Sữa nội: Khi nào cung đủ cầu?
Tại Việt Nam, sữa sẽ vẫn là mặt hàng khan hiếm, nhu cầu sẽ tiếp tục tăng và vượt quá khả năng cung ứng trong nước
Theo TS. Peter Lentes, chuyên gia của CIM/GIZ tại Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) Việt Nam thuộc nhóm 20 nước nhập khẩu sữa trên thế giới, mỗi năm phải nhập khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại.
Từ cuối năm 2010 đến nay, giá sữa bột trên thế giới hầu như không tăng, nhưng giá sữa nội vẫn tăng trong quý 1/2011. Theo ông Lentes, việc tăng 20% giá sữa bột là không hợp lý.
Trong cơ cấu giá thành nhập sữa về Việt Nam, giá mua sữa chiếm khoảng 50% giá bán, thuế và các loại phí chiếm 15-20%, chi phí hành chính chiếm 10%, các chi phí quảng cáo chiếm 10%, còn lại là lợi nhuận. Do đó, mức tăng 9% của tỷ giá sẽ chỉ góp phần tăng giá bán lên 4,5%. Trong khi tỷ giá USD/VND chỉ tăng 9% thì các nhà phân phối sữa nhập khẩu lại đẩy giá sữa tăng lên đến 15-20% lại càng vô lý.
Hiện tại nguồn cung sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu tiêu dùng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính năm 2011 tổng đàn bò sữa sẽ đạt số lượng 155 nghìn con, cho sản lượng sữa đạt 330 nghìn tấn. Kế hoạch đến năm 2015 tăng đàn bò sữa lên 263 nghìn con và khối lượng sữa sẽ đạt 653 nghìn tấn.
Hiện đã có những nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn sữa nhập khẩu, cả đầu tư công và tư nhân đều được kỳ vọng sẽ dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng sữa trong các năm tiếp theo, khi các dự án đầu tư tập trung vào các trang trại mới với quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn.
Dự án lớn nhất hiện nay là của hai Công ty cổ phần TH Milk và Vinamilk... Riêng TH Milk sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD cho đến năm 2017. Đến nay, dự án của công ty này đã có 10.000 con bò sữa cho sữa. Năm 2011, công ty kỳ vọng sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 50.000 tấn sữa, bằng khoảng 17% tổng sản lượng cả nước trong năm 2010.
Theo dự kiến, số lượng bò sữa của dự án này sẽ tăng lên 45.000 con vào tháng 7/2012, trong đó có trên 30.000 con đã sẵn sàng cho sữa. Và sẽ có 137.000 con vào năm 2017, trong đó 70% sẵn sàng cho sữa và nhà máy sẽ đưa ra thị trường 500 triệu lít sữa chất lượng cao mỗi năm, đáp ứng 50% nhu cầu sữa tươi của Việt Nam.
Nếu chỉ nhìn vào kế hoạch đó, thì riêng lượng bò sữa của TH Milk đã chiếm 1/2 số lượng bò sữa trong kế hoạch phát triển của cả nước. TH Milk thành công cũng có nghĩa là sản lượng sữa bò của cả nước sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít cho thấy sự chắc chắn của những mục tiêu này.
Nhiều chuyên gia nhận định, sữa sẽ vẫn là mặt hàng khan hiếm tại Việt Nam trong các năm tới, nhu cầu sẽ tiếp tục tăng và vượt quá khả năng cung ứng trong nước. Cho dù sản lượng sữa nội địa có tăng gấp đôi vào năm 2017 thì sữa nhập khẩu vẫn chiếm thị phần lớn. Các dự án đầu tư lớn (như của TH Milk) kỳ vọng sẽ có lợi nhuận tuy nhiên việc đạt được mục tiêu sẽ chậm hơn so với kế hoạch đề ra.
