Sức ép đảo chiều lãi suất đến đâu?
Lãi suất có dấu hiệu tăng và đứng trước sức ép, nhưng mức độ liên quan như thế nào?
Một số ngân hàng thương mại vừa tăng nhẹ 0,1 - 0,2%/năm lãi suất các kỳ hạn ngắn. Cùng đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có nhận định lãi suất có dấu hiệu tăng và đứng trước sức ép mất cân đối giữa tốc độ huy động với cho vay trong hệ thống.
Từ đầu năm đến nay, một số ngân hàng thương mại đã nhiều lần điều chỉnh biểu lãi suất huy động VND. Các mức điều chỉnh có giảm, có tăng, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, tuy mục đích cơ cấu nguồn của mỗi thành viên.
Về tổng thể, đến nay, mặt bằng lãi suất huy động VND vẫn ổn định và chưa có thay đổi nào đáng chú ý.
Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố, hiện đã có những chuyển động gây sức ép đối với lãi suất.
“Lãi suất đang chịu sức ép do huy động của hệ thống tổ chức tín dụng tăng chậm hơn cho vay”, báo cáo đặt so sánh.
Cụ thể, tính đến 31/3/2015 tổng huy động chỉ đạt 4.557 nghìn tỷ đồng tăng 0,98% so với đầu năm; vốn huy động bằng VND tăng 1,9%, bằng ngoại tệ giảm 4,9%. Trong khi đó, tổng tín dụng đạt 3.826 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với đầu năm; cho vay bằng VND tăng 2,4%, cho vay bằng ngoại tệ giảm 0,9%.
Tăng trưởng huy động thấp trong khi tăng trưởng tín dụng khá đã làm tỷ lệ cho vay/huy động tăng nhẹ lên 84%, cao hơn mức 83% hồi tháng 12/2014. Đáng chú ý là tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ là 87%, cao hơn hẳn mức 83,4% cuối năm 2014, nguyên nhân do huy động tiền gửi ngoại tệ giảm 4,94% so với cuối năm 2014.
Tuy nhiên, các dữ liệu VnEconomy tập hợp lại có những khác biệt khá lớn.
Cụ thể, tổng dư nợ của hệ thống tính đến 31/3/2015 là 4.075.612 tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay so với huy động theo đó ở mức 89%. Con số này cao hơn nhiều so với mức 84% mà báo cáo trên đưa ra.
Có thể quy mô tổng dư nợ mà Ủy ban Giám sát tính đến chưa bao gồm các khoản trái phiếu, ủy thác… mà bản chất vẫn là tín dụng, dẫn đến chênh lệch số liệu khá lớn nói trên (?).
Cùng theo nguồn dữ liệu VnEconomy tập hợp, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tính riêng VND trong thời gian qua không có nhiều thay đổi, qua đó không có sức ép phát sinh từ đây đổi với lãi suất.
Tại thời điểm tháng 12/2014, LDR ở mức 89,12%, tại tháng 3/2015 là 89,27% và đến 27/5/2015 là 89,94%. Mức độ thay đổi của chỉ số này không đáng kể trong chuỗi thời gian qua, cũng là mức dễ chịu trong nhiều năm qua.
Tìm hiểu thêm ở đầu mối chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, trạng thái vốn khả dụng của toàn hệ thống hiện vẫn dư thừa; thậm chí nhà điều hành vẫn phải liên tục hút bớt tiền về. Sức ép đối với tăng lãi suất từ trạng thái này hiện cũng được loại trừ.
Điển hình như trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục hút ròng qua kênh tín phiếu, với quy mô tới 17.815 tỷ đồng. Trong tháng 5, nhà điều hành cũng đã phải hút ròng về 54.854 tỷ đồng qua thị trường mở, gồm 23.000 tỷ đồng qua kênh cầm cố và 31.854 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Khớp với diễn biến trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cũng liên tục giảm, đến cuối tuần qua đã rơi xuống mức kỷ lục trong khoảng một năm trở lại đây. Theo đó, sức ép đối với tăng lãi suất cũng không biểu hiện ở kênh này.
