Thái Lan cho phép nhập cảnh miễn cách ly với khách từ 46 quốc gia, vùng lãnh thổ
Với quyết định mới của Chính phủ Thái Lan, số quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách được miễn cách ly tại Thái Lan tăng đáng kể so với con số 10 nước công bố trước đó...
Theo tin từ Nikkei Asia, Thái Lan vừa thông báo sẽ cho phép nhập cảnh miễn cách ly với người đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ ngày 1/11. Đây là động thái nằm trong nỗ lực hồi sinh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt và đại dịch Covid-19.
Với quyết định này, số quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách được miễn cách ly tại Thái Lan tăng đáng kể so với con số 10 nước công bố trước đó.
46 quốc gia và vùng lãnh thổ này bao gồm: Australia, Áo, Bahrain, Bỉ, Bhutan, Brunei, Bulgaria, Campuchia, Canada, Chile, Trung Quốc, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Latvia, Lithuania, Malaysia, Malta, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Saudi Arabia, Singapore, Slovenia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Anh, Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc).
"Nếu muốn thu hút nhiều du khach quốc tế để kích cầu du lịch và các hoạt động kinh doanh liên quan tới du lịch, chúng ta phải chủ động”, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha chia sẻ trên Facebook hôm 21/10. “Tôi vui mừng thông báo rằng chúng ta sẽ tăng số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ dịch bệnh thấp được phép nhập cảnh miễn các ly vào Thái Lan lên 46”.
Dù được miễn cách ly, du khách vẫn phải tiêm đủ vaccine Covid-19 và xuất trình giấy xét nghiệm RT-PCR với kết quả âm tính với Covid-19 trước khi lên máy bay tới Thái Lan. Ngoài ra, khi tới nơi, họ cũng phải tiến hành xét nghiệm một lần nữa.
Du khách đến từ các quốc gia nằm trong danh sách cũng vẫn có thể đến Thái Lan nhưng phải cách ly - 7 ngày với du khách đi bằng đường hàng không và 10 ngày với người đi bằng đường biển.
Thái Lan dự kiến sẽ đưa thêm một số quốc gia có nguy cơ dịch bệnh thấp vào danh sách này vào ngày 1/12/2021 và 1/1/2022.
Khôi phục hoạt động du lịch là là biện pháp bắt buộc để nền kinh tế Thái Lan phục hồi sau đại dịch. Trước dịch, ngành du lịch và các doanh nghiệp liên quan tới ngành này chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc hội (GDP) của Thái Lan. Năm 2020, kinh tế nước này sụt giảm 6,1% do phải đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2021 và 3,9% trong năm 2022, phản ánh sự gia tăng về lượng du khách quốc tế.
Trong khi ngành du lịch suy giảm, gây ảnh hưởng nặng nề, nền kinh tế Thái Lan lại hứng chịu thêm một đóng giáng khác là các trận lũ lụt gây ngập úng nghiêm trọng và làm gián đoạt hoạt động hậu cần.
Lượng mưa lớn do áp thấp nhiệt đới gây ra từ cuối tháng 9 đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế tại 33 tỉnh của Thái Lan và ảnh hưởng nặng nề đến gần 1 triệu họ gia đình tại 16 tỉnh khi nước lũ dâng cao tới 2m. Lũ lụt đang đe dọa các khu vực trũng thấp ở miền trung Thái Lan – nơi chỉ nằm ở độ cao 1,5 m so với mực nước biển và có hàng nghìn nhà máy.
Đại học của Phòng Thương mại Thái Lan dự báo lũ lụt có thể gây thiệt hại khoảng 15 tỷ Baht (443 triệu USD), tương đương 0,1-0,2% GDP ước tính của năm 2021. Đây là con số tương đối lớn với kinh tế Thái Lan, vốn được dự báo sẽ tăng trưởng khiêm tốn 0,7-1,2% do tác động của đại dịch Covid-19, theo Văn phòng Ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan.
Trong khi đó, hôm 19/10, Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 54,5 tỷ Baht (hơn 1,6 tỷ USD) nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế bằng tiêu dùng nội địa.
Theo người phát ngôn Chính phủ Thanakorn Wangboonkongchana, gói hỗ trợ này bao gồm 42 tỷ Baht được chuyển trực tiếp cho những người đăng ký hưởng trợ cấp, mỗi người 1.500 Baht (gần 45 USD).