Bối cảnh thị trường trong nước khá thuận lợi cho các dự án lớn như thế này nhưng nhiều thách thức đang đặt ra. Như nguồn cung về thức ăn chăn nuôi có đủ đáp ứng và giá thức ăn chăn nuôi cho bò sữa có rẻ không, khả năng sẵn có của quỹ đất và liệu có đủ nhân viên kỹ thuật để chăm sóc đàn bò sữa và duy trì sản phẩm vệ sinh an toàn hay không?
Theo TS. Peter Lentes, mặc dù nhà nước đang kỳ vọng vào sự đầu tư chăn nuôi quy mô lớn sẽ tạo sự đột phá trọng tăng nhanh sản lượng sữa trong nước, nhưng trên quan điểm kinh tế - xã hội, hệ thống sản xuất sữa theo quy mô hộ vẫn nên được quan tâm vì lợi ích mang lại trực tiếp cho hộ và lợi ích này rất quan trọng nếu như được quản lý đúng cách.
Nhu cầu cao đối với sữa và các sản phẩm từ sữa không thể được đáp ứng một cách nhanh chóng từ hệ thống sản xuất sữa quy mô hộ, nhưng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ vẫn cần được tiếp tục phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, cần mất một thời gian dài để người chăn nuôi bò sữa có thể phát triển được hệ thống chăn nuôi hiệu quả.
Nhiều hộ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ phụ thuộc vào nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào (mua hoặc nhập khẩu) và cỏ khô chất lượng thấp. Họ rất dễ tổn thương đối với các biến động về giá và tỷ giá hối đoái. Vì vậy, cần phải tăng năng suất của quy mô chăn nuôi hộ để cung cấp sữa có chất lượng.
Nhà nước cần hỗ trợ tăng lợi nhuận của người sản xuất bằng thức ăn chăn nuôi phù hợp, phát triển thể chế nhằm kiểm soát chất lượng sữa (Hiệp hội sữa), cung cấp thông tin (kỹ thuật, thị trường...) thông qua việc tiếp cận với các hệ thống thông tin ngành sữa cấp quốc gia và cấp vùng. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ xây dựng các chương trình hành động quốc gia trên cơ sở của chiến lược quốc gia để khuyến khích khu vực nhà nước và tư nhân đầu tư vào ngành sữa.
Từ cuối năm 2010 đến nay, giá sữa bột trên thế giới hầu như không tăng, nhưng giá sữa nội vẫn tăng trong quý 1/2011. Theo ông Lentes, việc tăng 20% giá sữa bột là không hợp lý.
Trong cơ cấu giá thành nhập sữa về Việt Nam, giá mua sữa chiếm khoảng 50% giá bán, thuế và các loại phí chiếm 15-20%, chi phí hành chính chiếm 10%, các chi phí quảng cáo chiếm 10%, còn lại là lợi nhuận. Do đó, mức tăng 9% của tỷ giá sẽ chỉ góp phần tăng giá bán lên 4,5%. Trong khi tỷ giá USD/VND chỉ tăng 9% thì các nhà phân phối sữa nhập khẩu lại đẩy giá sữa tăng lên đến 15-20% lại càng vô lý.
Hiện tại nguồn cung sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu tiêu dùng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính năm 2011 tổng đàn bò sữa sẽ đạt số lượng 155 nghìn con, cho sản lượng sữa đạt 330 nghìn tấn. Kế hoạch đến năm 2015 tăng đàn bò sữa lên 263 nghìn con và khối lượng sữa sẽ đạt 653 nghìn tấn.
Hiện đã có những nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn sữa nhập khẩu, cả đầu tư công và tư nhân đều được kỳ vọng sẽ dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng sữa trong các năm tiếp theo, khi các dự án đầu tư tập trung vào các trang trại mới với quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn.
Dự án lớn nhất hiện nay là của hai Công ty cổ phần TH Milk và Vinamilk... Riêng TH Milk sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD cho đến năm 2017. Đến nay, dự án của công ty này đã có 10.000 con bò sữa cho sữa. Năm 2011, công ty kỳ vọng sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 50.000 tấn sữa, bằng khoảng 17% tổng sản lượng cả nước trong năm 2010.