Vậy vì sao trạng thái vốn khả dụng của hệ thống vẫn dư thừa, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải liên tiếp hút bớt tiền về, lãi suất trên liên ngân hàng rơi xuống kỷ lục?
Diễn biến trên tưởng như mâu thuẫn với tăng trưởng tín dụng mạnh lên những tháng đầu năm này (đến 20/5 ước tăng 4,26%), song, như trên, tỷ lệ LDR vẫn chưa có biểu hiện bất thường và đột biến.
Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, điển hình như trong tháng 5 vừa qua, điểm khác biệt lớn nhất so với hai năm qua là các tổ chức tín dụng không nhồi mạnh vốn vào kênh trái phiếu Chính phủ nữa.
Nói cách khác, trái phiếu Chính phủ đã bớt chèn lấn, nguồn cung cho tín dụng nhiều hơn và góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng cho vay khá cao những tháng đầu năm nay. Đầu ra hẹp đi ở kênh trái phiếu, cung dồn nhiều hơn cho kênh tín dụng cũng là một yếu tố góp phần cạnh tranh lãi suất cho vay, ít nhất là tạo điều kiện bình ổn mặt bằng lãi suất cho vay.
Trong khi đầu ra là kênh trái phiếu hẹp đi, đầu vào lại càng dồn lên từ trái phiếu và tín phiếu đáo hạn. Trạng thái vốn khả dụng của hệ thống dư thừa cũng từ đây, bất chấp tăng trưởng huy động vốn thấp, hay sức ép tăng lãi suất huy động từ đây là không lớn.
Dĩ nhiên, các cân đối và việc “đong đếm” mức độ sức ép nói trên chỉ trong phạm vi ngắn hạn. Từ tháng 9-10, tín dụng vào mùa cao điểm, tình hình có thể thay đổi và sức ép đối với lãi suất có thể mới thực sự định hình.
Nếu sức ép đó thể hiện, vai trò điều tiết vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng cần tính đến. Chưa nói, hiện các tổ chức tín dụng đang nắm trong tay cỡ khoảng 150.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt của VAMC mà chưa dùng đến qua kênh tái cấp vốn.
Từ đầu năm đến nay, một số ngân hàng thương mại đã nhiều lần điều chỉnh biểu lãi suất huy động VND. Các mức điều chỉnh có giảm, có tăng, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, tuy mục đích cơ cấu nguồn của mỗi thành viên.
Về tổng thể, đến nay, mặt bằng lãi suất huy động VND vẫn ổn định và chưa có thay đổi nào đáng chú ý.
Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố, hiện đã có những chuyển động gây sức ép đối với lãi suất.
“Lãi suất đang chịu sức ép do huy động của hệ thống tổ chức tín dụng tăng chậm hơn cho vay”, báo cáo đặt so sánh.
Cụ thể, tính đến 31/3/2015 tổng huy động chỉ đạt 4.557 nghìn tỷ đồng tăng 0,98% so với đầu năm; vốn huy động bằng VND tăng 1,9%, bằng ngoại tệ giảm 4,9%. Trong khi đó, tổng tín dụng đạt 3.826 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với đầu năm; cho vay bằng VND tăng 2,4%, cho vay bằng ngoại tệ giảm 0,9%.
Tăng trưởng huy động thấp trong khi tăng trưởng tín dụng khá đã làm tỷ lệ cho vay/huy động tăng nhẹ lên 84%, cao hơn mức 83% hồi tháng 12/2014. Đáng chú ý là tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ là 87%, cao hơn hẳn mức 83,4% cuối năm 2014, nguyên nhân do huy động tiền gửi ngoại tệ giảm 4,94% so với cuối năm 2014.
Tuy nhiên, các dữ liệu VnEconomy tập hợp lại có những khác biệt khá lớn.
