Sukanto Tanoto, người giàu nhất Indonesia
Sự nghiệp của tỷ phú số một ở Indonesia này là một câu chuyện thú vị về tấm gương vượt khó để làm giàu
Sukanto Tanoto, người sáng lập Tập đoàn RGM International và một số công ty khác trong công nghiệp giấy, xây dựng, sản xuất dầu cọ, máy móc, được Tạp chí Forbes xếp vị trí người giàu nhất ở Indonesia năm 2008.
Tổng tài sản đến năm 2008 của doanh nhân 58 tuổi này là 2 tỷ USD. Sự nghiệp của ông là một câu chuyện thú vị về tấm gương vượt khó để làm giàu, và con đường đến thành công của một thương nhân tự lập hoàn toàn không dễ dàng.
Bỏ học sớm vì gánh nặng gia đình
Sukanto sinh ra tại thành phố Sumatran vào đúng ngày Giáng sinh năm 1949, trong một gia đình gốc Hoa đến từ thành phố Phúc Kiến. Mặc dù mang quốc tịch Indonesia, Sukanto Tanoto được bố mẹ cho đi học tại một trường Trung Quốc ở Indonesia, trường này không hề dạy tiếng Bahasa của người Indonesia.
17 tuổi, Sukanto Tanoto rời trường để tham gia vào công ty của bố khi công ty này có quá ít người và số lãi cũng chỉ đủ nuôi sống nhân viên. “Tôi học ở một trường học của người Trung Quốc. Tôi không được phép đến học tại một trường quốc gia của người Indonesia vì bố mẹ tôi là những người gốc Hoa. Tôi lớn lên với cái nhìn của mọi người xung quanh dành cho một trẻ em ngoại quốc”.
Sự ra đi khi còn đang là trụ cột gia đình của người bố đã đẩy hết gánh nặng lên vai người anh cả trong gia đình có 7 anh em trai.
Từ những năm đầu đi làm, Tanoto đã dành đến 16 tiếng một ngày để hoàn thành công việc được giao và tìm hướng phát triển công ty. Dần dần, ông chuyển công ty từ việc giao dịch, mua bán sang xây dựng đường ống dẫn khí đốt cho các quốc gia. Công ty gia đình của ông đã cất cánh mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1972, khi giá dầu tăng mạnh, nhờ đó, Sukanto trở thành tỷ phú trẻ của Indonesia.
Tanoto đã nhận ra rằng Indonesia đang xuất khẩu gỗ nguyên liệu cho Nhật và Đài Loan, để hai nước này sản xuất thành gỗ dán, nhưng sau đấy Indonesia lại nhập khẩu mặt hàng này với giá cao hơn rất nhiều. Tanoto tin rằng ông có thể sản xuất gỗ khúc thành gỗ dán ngay tại trong nước. Năm 1973, ông đưa RGM tham gia vào lĩnh vực gỗ dán. Ông đã thuyết phục Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia cho ông được xây dựng một nhà máy gỗ dán. Việc xây dựng nhà máy này được hoàn thành trong vỏn vẹn 10 tháng, nhanh hơn kế hoạch đến 4 tháng.
Tiếp theo sự thành công này, cùng với danh tiếng của Sukanto đang “nổi như cồn” trong lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ Indonesia yêu cầu ông tham gia vào ngành công nghiệp dầu cọ. Khi tham gia vào ngành công nghiệp này, ông nhanh chóng thiết lập một loạt hoạt động trong ngành từ trồng rừng đến tinh chế dầu cọ.
Sukanto Tanoto vẫn thấy nuối tiếc vì phải bỏ học sớm. Từ lâu, ông đã nhận thức được rằng tiếng Anh và các mối quan hệ toàn cầu sẽ rất quan trọng nếu ông muốn phát triển công việc kinh doanh toàn cầu. Do đó, Sukanto ra quyết tâm sẽ học tiếng Anh chăm chỉ và nghiêm túc.