Theo dự kiến, số lượng bò sữa của dự án này sẽ tăng lên 45.000 con vào tháng 7/2012, trong đó có trên 30.000 con đã sẵn sàng cho sữa. Và sẽ có 137.000 con vào năm 2017, trong đó 70% sẵn sàng cho sữa và nhà máy sẽ đưa ra thị trường 500 triệu lít sữa chất lượng cao mỗi năm, đáp ứng 50% nhu cầu sữa tươi của Việt Nam.
Nếu chỉ nhìn vào kế hoạch đó, thì riêng lượng bò sữa của TH Milk đã chiếm 1/2 số lượng bò sữa trong kế hoạch phát triển của cả nước. TH Milk thành công cũng có nghĩa là sản lượng sữa bò của cả nước sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít cho thấy sự chắc chắn của những mục tiêu này.
Nhiều chuyên gia nhận định, sữa sẽ vẫn là mặt hàng khan hiếm tại Việt Nam trong các năm tới, nhu cầu sẽ tiếp tục tăng và vượt quá khả năng cung ứng trong nước. Cho dù sản lượng sữa nội địa có tăng gấp đôi vào năm 2017 thì sữa nhập khẩu vẫn chiếm thị phần lớn. Các dự án đầu tư lớn (như của TH Milk) kỳ vọng sẽ có lợi nhuận tuy nhiên việc đạt được mục tiêu sẽ chậm hơn so với kế hoạch đề ra.
Bối cảnh thị trường trong nước khá thuận lợi cho các dự án lớn như thế này nhưng nhiều thách thức đang đặt ra. Như nguồn cung về thức ăn chăn nuôi có đủ đáp ứng và giá thức ăn chăn nuôi cho bò sữa có rẻ không, khả năng sẵn có của quỹ đất và liệu có đủ nhân viên kỹ thuật để chăm sóc đàn bò sữa và duy trì sản phẩm vệ sinh an toàn hay không?
Theo TS. Peter Lentes, mặc dù nhà nước đang kỳ vọng vào sự đầu tư chăn nuôi quy mô lớn sẽ tạo sự đột phá trọng tăng nhanh sản lượng sữa trong nước, nhưng trên quan điểm kinh tế - xã hội, hệ thống sản xuất sữa theo quy mô hộ vẫn nên được quan tâm vì lợi ích mang lại trực tiếp cho hộ và lợi ích này rất quan trọng nếu như được quản lý đúng cách.
Nhu cầu cao đối với sữa và các sản phẩm từ sữa không thể được đáp ứng một cách nhanh chóng từ hệ thống sản xuất sữa quy mô hộ, nhưng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ vẫn cần được tiếp tục phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, cần mất một thời gian dài để người chăn nuôi bò sữa có thể phát triển được hệ thống chăn nuôi hiệu quả.
Nhiều hộ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ phụ thuộc vào nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào (mua hoặc nhập khẩu) và cỏ khô chất lượng thấp. Họ rất dễ tổn thương đối với các biến động về giá và tỷ giá hối đoái. Vì vậy, cần phải tăng năng suất của quy mô chăn nuôi hộ để cung cấp sữa có chất lượng.
Nhà nước cần hỗ trợ tăng lợi nhuận của người sản xuất bằng thức ăn chăn nuôi phù hợp, phát triển thể chế nhằm kiểm soát chất lượng sữa (Hiệp hội sữa), cung cấp thông tin (kỹ thuật, thị trường...) thông qua việc tiếp cận với các hệ thống thông tin ngành sữa cấp quốc gia và cấp vùng. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ xây dựng các chương trình hành động quốc gia trên cơ sở của chiến lược quốc gia để khuyến khích khu vực nhà nước và tư nhân đầu tư vào ngành sữa.