Nhiều năm trở lại đây, khu vực trước Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình đã trở thành chợ hoa, cây cảnh khổng lồ. Tại đây, lan hồ điệp là một trong những mặt hàng được ưu tiên bố trí ở vị trí đẹp và rộng nhất.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid -19 nhưng người Hà Nội vẫn dành một khoản chi phí lớn để chơi hoa lan. Chính vì vậy, những công nhân cắm lan, trang chí chậu lan có tay nghề cao thường có được nguồn thu nhập rất tốt trong dịp Tết.
Từ nhiều năm nay, khu vực trước cửa Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trở thành chợ hoa, cây cảnh mỗi dịp tết đến, xuân về.
Từ khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12, những nhà bạt bày bán lan đã được dựng lên và quy tụ hàng chục thợ cắm lan hối hả làm việc cả ngày lẫn đêm.
Hàng ngày, anh Nguyễn Văn Hùng, một người có tay nghề cao trong việc cắm, trang trí chậu lan bắt đầu công việc từ 8 giờ sáng và chỉ nghỉ vào khoảng 9 – 10 giờ tối. Với kinh nghiệm làm việc hơn 10 năm của mình, thu nhập của anh Hùng đạt mức 4 – 5 triệu đồng 1 ngày.
Khác với những nghề khác, anh Hùng chỉ làm việc 3 vụ/năm. Đó là vào các dịp 8/3, 20/11 và Tết Nguyên đán. Trong đó, vụ Tết Nguyên đán là vụ có thời gian làm việc lâu nhất, thường kéo dài cả tháng, những dịp khác công việc chỉ kéo dài vài ba ngày.
Không chỉ trực tiếp làm việc, anh Hùng còn quản lý đội thợ cắm hoa 20 người. Anh Hùng phân công 8 người làm việc cùng anh ở điểm bán Lannia Mỹ Đình, số còn lại rải rác ở các điểm kinh doanh lan hồ điệp khác ở Tây Hồ và Long Biên.
Mức thu nhập của anh Hùng là niềm mơ ước của nhiều người, trong đó có anh Lê Xuân Tú (Chấn Yên, Yên Bái), 1 thợ cắm hoa mới vào nghề, đang làm việc cho thương hiệu Dương Hồ Điệp.
“Thường thì được khoán 15 nghìn/cành nhưng mới bắt đầu công việc từ hơn 10 ngày nay nên tôi cũng không dám đòi hỏi. Cứ làm thôi, người ta trả bao nhiêu thì trả”, anh Sơn cho biết khi được hỏi về mức thu nhập của mình.
Những người thợ cắm hoa như anh Sơn, anh Hùng là tương đối đặc biệt, đa phần những người thợ cắm lan ở Mỹ Đình nói riêng và ở những điểm kinh doanh lan hồ điệp vụ Tết nói chung đều có mức thu nhập ổn đình 2 – 3 triệu đồng/ngày. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Bá Phúc (Tây Hồ, Hà Nội), thợ cắm lan đang làm việc cho thương hiệu Dương Hồ Điệp.
Sở hữu một cửa hàng bán hoa ở đường Bưởi, Tây Hồ, anh Phúc coi công việc cắm lan Hồ điệp là dịp để kiếm thêm thu nhập.
“Nghề cắm hoa không ai dạy ai mà tự mỗi người có cái nhìn và cảm nhận khác nhau. Để làm được nghề, trước hết phải yêu hoa, cẩn thận và học hỏi không ngừng”, anh Phúc cho biết.
Cũng có cùng thâm niên làm việc 5 năm giống như anh Phúc, anh Nguyễn Văn Sơn (Chấn Yên, Yên Bái) cũng có thể cắm được hơn 100 đến 200 cành lan/ngày. Anh Bắc có mức thu nhập khoảng 1,5 – 3 triệu đồng/ngày.
Anh Sơn chính là 1 thành viên thuộc đội thợ cắm lan do anh Hùng quản lý.
Vì làm việc theo chế độ khoán thu nhập nên những người thợ cắm lan có thể chủ động hoàn toàn trong thời gian làm việc, họ có thể lựa chọn làm việc hoặc nghỉ ngơi tùy vào tình trạng sức khỏe của mình.
Hàng trăm chậu lan to đẹp, hoành tráng đang bày bán trong những nhà bạt dựng tạm như thế này là thành quả lao động của những người thợ cắm hoa như anh Hùng, Tú, Phúc, Sơn từ hơn 10 ngày nay.
Để tạo ra được 1 chậu lan, thông thường người thợ cắm hoa mất khoảng 3- 4 tiếng. Nhưng để tạo ra được những chậu hoa tạo dáng cầu kỳ như thế này, phải là những người thợ lành nghề và cũng phải mất đến hàng chục tiếng đồng hồ.
Giá bán mỗi chậu lan từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Chưa phải là thời gian cao điểm nhưng những cửa hàng bán lan đã thu hút khá nhiều người đến xem.
Năm nay, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng theo nhiều chủ vựa lan, người Hà Nội vẫn sẽ "xuống tiền" để đưa những chậu lan khủng về đón Tết