Với lòng ham học, ông đã từng rời khỏi Jakarta vào giữa thập niên 1970 để đi học kinh doanh tại các trường Harvard, Wharton và Carnegie Mellon. Ông còn nổi tiếng với việc tận dụng tối đa thời gian trên máy bay khi đi công tác, để đọc về lịch sử và kinh tế học. Tanoto nhớ lại lần đầu tiên ra nước ngoài “các bạn cùng lớp của tôi đọc tài liệu chỉ trong nửa tiếng, trong khi tôi phải mất đến một tiếng rưỡi mới xong”.
“Con người, hành tinh và lợi nhuận”
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cũng tác động mạnh đến công ty của Sukanto. Tuy nhiên, vượt qua được khó khăn này, doanh nghiệp ông càng vững mạnh hơn và một trong những bài học có giá trị nhất mà Tanoto học được từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Công ty giấy Asia Pacific Resources International Holdings Limited của Tanoto, có một chương trình về trách nhiệm xã hội, hoạt động dựa trên một phương châm rất đơn giản “con người, hành tinh và lợi nhuận”.
Đây là một thành viên của tổ chức Hiệp ước Toàn cầu, thuộc Liên hợp quốc. Tổ chức này thúc đẩy mối quan hệ doanh nghiệp, các đối tác doanh nghiệp và thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), và là công ty duy nhất của Indonesia là thành viên của Hội đồng Kinh doanh thế giới vì sự phát triển ổn định (WBCSD). Tổ chức này hoạt động vì sự phát triển bền vững thông qua tăng trưởng kinh tế, cân bằng sinh thái và tiến bộ xã hội.
Các công ty của ông cũng đã có nhiều đóng góp cho sự bền vững môi trường và phát triển xã hội theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn hợp tác với Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã để bảo vệ rừng, động vật, phát hành các báo cáo về rừng, huấn luyện dân cư ven rừng về bảo vệ rừng, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của Tanoto trải rộng đến Trung Quốc, Brazil, Malaysia và Philippines. Các công ty của ông có đại lý bán hàng khắp nơi, số lượng nhân viên lên đến 50.000 người và có tổng tài sản trị giá đến 10 tỷ USD. 5 tập đoàn công nghiệp hoạt động độc lập. RGM International là tập đoàn cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và hỗ trợ cho những tập đoàn khác của Sukanto.
Asia Pacific Resources Holdings International Ltd (APRIL) là một trong những nhà sản xuất bột gỗ, giấy và giấy vệ sinh lớn nhất thế giới. Nhà máy sản xuất giấy vệ sinh của công ty này đặt tại Kerinci, thuộc tỉnh Riau của Indonesia. Nhà máy đang có chương trình mở rộng sản xuất giấy vệ sinh đến 2,8 triệu tấn/năm. Nhà máy này đã mở rộng hoạt động tại Trung Quốc và đã bắt tay vào phần 2 của dự án để xây dựng dây chuyền sản xuất giấy tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.
Một công ty khác của Sukanto là Sateri Interational Group cũng đã tăng gấp 3 công suất sản xuất xenlulô tại nhà máy ở Brazil lên 500.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất sợi xenlulô tại Giang Tây, Trung Quốc cũng đã xây dựng một dây chuyền sản xuất sợi viscose với nhiều sản phẩm khác nhau, có công suất lên đến 90.000 tấn/năm.
Ngoài ra, các công ty Pacific Oil & Gas, Asian Agri và PEC- Tech của ông cũng đang hoạt động rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năm 1984, Tanoto và gia đình sáng lập quỹ Tanoto, với mục tiêu giúp giảm nghèo và vì sự tiến bộ của loài người. Đây là một quỹ phi lợi nhuận, tập trung hỗ trợ những cộng đồng kém may mắn. Hoạt động của Quỹ bắt đầu tư Indonesia và mở rộng đến Singapore, Trung Quốc và các nước khác ở châu Mỹ.
Các chương trình của Tanoto được phân loại theo 4 chương trình chính: giáo dục, giảm nghèo, y tế và ngăn ngừa thảm họa.
Tại Indonesia, quỹ này đã cung cấp học bổng cho rất nhiều sinh viên, giáo viên để nâng cao kỹ năng của họ và xây dựng trường học, cung cấp trang thiết bị, sách vở cũng như thúc đẩy chăm sóc y tế.
Tổng tài sản đến năm 2008 của doanh nhân 58 tuổi này là 2 tỷ USD. Sự nghiệp của ông là một câu chuyện thú vị về tấm gương vượt khó để làm giàu, và con đường đến thành công của một thương nhân tự lập hoàn toàn không dễ dàng.
Bỏ học sớm vì gánh nặng gia đình
Sukanto sinh ra tại thành phố Sumatran vào đúng ngày Giáng sinh năm 1949, trong một gia đình gốc Hoa đến từ thành phố Phúc Kiến. Mặc dù mang quốc tịch Indonesia, Sukanto Tanoto được bố mẹ cho đi học tại một trường Trung Quốc ở Indonesia, trường này không hề dạy tiếng Bahasa của người Indonesia.
17 tuổi, Sukanto Tanoto rời trường để tham gia vào công ty của bố khi công ty này có quá ít người và số lãi cũng chỉ đủ nuôi sống nhân viên. “Tôi học ở một trường học của người Trung Quốc. Tôi không được phép đến học tại một trường quốc gia của người Indonesia vì bố mẹ tôi là những người gốc Hoa. Tôi lớn lên với cái nhìn của mọi người xung quanh dành cho một trẻ em ngoại quốc”.
Sự ra đi khi còn đang là trụ cột gia đình của người bố đã đẩy hết gánh nặng lên vai người anh cả trong gia đình có 7 anh em trai.
Từ những năm đầu đi làm, Tanoto đã dành đến 16 tiếng một ngày để hoàn thành công việc được giao và tìm hướng phát triển công ty. Dần dần, ông chuyển công ty từ việc giao dịch, mua bán sang xây dựng đường ống dẫn khí đốt cho các quốc gia. Công ty gia đình của ông đã cất cánh mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1972, khi giá dầu tăng mạnh, nhờ đó, Sukanto trở thành tỷ phú trẻ của Indonesia.
Tanoto đã nhận ra rằng Indonesia đang xuất khẩu gỗ nguyên liệu cho Nhật và Đài Loan, để hai nước này sản xuất thành gỗ dán, nhưng sau đấy Indonesia lại nhập khẩu mặt hàng này với giá cao hơn rất nhiều. Tanoto tin rằng ông có thể sản xuất gỗ khúc thành gỗ dán ngay tại trong nước. Năm 1973, ông đưa RGM tham gia vào lĩnh vực gỗ dán. Ông đã thuyết phục Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia cho ông được xây dựng một nhà máy gỗ dán. Việc xây dựng nhà máy này được hoàn thành trong vỏn vẹn 10 tháng, nhanh hơn kế hoạch đến 4 tháng.
Tiếp theo sự thành công này, cùng với danh tiếng của Sukanto đang “nổi như cồn” trong lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ Indonesia yêu cầu ông tham gia vào ngành công nghiệp dầu cọ. Khi tham gia vào ngành công nghiệp này, ông nhanh chóng thiết lập một loạt hoạt động trong ngành từ trồng rừng đến tinh chế dầu cọ.
Sukanto Tanoto vẫn thấy nuối tiếc vì phải bỏ học sớm. Từ lâu, ông đã nhận thức được rằng tiếng Anh và các mối quan hệ toàn cầu sẽ rất quan trọng nếu ông muốn phát triển công việc kinh doanh toàn cầu. Do đó, Sukanto ra quyết tâm sẽ học tiếng Anh chăm chỉ và nghiêm túc.
Với lòng ham học, ông đã từng rời khỏi Jakarta vào giữa thập niên 1970 để đi học kinh doanh tại các trường Harvard, Wharton và Carnegie Mellon. Ông còn nổi tiếng với việc tận dụng tối đa thời gian trên máy bay khi đi công tác, để đọc về lịch sử và kinh tế học. Tanoto nhớ lại lần đầu tiên ra nước ngoài “các bạn cùng lớp của tôi đọc tài liệu chỉ trong nửa tiếng, trong khi tôi phải mất đến một tiếng rưỡi mới xong”.
“Con người, hành tinh và lợi nhuận”
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cũng tác động mạnh đến công ty của Sukanto. Tuy nhiên, vượt qua được khó khăn này, doanh nghiệp ông càng vững mạnh hơn và một trong những bài học có giá trị nhất mà Tanoto học được từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Công ty giấy Asia Pacific Resources International Holdings Limited của Tanoto, có một chương trình về trách nhiệm xã hội, hoạt động dựa trên một phương châm rất đơn giản “con người, hành tinh và lợi nhuận”.
Đây là một thành viên của tổ chức Hiệp ước Toàn cầu, thuộc Liên hợp quốc. Tổ chức này thúc đẩy mối quan hệ doanh nghiệp, các đối tác doanh nghiệp và thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), và là công ty duy nhất của Indonesia là thành viên của Hội đồng Kinh doanh thế giới vì sự phát triển ổn định (WBCSD). Tổ chức này hoạt động vì sự phát triển bền vững thông qua tăng trưởng kinh tế, cân bằng sinh thái và tiến bộ xã hội.
Các công ty của ông cũng đã có nhiều đóng góp cho sự bền vững môi trường và phát triển xã hội theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn hợp tác với Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã để bảo vệ rừng, động vật, phát hành các báo cáo về rừng, huấn luyện dân cư ven rừng về bảo vệ rừng, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của Tanoto trải rộng đến Trung Quốc, Brazil, Malaysia và Philippines. Các công ty của ông có đại lý bán hàng khắp nơi, số lượng nhân viên lên đến 50.000 người và có tổng tài sản trị giá đến 10 tỷ USD. 5 tập đoàn công nghiệp hoạt động độc lập. RGM International là tập đoàn cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và hỗ trợ cho những tập đoàn khác của Sukanto.
Asia Pacific Resources Holdings International Ltd (APRIL) là một trong những nhà sản xuất bột gỗ, giấy và giấy vệ sinh lớn nhất thế giới. Nhà máy sản xuất giấy vệ sinh của công ty này đặt tại Kerinci, thuộc tỉnh Riau của Indonesia. Nhà máy đang có chương trình mở rộng sản xuất giấy vệ sinh đến 2,8 triệu tấn/năm. Nhà máy này đã mở rộng hoạt động tại Trung Quốc và đã bắt tay vào phần 2 của dự án để xây dựng dây chuyền sản xuất giấy tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.
Một công ty khác của Sukanto là Sateri Interational Group cũng đã tăng gấp 3 công suất sản xuất xenlulô tại nhà máy ở Brazil lên 500.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất sợi xenlulô tại Giang Tây, Trung Quốc cũng đã xây dựng một dây chuyền sản xuất sợi viscose với nhiều sản phẩm khác nhau, có công suất lên đến 90.000 tấn/năm.
Ngoài ra, các công ty Pacific Oil & Gas, Asian Agri và PEC- Tech của ông cũng đang hoạt động rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năm 1984, Tanoto và gia đình sáng lập quỹ Tanoto, với mục tiêu giúp giảm nghèo và vì sự tiến bộ của loài người. Đây là một quỹ phi lợi nhuận, tập trung hỗ trợ những cộng đồng kém may mắn. Hoạt động của Quỹ bắt đầu tư Indonesia và mở rộng đến Singapore, Trung Quốc và các nước khác ở châu Mỹ.
Các chương trình của Tanoto được phân loại theo 4 chương trình chính: giáo dục, giảm nghèo, y tế và ngăn ngừa thảm họa.
Tại Indonesia, quỹ này đã cung cấp học bổng cho rất nhiều sinh viên, giáo viên để nâng cao kỹ năng của họ và xây dựng trường học, cung cấp trang thiết bị, sách vở cũng như thúc đẩy chăm sóc y tế.