nhưng do thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp nên mức giảm trừ gia cảnh về số tuyệt đối còn thấp, bà Mai giải thích thêm.
Cũng đưa ra hai cơ sở làm căn cứ là tiền lương tối thiếu và chỉ số CPI, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho rằng khi luật có hiệu lực vào giữa năm 2013 thì mức 7 triệu, 2,8 triệu đồng là hợp lý.
Cụ thể hơn, ông Hiển cho biết, kết quả bỏ phiếu kín cho thấy 6/8 ý kiến trong Thường trực Ủy ban cho rằng, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh như Chính phủ đề nghị là quá cao, bất hợp lý xét cả dưới cả góc độ kinh tế cũng như xã hội. Vì sẽ làm sai lệch bản chất của thuế thu nhập cá nhân, đưa thuế này trở thành thuế thu nhập cao thông qua việc thu hẹp quá lớn số lượng người nộp thuế; ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước, không duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quá trình thực thi luật thời gian qua.
Dù đi thẳng vào các con số hay không thì các ý kiến thảo luận đều nghiêng về quan điểm của Chính phủ, đây cũng là điều khá đặc biệt khi thảo luận về các dự án luật.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn hai lần khẳng định rằng ông nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ và hoàn toàn không nhất trí với ý kiến thẩm tra.
“Chính phủ thương dân, mình đại diện cho dân mình có thương dân không? Tại sao mình không đề nghị nâng lên mà lại đòi hạ xuống? Nếu có đưa ra Quốc hội thì Quốc hội cũng sẽ ủng hộ Chính phủ thôi”, ông Sơn nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gợi ý cần phân tích xem thu nhập mức nào là cao. “Tôi áng áng thấy mức giảm trừ gia cảnh Chính phủ đưa ra cũng được, mức ấy đủ sống tạm thôi, 9 triệu là thu nhập chưa cao, bản chất của thuế thu nhập cá nhân vẫn giữ được, nhưng nên bỏ đi vài bậc", Chủ tịch nói.
9 triệu đồng chưa phải là thu nhập cao, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đồng tình.
Chủ nhiệm Hiển thêm một lần phát biểu, ông cảm ơn ý kiến của Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và nhấn mạnh rằng dù có đề nghị hạ mức giảm trừ gia cảnh thì cũng là vì nhân dân, vì đất nước. Vì hoàn cảnh của đấy nước hiện nay còn nhiều việc phải lo nên phải có sự tính toán cho hợp lý, cá nhân ông đồng ý nâng mức giảm trừ nhưng như Chính phủ đề nghị là nâng hơi nhanh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thảo luận lần đầu chứ chưa chốt ý kiến để trình ra Quốc hội, ông cũng yêu cầu cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cần nâng tính thuyết phục về cơ sở mức giảm trừ gia cảnh khi trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới đây.
Sau khi đã nghe cả tờ trình của Chính phủ và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai vẫn đề nghị đại diện hai bên làm rõ hơn cơ sở để Chính phủ đề nghị nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 4 triệu đồng của luật hiện hành lên 9 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc được nâng từ mức 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Và lý lẽ nào để cơ quan thẩm tra cho rằng mức 7 triệu và 2,8 triệu đồng mới là hợp lý.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời, các con số 9 triệu và 3,6 triệu được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, mức thu nhập, chi tiêu trung bình của xã hội, tiền lương tối thiểu và bằng khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu người tại thời điểm Luật có hiệu lực năm 2009 và bằng khoảng 1,7 lần GDP bình quân đầu người năm 2011.
So với 1 số nước thì mức giảm trừ gia cảnh của Việt Nam tuy có tỷ lệ cao hơn nhưng do thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp nên mức giảm trừ gia cảnh về số tuyệt đối còn thấp, bà Mai giải thích thêm.
Cũng đưa ra hai cơ sở làm căn cứ là tiền lương tối thiếu và chỉ số CPI, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho rằng khi luật có hiệu lực vào giữa năm 2013 thì mức 7 triệu, 2,8 triệu đồng là hợp lý.
Cụ thể hơn, ông Hiển cho biết, kết quả bỏ phiếu kín cho thấy 6/8 ý kiến trong Thường trực Ủy ban cho rằng, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh như Chính phủ đề nghị là quá cao, bất hợp lý xét cả dưới cả góc độ kinh tế cũng như xã hội. Vì sẽ làm sai lệch bản chất của thuế thu nhập cá nhân, đưa thuế này trở thành thuế thu nhập cao thông qua việc thu hẹp quá lớn số lượng người nộp thuế; ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước, không duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quá trình thực thi luật thời gian qua.
Dù đi thẳng vào các con số hay không thì các ý kiến thảo luận đều nghiêng về quan điểm của Chính phủ, đây cũng là điều khá đặc biệt khi thảo luận về các dự án luật.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn hai lần khẳng định rằng ông nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ và hoàn toàn không nhất trí với ý kiến thẩm tra.
“Chính phủ thương dân, mình đại diện cho dân mình có thương dân không? Tại sao mình không đề nghị nâng lên mà lại đòi hạ xuống? Nếu có đưa ra Quốc hội thì Quốc hội cũng sẽ ủng hộ Chính phủ thôi”, ông Sơn nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gợi ý cần phân tích xem thu nhập mức nào là cao. “Tôi áng áng thấy mức giảm trừ gia cảnh Chính phủ đưa ra cũng được, mức ấy đủ sống tạm thôi, 9 triệu là thu nhập chưa cao, bản chất của thuế thu nhập cá nhân vẫn giữ được, nhưng nên bỏ đi vài bậc", Chủ tịch nói.
9 triệu đồng chưa phải là thu nhập cao, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đồng tình.
Chủ nhiệm Hiển thêm một lần phát biểu, ông cảm ơn ý kiến của Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và nhấn mạnh rằng dù có đề nghị hạ mức giảm trừ gia cảnh thì cũng là vì nhân dân, vì đất nước. Vì hoàn cảnh của đấy nước hiện nay còn nhiều việc phải lo nên phải có sự tính toán cho hợp lý, cá nhân ông đồng ý nâng mức giảm trừ nhưng như Chính phủ đề nghị là nâng hơi nhanh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thảo luận lần đầu chứ chưa chốt ý kiến để trình ra Quốc hội, ông cũng yêu cầu cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cần nâng tính thuyết phục về cơ sở mức giảm trừ gia cảnh khi trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới đây.