Tám giải pháp cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ
Để phát triển bền vững hơn trong tương lai, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cần có các giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại
Ba năm qua, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 1/6/2004 "Về một số giải pháp phát triển ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ", ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ (gọi tắt là ngành gỗ) đã có những thành tựu vượt bậc.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững hơn trong tương lai, cần có các giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại.
Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển cũng đã xác định 5 vấn đề lớn, là: nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất chế biến; nguồn nhân lực; công nghệ chế biến; thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu; hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư.
Phát triển chưa vững chắcvà còn nhiều cản trở
Tại Hội nghị "Phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam" do Bộ Thương mại tổ chức (tại Tp.HCM, ngày 8/6), lãnh đạo các Bộ Thương mại, Công nghiệp, đều khẳng định những thành tựu vượt trội mà ngành gỗ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua: có tốc độ phát triển cao, và là một trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Chỉ trong 6 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng gần 10 lần, từ 219 triệu USD năm 2000, đã tăng lên 1,93 tỷ USD năm 2006.
Điểm mốc là năm 2004 đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2003; và tốc độ tăng trưởng cao vẫn tiếp tục duy trì với mức tăng 35% năm 2005, và 24,5% năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 1,93 tỷ USD, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2003, đã đưa nước ta vượt Indonesia, Thái Lan để trở thành 1 trong 2 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á (xấp xỉ bằng với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Malaysia là 1,98 tỷ USD). Năm 2007, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ đạt mức 2,6 tỷ USD, và như thế là đã về đích trước 4 năm, so với mục tiêu đề ra trong Chỉ thị 19 là đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ đạt 2 tỷ USD!
Sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng đã có mặt tại gần 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng tập trung vào 3 thị trường lớn là: Hoa Kỳ: năm 2006 đạt 744 triệu USD, tăng 6,5 lần so với năm 2003, chiếm 39% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và 6,9% thị phần Hoa Kỳ; EU: kim ngạch năm 2006 khoảng 500 triệu USD, tăng 3 lần so với 2003, chiếm khoảng 26% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam; Nhật Bản: năm 2006 đạt 286 triệu USD, tăng 2 lần so với 2003...
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, thì: hầu hết các doanh nghiệp ngành gỗ đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số có thể xuất khẩu 100 container mỗi tháng trở lên hoặc có diện tích rừng trên 10 ha là rất ít. Điều này, hẳn là sẽ hạn chế nếu không muốn nói là không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Bên cạnh quy mô sản xuất nhỏ, hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam tự tìm kiếm khách hàng cho mình, dẫn đến tình trạng dìm giá giành hợp đồng đã làm cho thị trường xuất khẩu mất ổn định, thiệt thòi chung cho nền kinh tế.
Tồn tại đầu tiên và lớn nhất được nhiều người thừa nhận là, nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam thiếu trầm trọng. Hàng năm phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm. Năm 2006, để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Còn nguyên liệu trong nước? Do công tác quy hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, sản lượng gỗ khai thác phục vụ chế biến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới chế biến gỗ chưa có sự thống nhất để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ vốn đã khan hiếm. Bất cập nữa là ngành gỗ hiện quá thiếu cả công nhân lành nghề và cán bộ quản lý, nên hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp.
Giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2010 và 2020
Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 là 5,56 tỷ USD như chiến lược xuất khẩu của Bộ Thương mại đề ra, và đạt 7 tỷ USSD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Thương mại đề xuất các biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Một là, tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh. Chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam...
Ba là, tập trung mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức khác để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Bốn là, thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Năm là, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Sáu là, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam...
Bảy là, nâng cao vai trò Hiệp hội lâm sản Việt Nam và các Hiệp hội chế biến xuất khẩu đồ gỗ địa phương. Nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp, từng bước thực hiện sự phân công hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng.
Cuối cùng là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế...
Tuy nhiên, để phát triển bền vững hơn trong tương lai, cần có các giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại.
Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển cũng đã xác định 5 vấn đề lớn, là: nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất chế biến; nguồn nhân lực; công nghệ chế biến; thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu; hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư.
Phát triển chưa vững chắcvà còn nhiều cản trở
Tại Hội nghị "Phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam" do Bộ Thương mại tổ chức (tại Tp.HCM, ngày 8/6), lãnh đạo các Bộ Thương mại, Công nghiệp, đều khẳng định những thành tựu vượt trội mà ngành gỗ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua: có tốc độ phát triển cao, và là một trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Chỉ trong 6 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng gần 10 lần, từ 219 triệu USD năm 2000, đã tăng lên 1,93 tỷ USD năm 2006.
Điểm mốc là năm 2004 đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2003; và tốc độ tăng trưởng cao vẫn tiếp tục duy trì với mức tăng 35% năm 2005, và 24,5% năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 1,93 tỷ USD, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2003, đã đưa nước ta vượt Indonesia, Thái Lan để trở thành 1 trong 2 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á (xấp xỉ bằng với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Malaysia là 1,98 tỷ USD). Năm 2007, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ đạt mức 2,6 tỷ USD, và như thế là đã về đích trước 4 năm, so với mục tiêu đề ra trong Chỉ thị 19 là đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ đạt 2 tỷ USD!
Sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng đã có mặt tại gần 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng tập trung vào 3 thị trường lớn là: Hoa Kỳ: năm 2006 đạt 744 triệu USD, tăng 6,5 lần so với năm 2003, chiếm 39% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và 6,9% thị phần Hoa Kỳ; EU: kim ngạch năm 2006 khoảng 500 triệu USD, tăng 3 lần so với 2003, chiếm khoảng 26% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam; Nhật Bản: năm 2006 đạt 286 triệu USD, tăng 2 lần so với 2003...
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, thì: hầu hết các doanh nghiệp ngành gỗ đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số có thể xuất khẩu 100 container mỗi tháng trở lên hoặc có diện tích rừng trên 10 ha là rất ít. Điều này, hẳn là sẽ hạn chế nếu không muốn nói là không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Bên cạnh quy mô sản xuất nhỏ, hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam tự tìm kiếm khách hàng cho mình, dẫn đến tình trạng dìm giá giành hợp đồng đã làm cho thị trường xuất khẩu mất ổn định, thiệt thòi chung cho nền kinh tế.
Tồn tại đầu tiên và lớn nhất được nhiều người thừa nhận là, nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam thiếu trầm trọng. Hàng năm phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm. Năm 2006, để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Còn nguyên liệu trong nước? Do công tác quy hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, sản lượng gỗ khai thác phục vụ chế biến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới chế biến gỗ chưa có sự thống nhất để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ vốn đã khan hiếm. Bất cập nữa là ngành gỗ hiện quá thiếu cả công nhân lành nghề và cán bộ quản lý, nên hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp.
Giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2010 và 2020
Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 là 5,56 tỷ USD như chiến lược xuất khẩu của Bộ Thương mại đề ra, và đạt 7 tỷ USSD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Thương mại đề xuất các biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Một là, tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh. Chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam...
Ba là, tập trung mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức khác để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Bốn là, thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Năm là, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Sáu là, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam...
Bảy là, nâng cao vai trò Hiệp hội lâm sản Việt Nam và các Hiệp hội chế biến xuất khẩu đồ gỗ địa phương. Nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp, từng bước thực hiện sự phân công hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng.
Cuối cùng là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế...