Sửa Pháp lệnh Thẩm phán: “Đẽo chân cho vừa giày”?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân
“Căng thẳng” là nhận xét của một vị Phó chủ tịch Quốc hội về phiên họp sáng nay (21/7), khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân.
Bởi, bao nhiêu lần Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đứng lên thuyết phục thì cũng bấy nhiêu lần Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Trưởng ban Dân nguyện kiên trì quan điểm chưa đồng tình.
Một số ý kiến dung hòa hơn, song cho rằng, nếu có sửa thì cũng chỉ là “đẽo chân cho vừa giày”.
Theo tờ trình của Tòa án Nhân dân tối cao về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân, việc làm này nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ thẩm phán và giúp cho tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhất trí với tờ trình là chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về ngạch thẩm phán và việc điều động thẩm phán giữa các cấp tòa án nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập lớn trong thực tiễn.
Theo đó, dự thảo quy định 3 ngạch thẩm phán, gồm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Thẩm quyền điều động, biệt phái thẩm phán cũng được quy định theo hướng thuận lợi hơn cho việc nâng cao chất lượng của ngành tòa án, đặc biệt là tòa án cấp huyện.
Là người phát biểu đầu tiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhận xét "sửa như thế này không giải quyết vấn đề gì". Vì không phù hợp với Luật Tổ chức tòa án, chức danh tổ chức bộ máy và chức danh tố tụng đi liền với nhau chứ không thể cải cách theo hướng có thẩm phán trung sơ cấp và còn có cả trợ lý xét xử , ông Thuận nói.
Luân chuyển cán bộ là 1 vấn đề, riêng chức danh tư pháp không nên đặt vấn đề đó, vì cần có tính ổn định của cơ quan tư pháp, luân chuyển chỉ là giải pháp tình thế. Ông Thuận còn chỉ ra nhiều điều bất hợp lý khác và “tóm lại đề nghị là chưa sửa”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba “tranh thủ nói rõ thêm”, nếu có ngạch trung cấp thì anh em thẩm phán cấp huyện sẽ có lương cao hơn, yên tâm làm việc. Nếu không sửa thì án sai ở cấp huyện là không tránh khỏi, đơn thư khiếu nại sẽ dồn lên trên, vì “lương bổng thế thì nâng cao chất lượng thế nào được”.
Với “tâm trạng giống anh Thuận”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nói rằng ông rất tâm tư về hoạt động về chế độ với các cơ quan tư pháp. Nhưng "từ đâu lại đẻ ra thẩm phán sơ cấp trung cấp” trong khi Luật Tổ chức tòa án rõ như ban ngày là tòa án cấp nào có thẩm phán cấp đó.
Có đến mức phải “rối lên” sửa pháp lệnh như thế nếu chỉ là vấn đề phụ cấp, lương bổng, ông Vượng đặt câu hỏi.
Được mời giải thích rõ hơn, Phó chánh án Trần Văn Tú nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi pháp lệnh vì xuất phát từ thực tiễn xét xử hiện nay, nếu để ngạch thẩm phán như cấp hành chính có rất nhiều bất cập về chế độ chính sách, luân chuyển, điều động…
Ví dụ 1 thẩm phán cấp huyện sau quá trình làm việc được lên ngạch trung cấp nhưng vẫn làm ở huyện thì người ta yên tâm và chất lượng xét xử được nâng cao, ông Tú nói.
Tương tự như vậy tòa án cấp huyện nào thẩm phán thiếu, yếu thì có thể điều thẩm phán ở tỉnh xuống, như thế đảm bảo chất lượng tòa án huyện đó nói riêng và chất lượng toàn ngành nói chung. Sức sống của việc sừa đổi này đảm bảo ít nhất được 5 năm chứ không phải ngày 1 ngày 2, ông Tú nói.
Cũng theo ông Tú, việc sừa đổi không trái luật và không vi Hiến, các ngành liên quan đã bàn đến 4, 5 lần, vì vậy “tha thiết mong thông qua để tháo gỡ khó khăn”.
Chánh án Trương Hòa Bình cũng “tha thiết đề nghị cho thông qua” vì những vấn đề thực tiễn đang đặt ra mà không có giải pháp khả thi thì không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xét xử chứ không chỉ là lương.
“Tòa án cấp huyện nhiệm vụ tăng nhưng chính sách vẫn thế, ra diễn đàn Quốc hội khổ lắm mà khổ mấy đời chánh án rồi chứ không phải đời chánh án này mới khổ”, ông Bình “than thở”.
Cũng theo Chánh án, cơ sở vật chất của tòa án cấp huyện vẫn như cũ thôi, trong khi “tôi vừa đi Trung Quốc về, tòa án sơ cấp của họ trụ sở như tòa án tối cao ở ta”.
Sau phát biểu của ông Tú và ông Bình, Trưởng ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đều ít nhiều tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh.
Tuy nhiên, ông Ksor Phước cho rằng, việc này cũng chỉ là "đẽo chân cho vừa giày". Còn căn cơ phải sửa luật về tổ chức tòa án và chính sách tiền lương.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng tiếp tục phát biểu, rằng có vướng thì cần phải giải quyết, nhưng không thể sửa thế này.
Chủ nhiệm Thuận cũng “hoàn toàn không yên tâm” vì đây là vấn đề rất lớn về thể chế. Còn nếu chỉ giải quyết chế độ thì lương thẩm phán cao ngất ngưởng tôi cũng hoàn toàn tán thành, ông Thuận kiên trì quan điểm.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị ban soạn thảo dự án Pháp lệnh chuẩn bị chu đáo hơn, để phiên họp sau bàn về vấn đề này sẽ không “căng thẳng như hôm nay”.
Gói lại phần thảo luận kéo dài hơn thời gian dự kiến nhưng ý kiến còn hết sức khác nhau, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu giao các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục chuẩn bị dự án để báo cáo lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tới.
Bởi, bao nhiêu lần Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đứng lên thuyết phục thì cũng bấy nhiêu lần Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Trưởng ban Dân nguyện kiên trì quan điểm chưa đồng tình.
Một số ý kiến dung hòa hơn, song cho rằng, nếu có sửa thì cũng chỉ là “đẽo chân cho vừa giày”.
Theo tờ trình của Tòa án Nhân dân tối cao về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân, việc làm này nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ thẩm phán và giúp cho tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhất trí với tờ trình là chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về ngạch thẩm phán và việc điều động thẩm phán giữa các cấp tòa án nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập lớn trong thực tiễn.
Theo đó, dự thảo quy định 3 ngạch thẩm phán, gồm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Thẩm quyền điều động, biệt phái thẩm phán cũng được quy định theo hướng thuận lợi hơn cho việc nâng cao chất lượng của ngành tòa án, đặc biệt là tòa án cấp huyện.
Là người phát biểu đầu tiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhận xét "sửa như thế này không giải quyết vấn đề gì". Vì không phù hợp với Luật Tổ chức tòa án, chức danh tổ chức bộ máy và chức danh tố tụng đi liền với nhau chứ không thể cải cách theo hướng có thẩm phán trung sơ cấp và còn có cả trợ lý xét xử , ông Thuận nói.
Luân chuyển cán bộ là 1 vấn đề, riêng chức danh tư pháp không nên đặt vấn đề đó, vì cần có tính ổn định của cơ quan tư pháp, luân chuyển chỉ là giải pháp tình thế. Ông Thuận còn chỉ ra nhiều điều bất hợp lý khác và “tóm lại đề nghị là chưa sửa”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba “tranh thủ nói rõ thêm”, nếu có ngạch trung cấp thì anh em thẩm phán cấp huyện sẽ có lương cao hơn, yên tâm làm việc. Nếu không sửa thì án sai ở cấp huyện là không tránh khỏi, đơn thư khiếu nại sẽ dồn lên trên, vì “lương bổng thế thì nâng cao chất lượng thế nào được”.
Với “tâm trạng giống anh Thuận”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nói rằng ông rất tâm tư về hoạt động về chế độ với các cơ quan tư pháp. Nhưng "từ đâu lại đẻ ra thẩm phán sơ cấp trung cấp” trong khi Luật Tổ chức tòa án rõ như ban ngày là tòa án cấp nào có thẩm phán cấp đó.
Có đến mức phải “rối lên” sửa pháp lệnh như thế nếu chỉ là vấn đề phụ cấp, lương bổng, ông Vượng đặt câu hỏi.
Được mời giải thích rõ hơn, Phó chánh án Trần Văn Tú nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi pháp lệnh vì xuất phát từ thực tiễn xét xử hiện nay, nếu để ngạch thẩm phán như cấp hành chính có rất nhiều bất cập về chế độ chính sách, luân chuyển, điều động…
Ví dụ 1 thẩm phán cấp huyện sau quá trình làm việc được lên ngạch trung cấp nhưng vẫn làm ở huyện thì người ta yên tâm và chất lượng xét xử được nâng cao, ông Tú nói.
Tương tự như vậy tòa án cấp huyện nào thẩm phán thiếu, yếu thì có thể điều thẩm phán ở tỉnh xuống, như thế đảm bảo chất lượng tòa án huyện đó nói riêng và chất lượng toàn ngành nói chung. Sức sống của việc sừa đổi này đảm bảo ít nhất được 5 năm chứ không phải ngày 1 ngày 2, ông Tú nói.
Cũng theo ông Tú, việc sừa đổi không trái luật và không vi Hiến, các ngành liên quan đã bàn đến 4, 5 lần, vì vậy “tha thiết mong thông qua để tháo gỡ khó khăn”.
Chánh án Trương Hòa Bình cũng “tha thiết đề nghị cho thông qua” vì những vấn đề thực tiễn đang đặt ra mà không có giải pháp khả thi thì không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xét xử chứ không chỉ là lương.
“Tòa án cấp huyện nhiệm vụ tăng nhưng chính sách vẫn thế, ra diễn đàn Quốc hội khổ lắm mà khổ mấy đời chánh án rồi chứ không phải đời chánh án này mới khổ”, ông Bình “than thở”.
Cũng theo Chánh án, cơ sở vật chất của tòa án cấp huyện vẫn như cũ thôi, trong khi “tôi vừa đi Trung Quốc về, tòa án sơ cấp của họ trụ sở như tòa án tối cao ở ta”.
Sau phát biểu của ông Tú và ông Bình, Trưởng ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đều ít nhiều tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh.
Tuy nhiên, ông Ksor Phước cho rằng, việc này cũng chỉ là "đẽo chân cho vừa giày". Còn căn cơ phải sửa luật về tổ chức tòa án và chính sách tiền lương.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng tiếp tục phát biểu, rằng có vướng thì cần phải giải quyết, nhưng không thể sửa thế này.
Chủ nhiệm Thuận cũng “hoàn toàn không yên tâm” vì đây là vấn đề rất lớn về thể chế. Còn nếu chỉ giải quyết chế độ thì lương thẩm phán cao ngất ngưởng tôi cũng hoàn toàn tán thành, ông Thuận kiên trì quan điểm.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị ban soạn thảo dự án Pháp lệnh chuẩn bị chu đáo hơn, để phiên họp sau bàn về vấn đề này sẽ không “căng thẳng như hôm nay”.
Gói lại phần thảo luận kéo dài hơn thời gian dự kiến nhưng ý kiến còn hết sức khác nhau, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu giao các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục chuẩn bị dự án để báo cáo lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tới.