Cụ thể, tổng dư nợ của hệ thống tính đến 31/3/2015 là 4.075.612 tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay so với huy động theo đó ở mức 89%. Con số này cao hơn nhiều so với mức 84% mà báo cáo trên đưa ra.
Có thể quy mô tổng dư nợ mà Ủy ban Giám sát tính đến chưa bao gồm các khoản trái phiếu, ủy thác… mà bản chất vẫn là tín dụng, dẫn đến chênh lệch số liệu khá lớn nói trên (?).
Cùng theo nguồn dữ liệu VnEconomy tập hợp, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tính riêng VND trong thời gian qua không có nhiều thay đổi, qua đó không có sức ép phát sinh từ đây đổi với lãi suất.
Tại thời điểm tháng 12/2014, LDR ở mức 89,12%, tại tháng 3/2015 là 89,27% và đến 27/5/2015 là 89,94%. Mức độ thay đổi của chỉ số này không đáng kể trong chuỗi thời gian qua, cũng là mức dễ chịu trong nhiều năm qua.
Tìm hiểu thêm ở đầu mối chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, trạng thái vốn khả dụng của toàn hệ thống hiện vẫn dư thừa; thậm chí nhà điều hành vẫn phải liên tục hút bớt tiền về. Sức ép đối với tăng lãi suất từ trạng thái này hiện cũng được loại trừ.
Điển hình như trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục hút ròng qua kênh tín phiếu, với quy mô tới 17.815 tỷ đồng. Trong tháng 5, nhà điều hành cũng đã phải hút ròng về 54.854 tỷ đồng qua thị trường mở, gồm 23.000 tỷ đồng qua kênh cầm cố và 31.854 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Khớp với diễn biến trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cũng liên tục giảm, đến cuối tuần qua đã rơi xuống mức kỷ lục trong khoảng một năm trở lại đây. Theo đó, sức ép đối với tăng lãi suất cũng không biểu hiện ở kênh này.
Vậy vì sao trạng thái vốn khả dụng của hệ thống vẫn dư thừa, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải liên tiếp hút bớt tiền về, lãi suất trên liên ngân hàng rơi xuống kỷ lục?
Diễn biến trên tưởng như mâu thuẫn với tăng trưởng tín dụng mạnh lên những tháng đầu năm này (đến 20/5 ước tăng 4,26%), song, như trên, tỷ lệ LDR vẫn chưa có biểu hiện bất thường và đột biến.
Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, điển hình như trong tháng 5 vừa qua, điểm khác biệt lớn nhất so với hai năm qua là các tổ chức tín dụng không nhồi mạnh vốn vào kênh trái phiếu Chính phủ nữa.
Nói cách khác, trái phiếu Chính phủ đã bớt chèn lấn, nguồn cung cho tín dụng nhiều hơn và góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng cho vay khá cao những tháng đầu năm nay. Đầu ra hẹp đi ở kênh trái phiếu, cung dồn nhiều hơn cho kênh tín dụng cũng là một yếu tố góp phần cạnh tranh lãi suất cho vay, ít nhất là tạo điều kiện bình ổn mặt bằng lãi suất cho vay.
Trong khi đầu ra là kênh trái phiếu hẹp đi, đầu vào lại càng dồn lên từ trái phiếu và tín phiếu đáo hạn. Trạng thái vốn khả dụng của hệ thống dư thừa cũng từ đây, bất chấp tăng trưởng huy động vốn thấp, hay sức ép tăng lãi suất huy động từ đây là không lớn.
Dĩ nhiên, các cân đối và việc “đong đếm” mức độ sức ép nói trên chỉ trong phạm vi ngắn hạn. Từ tháng 9-10, tín dụng vào mùa cao điểm, tình hình có thể thay đổi và sức ép đối với lãi suất có thể mới thực sự định hình.
Nếu sức ép đó thể hiện, vai trò điều tiết vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng cần tính đến. Chưa nói, hiện các tổ chức tín dụng đang nắm trong tay cỡ khoảng 150.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt của VAMC mà chưa dùng đến qua kênh tái cấp vốn.