Thái Lan liệu có bán được cho Indonesia 1 triệu tấn gạo?
Gạo Thái Lan đang bị nhiều nước từ chối mua vì giá cao so với gạo Việt Nam
Gạo Thái Lan đang bị nhiều nước từ chối mua vì giá cao so với gạo Việt Nam. Liệu nước này có đạt thỏa thuận bán được cho Indonesia 1 triệu tấn gạo trong tuần này?
Theo tin từ báo Bangkok Post của Thái Lan ngày 18/6, nước này sẽ đàm phán với phía Indonesia trong tuần này với hy vọng bán cho Jakarta 1 triệu tấn gạo. Trong đó, phía Thái Lan sẽ đề xuất bán cho Indonesia loại gạo trắng 5% tấm với giá khoảng 22.700 baht/tấn, gần bằng với giá lúa gạo mà Chính phủ Thái cam kết mua dự trữ.
Giá FOB gạo 5% tấm của Thái Lan hiện ở mức 600 USD/tấn, so với mức 410 USD/tấn của Việt nam, 420 USD/tấn của Ấn Độ và 550 USD/tấn của Mỹ.
Giới phân tích cho rằng, Thái Lan có thể không bán được gạo cho Indonesia vì giá gạo Thái Lan đang cao. Gần đây, Philippines đã chọn mua gạo từ Việt Nam thay vì từ Thái Lan hay Campuchia.
Trong khi đó, theo tin từ Reuters, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng do khách mua chờ tới thời điểm chính vụ dự kiến sẽ diễn ra vào tháng tới.
Giá gạo loại 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn, tính đến giữa tuần trước đã giảm xuống mức 410-415 USD/tấn, từ mức 420 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá FOB gạo loại 25% tấm cũng giảm xuống còn 360-370 USD/tấn, từ mức 380-390 USD/tấn trong tuần trước đó.
“Vụ thu hoạch lúa hè thu sẽ cao điểm vào tháng 7. Vì vậy, giá gạo đang giảm do khách mua chỉ đứng ngoài thị trường”, một nhà giao dịch tại Tp.HCM cho biết.
Hiện nay, nhiều khu vực tại vựa lúa ĐBSCL đã bắt đầu vụ gặt. Theo giới kinh doanh lúa gạo, từ nay đến tháng tới, 2 triệu tấn lúa mới sẽ được chờ để xuất khẩu. “Nguồn lúa gạo từ vụ mới, cộng thêm với lượng lúa gạo từ kế hoạch dự trữ của Chính phủ đẩy nguồn cung gia tăng. Vì vậy, giá gạo sẽ còn giảm”, một nhà giao dịch khác nhận định.
Giới kinh doanh lúa gạo cho rằng, việc Chính phủ Thái Lan mới đây tuyên bố cân nhắc việc bán gạo từ dự trữ quốc gia cho tới nay hầu như chưa có ảnh hưởng nào tới tình hình thị trường. Chính phủ Thái đã mua gần hết lượng gạo có trên thị trường nước này theo chương trình tạm trữ nên giá gạo hiện vẫn duy trì ở mức khá cao.
Tính đến thứ Tư tuần trước, gạo loại 100% B của Thái Lan được chào bán với giá 600 USD/tấn, không đổi so với tuần trước đó. Chính phủ Thái Lan đã dự trữ khoảng 15 triệu tấn lúa theo chương trình tạm trữ lúa gạo nhằm hỗ trợ nông dân nghèo, mức dự trữ lúa gạo cao kỷ lục của nước này.
Giá thóc mà Chính phủ Thái Lan mua của dân là 15.000 Baht/tấn đối với thóc thường loại có độ ẩm 15% và 20.000 Baht/tấn đối với thóc Hom Mali.
Số lúa dự trữ trên tương đương khoảng 9 tấn gạo. Trong mấy năm gần đây, Thái Lan xuất khẩu mỗi năm 8-10 tấn gạo. Chính phủ Thái Lan mới đây cho biết, sẽ tính chuyện xả kho dự trữ lúa gạo để hạ chi phí lưu kho.
“Giá gạo sẽ không giảm trừ phi Chính phủ Thái bán ra thị trường một lượng gạo lớn. Gạo hiện đang giữ giá do nguồn cung thắt chặt. Tất cả gạo đều đã được Chính phủ mua tích trữ, trên thị trường chẳng còn gì cho các nhà xuất khẩu thua mua nữa”, một thương gia ở Bangkok cho biết.
Chính phủ Thái Lan gần đây đã đàm phán với một số nước về việc xuất khẩu gạo sang các nước này, bao gồm Bangladesh và Indonesia. Tuy nhiên, Bangladesh đã từ chối mua gạo thái Lan, cho biết là nước này không cần nhập gạo vì kho gạo dự trữ đáng tăng lên do năm thứ hai được mùa kỷ lục liên tiếp.
“Một phái đoàn Thái Lan đã đến đây từ 2 tuần trước để đàm phán xuất khẩu gạo vì chúng tôi có một biên bản ghi nhớ với phía Thái về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi đã nói với họ là chúng tôi không cần nhập gạo vì đã được mùa 2 năm”, một quan chức phụ trách mua gạo của Bangladesh tiết lộ với Reuters.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Thái Lan xuất khẩu 2,24 triệu tấn gạo, giảm 43,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến gày 8/6, nước này đã xuất khẩu 3 triệu tấn gạo, giảm 45% so với cùng kỳ.
Theo tin từ báo Bangkok Post của Thái Lan ngày 18/6, nước này sẽ đàm phán với phía Indonesia trong tuần này với hy vọng bán cho Jakarta 1 triệu tấn gạo. Trong đó, phía Thái Lan sẽ đề xuất bán cho Indonesia loại gạo trắng 5% tấm với giá khoảng 22.700 baht/tấn, gần bằng với giá lúa gạo mà Chính phủ Thái cam kết mua dự trữ.
Giá FOB gạo 5% tấm của Thái Lan hiện ở mức 600 USD/tấn, so với mức 410 USD/tấn của Việt nam, 420 USD/tấn của Ấn Độ và 550 USD/tấn của Mỹ.
Giới phân tích cho rằng, Thái Lan có thể không bán được gạo cho Indonesia vì giá gạo Thái Lan đang cao. Gần đây, Philippines đã chọn mua gạo từ Việt Nam thay vì từ Thái Lan hay Campuchia.
Trong khi đó, theo tin từ Reuters, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng do khách mua chờ tới thời điểm chính vụ dự kiến sẽ diễn ra vào tháng tới.
Giá gạo loại 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn, tính đến giữa tuần trước đã giảm xuống mức 410-415 USD/tấn, từ mức 420 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá FOB gạo loại 25% tấm cũng giảm xuống còn 360-370 USD/tấn, từ mức 380-390 USD/tấn trong tuần trước đó.
“Vụ thu hoạch lúa hè thu sẽ cao điểm vào tháng 7. Vì vậy, giá gạo đang giảm do khách mua chỉ đứng ngoài thị trường”, một nhà giao dịch tại Tp.HCM cho biết.
Hiện nay, nhiều khu vực tại vựa lúa ĐBSCL đã bắt đầu vụ gặt. Theo giới kinh doanh lúa gạo, từ nay đến tháng tới, 2 triệu tấn lúa mới sẽ được chờ để xuất khẩu. “Nguồn lúa gạo từ vụ mới, cộng thêm với lượng lúa gạo từ kế hoạch dự trữ của Chính phủ đẩy nguồn cung gia tăng. Vì vậy, giá gạo sẽ còn giảm”, một nhà giao dịch khác nhận định.
Giới kinh doanh lúa gạo cho rằng, việc Chính phủ Thái Lan mới đây tuyên bố cân nhắc việc bán gạo từ dự trữ quốc gia cho tới nay hầu như chưa có ảnh hưởng nào tới tình hình thị trường. Chính phủ Thái đã mua gần hết lượng gạo có trên thị trường nước này theo chương trình tạm trữ nên giá gạo hiện vẫn duy trì ở mức khá cao.
Tính đến thứ Tư tuần trước, gạo loại 100% B của Thái Lan được chào bán với giá 600 USD/tấn, không đổi so với tuần trước đó. Chính phủ Thái Lan đã dự trữ khoảng 15 triệu tấn lúa theo chương trình tạm trữ lúa gạo nhằm hỗ trợ nông dân nghèo, mức dự trữ lúa gạo cao kỷ lục của nước này.
Giá thóc mà Chính phủ Thái Lan mua của dân là 15.000 Baht/tấn đối với thóc thường loại có độ ẩm 15% và 20.000 Baht/tấn đối với thóc Hom Mali.
Số lúa dự trữ trên tương đương khoảng 9 tấn gạo. Trong mấy năm gần đây, Thái Lan xuất khẩu mỗi năm 8-10 tấn gạo. Chính phủ Thái Lan mới đây cho biết, sẽ tính chuyện xả kho dự trữ lúa gạo để hạ chi phí lưu kho.
“Giá gạo sẽ không giảm trừ phi Chính phủ Thái bán ra thị trường một lượng gạo lớn. Gạo hiện đang giữ giá do nguồn cung thắt chặt. Tất cả gạo đều đã được Chính phủ mua tích trữ, trên thị trường chẳng còn gì cho các nhà xuất khẩu thua mua nữa”, một thương gia ở Bangkok cho biết.
Chính phủ Thái Lan gần đây đã đàm phán với một số nước về việc xuất khẩu gạo sang các nước này, bao gồm Bangladesh và Indonesia. Tuy nhiên, Bangladesh đã từ chối mua gạo thái Lan, cho biết là nước này không cần nhập gạo vì kho gạo dự trữ đáng tăng lên do năm thứ hai được mùa kỷ lục liên tiếp.
“Một phái đoàn Thái Lan đã đến đây từ 2 tuần trước để đàm phán xuất khẩu gạo vì chúng tôi có một biên bản ghi nhớ với phía Thái về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi đã nói với họ là chúng tôi không cần nhập gạo vì đã được mùa 2 năm”, một quan chức phụ trách mua gạo của Bangladesh tiết lộ với Reuters.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Thái Lan xuất khẩu 2,24 triệu tấn gạo, giảm 43,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến gày 8/6, nước này đã xuất khẩu 3 triệu tấn gạo, giảm 45% so với cùng kỳ.