Tết Canh Dần: Giá cả chỉ “nhích” nhẹ?
Nhu cầu và giá nhiều mặt hàng thường tăng trong dịp Tết, nhưng Tết Canh Dần sắp tới, theo dự báo giá hàng hóa chỉ “nhích” nhẹ
Nhu cầu và giá nhiều mặt hàng thường tăng trong dịp Tết, nhưng Tết Canh Dần sắp tới, theo dự báo giá hàng hóa chỉ “nhích” nhẹ.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, được tổ chức sáng 23/10, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng: hiện nay giá hầu hết các mặt hàng đều đã đứng ở mức cao, vì vậy nếu không có những bất thường về thời tiết, những tháng cuối năm giá cả sẽ không có biến động lớn.
Cùng chung ý kiến trên, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart cho hay do các siêu thị, cửa hàng lớn đều đã có kế hoạch chuẩn bị hàng bán trong dịp Tết trước khoảng 3 tháng nên giá hàng hóa nhìn chung tương đối ổn định, nếu có tăng cũng là không đáng kể.
Nói về công tác chuẩn bị hàng Tết, ông Trương Minh Thanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) “tiết lộ”: theo kế hoạch, Hapro và các đơn vị thành viên sẽ dự trữ 650 tấn gạo các loại; 630 tấn thịt gia súc, gia cầm; 840 tấn thực phẩm chế biến các loại; 338 tấn thủy hải sản; 26,6 triệu quả trứng gia cầm với tổng giá trị khoảng 400 tỷ đồng.
Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Tết tại Hà Nội sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm khoảng 20% và ước đạt khoảng 12.000 tỷ đồng/tháng.
Nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu đều tăng, cụ thể thịt gia súc, gia cầm trong tháng Tết có thể lên tới 12.000 tấn (tăng 2.000 tấn so với mức thông thường); thịt trâu, bò khoảng 3.000 tấn; thịt gia cầm 6.000 tấn; hải sản tươi, đông lạnh khoảng 5.000 tấn; rau của quả tăng mạnh từ 75.000 tấn lên 90.000 tấn….
Mới đây, liên sở Tài chính - Công Thương Hà Nội đã trình Ủy ban Nhân dân thành phố đề xuất tạm ứng 250 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp dự trữ hàng Tết. Khi kế hoạch được thông qua, dự kiến ngày 15/11/2009, các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá sẽ nhận được tiền tạm ứng.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, được tổ chức sáng 23/10, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng: hiện nay giá hầu hết các mặt hàng đều đã đứng ở mức cao, vì vậy nếu không có những bất thường về thời tiết, những tháng cuối năm giá cả sẽ không có biến động lớn.
Cùng chung ý kiến trên, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart cho hay do các siêu thị, cửa hàng lớn đều đã có kế hoạch chuẩn bị hàng bán trong dịp Tết trước khoảng 3 tháng nên giá hàng hóa nhìn chung tương đối ổn định, nếu có tăng cũng là không đáng kể.
Nói về công tác chuẩn bị hàng Tết, ông Trương Minh Thanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) “tiết lộ”: theo kế hoạch, Hapro và các đơn vị thành viên sẽ dự trữ 650 tấn gạo các loại; 630 tấn thịt gia súc, gia cầm; 840 tấn thực phẩm chế biến các loại; 338 tấn thủy hải sản; 26,6 triệu quả trứng gia cầm với tổng giá trị khoảng 400 tỷ đồng.
Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Tết tại Hà Nội sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm khoảng 20% và ước đạt khoảng 12.000 tỷ đồng/tháng.
Nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu đều tăng, cụ thể thịt gia súc, gia cầm trong tháng Tết có thể lên tới 12.000 tấn (tăng 2.000 tấn so với mức thông thường); thịt trâu, bò khoảng 3.000 tấn; thịt gia cầm 6.000 tấn; hải sản tươi, đông lạnh khoảng 5.000 tấn; rau của quả tăng mạnh từ 75.000 tấn lên 90.000 tấn….
Mới đây, liên sở Tài chính - Công Thương Hà Nội đã trình Ủy ban Nhân dân thành phố đề xuất tạm ứng 250 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp dự trữ hàng Tết. Khi kế hoạch được thông qua, dự kiến ngày 15/11/2009, các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá sẽ nhận được tiền tạm ứng.