Ngày 6/5, Anh và Ấn Độ nhất trí ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương mang tính bước ngoặt với cả hai nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng trên toàn cầu...
Tiếp theo thành tích dẫn đầu cả nước về Chỉ số Cải cách hành chính PAR Index 2024, chiều 8/4 thành phố Hải Phòng tiếp tục được nhận bằng khen của Thủ tướng về thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024...
Việc đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do, thu hút đầu tư nước ngoài… là bước đi cần thiết. Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng thời gian tới cần nâng cao năng lực hội nhập của nền kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa nền kinh tế thông qua thu hút đầu tư FDI có chọn lọc và ký kết mới cũng như là nâng cấp các hiệp định thương mại tự do đã có ở những thị trường tiềm năng...
4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu có xu hướng phục hồi mạnh mẽ. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa cơ hội xuất khẩu từ các FTA, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng…
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thông báo khởi động đàm phán FTA giữa ba bên vào tháng 11/2012. Tuy nhiên, quá trình này tạm dừng sau vòng thứ 16 diễn ra vào tháng 11/2019...
Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Chính phủ và các bộ, ngành, đã ban hành các chính sách tài khóa, giúp đa dạng hóa nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn nhiều khó khăn… đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ hơn của các bên liên quan...
Từ thực tiễn thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong FTA thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế xã hội bền vững...
Ngành giầy dép và túi xách năm 2022 dù gặp nhiều khó khăn vào những tháng cuối năm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn vượt mục tiêu 25 tỷ USD. Tuy nhiên, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng này trong năm 2023 sẽ là thách thức không nhỏ do phải chịu tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan...
Tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để lấp dần khoảng trống do phần cung thiếu hụt, chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng hàm lượng sáng tạo…, ngành dệt may đặt mục tiêu vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu...
“Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có xu hướng giảm (từ mức kỷ lục 39,7% năm 2017 giảm dầnxuống mức 32,7% năm 2021) và diễn tiến không ổn định với từng hiệp định. Điều này cho thấy các doanh nghiệp dường như chưa có chiến lược ổn định cho việc tận dụng các ưu đãi”, TS. Nguyễn Thị Thu TrangGiám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI cho biết.
Các địa phương đã rất nỗ lực trong hỗ trợ doanh nghiệp làm quen và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA. Tuy nhiên, dư địa để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa…