Techcombank, nhìn từ tăng và giảm…
Với kết quả và định hướng hoạt động chi tiết, người quan tâm có điều kiện để nhìn Techcombank ở những chuyển động cụ thể hơn
Trước thềm đại hội cổ đông, kết quả và định hướng hoạt động được công bố chi tiết, người quan tâm có điều kiện để nhìn Techcombank ở những chuyển động cụ thể hơn…
Năm 2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đánh dấu sự phát triển ấn tượng ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng, cũng ở chỉ tiêu này, năm 2012, xét ở tốc độ tăng trưởng lại có thể là sự giảm tốc, thận trọng trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung.
Năm 2011, lợi nhuận của Techcombank đạt kỷ lục 4.221 tỷ đồng, tăng trưởng tới 54% so với năm 2010. Con số này giúp tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tăng lên 28,87% (năm 2010 là 24,8%), là một trong những thành viên hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng xét theo chỉ số này.
Trong những phát biểu trước đây, các lãnh đạo cấp cao của Techcombank thường nhấn mạnh rằng, con số lợi nhuận tạo được những năm gần đây không lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng; thay vào đó là sự gia tăng ở nguồn thu phi tín dụng với tỷ trọng trong cơ cấu lợi nhuận dẫn đầu hệ thống (từ 30% - 40%).
Với quan điểm đó, Tổng giám đốc Techcombank, ông Simon Morris cho biết: Techcombank không quá đẩy nhanh lợi nhuận vào tín dụng, thậm chí chiến lược đề ra là thận trọng trong những năm vừa qua. Đơn cử, việc luôn giữ tỷ lệ cho vay trên huy động ở mức thấp so với mặt bằng chung hệ thống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, đến khả năng tạo lãi, nhưng đổi lại là sự chủ động dự phòng thanh khoản - khó khăn luôn thường trực trong hệ thống những năm gần đây. Chủ động được thanh khoản là chủ động được điều kiện để nắm bắt các cơ hội kinh doanh khác.
Và năm 2011, năm thứ hai liên tiếp tỷ lệ cho vay trên huy động của Techcombank chỉ xoay quanh mức 65%, trong khi của hệ thống nói chung có những thời điểm vượt trên 100% và hiện vẫn ở mức cao (theo dữ liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố mới đây).
Bước sang năm 2012, Techcombank tiếp tục thận trọng. Điều này lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại, hay đúng hơn là “chủ động giảm tốc” do dự tính trước những thách thức của môi trường kinh doanh trong năm 2012. Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trình đại hội cổ đông sắp tới là 5.300 tỷ đồng, tăng trưởng 25,6%, thấp hơn nhiều so với 54% vừa đạt được hay mức bình quân 35% trong ba năm qua.
Môi trường kinh doanh dự tính vẫn nhiều khó khăn. Còn với riêng hoạt động ngân hàng, trước hết là ở cạnh tranh huy động vốn, được dự báo là sẽ tiếp tục khốc liệt. Sự khốc liệt đó cũng đã thể hiện rõ trong sự sụt giảm của nhiều ngân hàng thương mại trong năm 2011 vừa qua. Hay tại Techcombank, lần đầu tiên sau nhiều năm, huy động vốn từ dân cư sụt giảm khá mạnh, giảm 6,7% và chỉ hoàn thành 74% kế hoạch năm. Nguyên do chủ yếu từ diễn biến căng thẳng của lạm phát, sự biến động mạnh của tỷ giá và giá vàng, …
Nhưng ngược lại, huy động vốn từ tổ chức của Techcombank năm rồi lại tăng trưởng rất mạnh. Và dấu ấn khác biệt nằm ở đây.
Năm 2011, tại khá nhiều ngân hàng thương mại, kể cả ngân hàng quốc doanh lớn, không những chỉ tiêu tăng trưởng không thành mà còn chứng kiến sự sụt giảm của dòng vốn từ tổ chức. Có những lý giải khác nhau, do cơ chế trần lãi suất và những xáo trộn trên thị trường, do kinh tế khó khăn và nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp hạn chế… Còn tại Techcombank là con số tăng trưởng tới 65%.
Thực tế hoạt động của các ngân hàng những năm 2010 - 2011 cho thấy, nếu dòng vốn dân cư ngày càng nhạy hơn với những và xáo trộn của lãi suất, thì dòng vốn từ tổ chức lại có xu hướng tìm đến và gắn bó với những giá trị liên kết của dịch vụ. Yếu tố để doanh nghiệp quyết định gửi tiền vào một ngân hàng đang phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng dịch vụ, các gói sản phẩm đa dạng, tiện ích và có tính tương tác cao, chứ không hẳn chỉ là lãi suất. Trong xu hướng đó, Techcombank có nhiều lợi thế.
Đây là ngân hàng sớm và nhanh trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ cho phát triển sản phẩm, đi đầu trong khả năng tạo được tính tương tác cao giữa các sản phẩm - dịch vụ để nâng giá trị gia tăng cho khách hàng. Ưu thế đó được khách hàng thừa nhận, được đối thủ cạnh tranh dè chừng, hay thậm chí là đích ngắm để so bì trên thị trường những năm gần đây… Điều này cũng giải thích vì sao lượng khách hàng doanh nghiệp đã liên tục gia tăng nhanh chóng, từ 28.000 năm 2009 lên 45.252 năm 2010 và năm 2011 đạt 66.152 khách hàng; hay tương ứng là con số 1.211.200, lên 1.767.642 rồi đến 2.328.549 ở lượng khách hàng cá nhân.
Nền tảng khách hàng đó cùng với xu hướng gia tăng đang thể hiện là cơ sở để Techcombank xác định chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn tới 50% năm 2012, bên cạnh mục tiêu khôi phục lại sức tăng trưởng của dòng tiền gửi dân cư. Tăng trưởng huy động cũng là chỉ tiêu cao nhất mà ngân hàng này trình đại hội cổ đông sắp tới, cùng với kế hoạch đưa tổng tài sản lên 223.421 tỷ đồng (tăng 24%), dư nợ đạt 97.452 tỷ đồng (tăng 17%) và lợi nhuận trước thuế 5.300 tỷ đồng (tăng 25,6%)…
Các chỉ tiêu, dĩ nhiên là đã được tính toán ở tính khả thi, cho thấy sự thận trọng nhất định trong một năm kinh doanh mới, nhưng cũng tiếp tục hứa hẹn một hướng tăng trưởng bền vững và hiệu quả của “Tech”.
Năm 2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đánh dấu sự phát triển ấn tượng ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng, cũng ở chỉ tiêu này, năm 2012, xét ở tốc độ tăng trưởng lại có thể là sự giảm tốc, thận trọng trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung.
Năm 2011, lợi nhuận của Techcombank đạt kỷ lục 4.221 tỷ đồng, tăng trưởng tới 54% so với năm 2010. Con số này giúp tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tăng lên 28,87% (năm 2010 là 24,8%), là một trong những thành viên hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng xét theo chỉ số này.
Trong những phát biểu trước đây, các lãnh đạo cấp cao của Techcombank thường nhấn mạnh rằng, con số lợi nhuận tạo được những năm gần đây không lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng; thay vào đó là sự gia tăng ở nguồn thu phi tín dụng với tỷ trọng trong cơ cấu lợi nhuận dẫn đầu hệ thống (từ 30% - 40%).
Với quan điểm đó, Tổng giám đốc Techcombank, ông Simon Morris cho biết: Techcombank không quá đẩy nhanh lợi nhuận vào tín dụng, thậm chí chiến lược đề ra là thận trọng trong những năm vừa qua. Đơn cử, việc luôn giữ tỷ lệ cho vay trên huy động ở mức thấp so với mặt bằng chung hệ thống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, đến khả năng tạo lãi, nhưng đổi lại là sự chủ động dự phòng thanh khoản - khó khăn luôn thường trực trong hệ thống những năm gần đây. Chủ động được thanh khoản là chủ động được điều kiện để nắm bắt các cơ hội kinh doanh khác.
Và năm 2011, năm thứ hai liên tiếp tỷ lệ cho vay trên huy động của Techcombank chỉ xoay quanh mức 65%, trong khi của hệ thống nói chung có những thời điểm vượt trên 100% và hiện vẫn ở mức cao (theo dữ liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố mới đây).
Bước sang năm 2012, Techcombank tiếp tục thận trọng. Điều này lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại, hay đúng hơn là “chủ động giảm tốc” do dự tính trước những thách thức của môi trường kinh doanh trong năm 2012. Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trình đại hội cổ đông sắp tới là 5.300 tỷ đồng, tăng trưởng 25,6%, thấp hơn nhiều so với 54% vừa đạt được hay mức bình quân 35% trong ba năm qua.
Môi trường kinh doanh dự tính vẫn nhiều khó khăn. Còn với riêng hoạt động ngân hàng, trước hết là ở cạnh tranh huy động vốn, được dự báo là sẽ tiếp tục khốc liệt. Sự khốc liệt đó cũng đã thể hiện rõ trong sự sụt giảm của nhiều ngân hàng thương mại trong năm 2011 vừa qua. Hay tại Techcombank, lần đầu tiên sau nhiều năm, huy động vốn từ dân cư sụt giảm khá mạnh, giảm 6,7% và chỉ hoàn thành 74% kế hoạch năm. Nguyên do chủ yếu từ diễn biến căng thẳng của lạm phát, sự biến động mạnh của tỷ giá và giá vàng, …
Nhưng ngược lại, huy động vốn từ tổ chức của Techcombank năm rồi lại tăng trưởng rất mạnh. Và dấu ấn khác biệt nằm ở đây.
Năm 2011, tại khá nhiều ngân hàng thương mại, kể cả ngân hàng quốc doanh lớn, không những chỉ tiêu tăng trưởng không thành mà còn chứng kiến sự sụt giảm của dòng vốn từ tổ chức. Có những lý giải khác nhau, do cơ chế trần lãi suất và những xáo trộn trên thị trường, do kinh tế khó khăn và nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp hạn chế… Còn tại Techcombank là con số tăng trưởng tới 65%.
Thực tế hoạt động của các ngân hàng những năm 2010 - 2011 cho thấy, nếu dòng vốn dân cư ngày càng nhạy hơn với những và xáo trộn của lãi suất, thì dòng vốn từ tổ chức lại có xu hướng tìm đến và gắn bó với những giá trị liên kết của dịch vụ. Yếu tố để doanh nghiệp quyết định gửi tiền vào một ngân hàng đang phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng dịch vụ, các gói sản phẩm đa dạng, tiện ích và có tính tương tác cao, chứ không hẳn chỉ là lãi suất. Trong xu hướng đó, Techcombank có nhiều lợi thế.
Đây là ngân hàng sớm và nhanh trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ cho phát triển sản phẩm, đi đầu trong khả năng tạo được tính tương tác cao giữa các sản phẩm - dịch vụ để nâng giá trị gia tăng cho khách hàng. Ưu thế đó được khách hàng thừa nhận, được đối thủ cạnh tranh dè chừng, hay thậm chí là đích ngắm để so bì trên thị trường những năm gần đây… Điều này cũng giải thích vì sao lượng khách hàng doanh nghiệp đã liên tục gia tăng nhanh chóng, từ 28.000 năm 2009 lên 45.252 năm 2010 và năm 2011 đạt 66.152 khách hàng; hay tương ứng là con số 1.211.200, lên 1.767.642 rồi đến 2.328.549 ở lượng khách hàng cá nhân.
Nền tảng khách hàng đó cùng với xu hướng gia tăng đang thể hiện là cơ sở để Techcombank xác định chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn tới 50% năm 2012, bên cạnh mục tiêu khôi phục lại sức tăng trưởng của dòng tiền gửi dân cư. Tăng trưởng huy động cũng là chỉ tiêu cao nhất mà ngân hàng này trình đại hội cổ đông sắp tới, cùng với kế hoạch đưa tổng tài sản lên 223.421 tỷ đồng (tăng 24%), dư nợ đạt 97.452 tỷ đồng (tăng 17%) và lợi nhuận trước thuế 5.300 tỷ đồng (tăng 25,6%)…
Các chỉ tiêu, dĩ nhiên là đã được tính toán ở tính khả thi, cho thấy sự thận trọng nhất định trong một năm kinh doanh mới, nhưng cũng tiếp tục hứa hẹn một hướng tăng trưởng bền vững và hiệu quả của “Tech”.